Tiền Tệ [Currency] Là Gì? Từ Trao đổi Hàng Hóa đến Tiền điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Tiền tệ là gì?
Tiền tệ (Currency) là một phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tồn tại dưới dạng tiền giấy hoặc đồng xu. Thường được phát hành bởi chính phủ và có chức năng là phương tiện thanh toán.
Trong thế giới hiện đại thì tiền tệ hiện là phương tiện trao đổi chính. Nó được chấp nhận theo mệnh giá.
Như mọi người cũng biết gần đấy xuất hiện một hình thức tiền tệ mới đó là tiền ảo và Bitcoin là một ví dụ chẳng hạn. Không tồn tại thực thể vật lí và chính phủ hỗ trợ. Nó được lưu trữ dưới dạng điện tử.
Lịch sử phát triển của tiền tệ
Infographic
Bạn tham khảo lịch sử tóm tắt qua Infographic sau:
Trong nền kinh tế hàng hóa, sự phát triển có thể tóm tắt qua hình thức trao đổi tiền tệ từ từng thời điểm sau : Hệ thống trao đổi tiền tệ đầu tiên, Trao đổi vỏ ốc và sự ra đời tiền xu, Sự ra đời của tiền giấy. Chi tiết bạn theo dõi các mục bên dưới nha.
Hệ thống trao đổi tiền tệ đầu tiên trong lịch sử
Diễn ra khoảng 9000 năm trước Công Nguyên. Hệ thống trao đổi trực tiếp không mang lại hiệu quả. Làm hạn chế con người khỏi sự phát triển suốt hàng nghìn năm lịch sử.
Trao đổi diễn ra rất đơn giản: Ví dụ bạn có gạo, thóc và hàng xóm của bạn có nuôi đàn bò. Rồi có thời điểm bạn muốn ăn thịt bò, còn hàng xóm của bạn muốn ăn gạo. Khi đó bạn sẽ lấy 4 hay 5 bao gạo nhà bạn để đổi lấy một con bò của hàng xóm.
Hệ thống này gặp một vấn đề liên quan đến tính chất của tiền tệ mà mình sẽ đề cập trong phần sau. Do đó cần một thứ gì đó làm trung gian, có thể quy đổi giá trị hàng hóa.
Trao đổi vỏ ốc cho đến sự ra đời đồng xu
Diễn ra khoảng 1200 năm trước Công Nguyên. Hàng hóa dần dần trở nên đa dạng hơn với nhiều mặt hàng như: vũ khí, thực phẩm,…
Từ đây hệ thống trung gian trao đổi giữa các loại hàng hóa được hình thành. Người châu Âu đã đi khắp thế giới để trao đổi hàng hóa thủ công, lông thú để đổi lấy lụa và nước hoa…
Họ sử dụng tất cả các loại đồ vật có thể dùng để trao đổi hàng hóa như: Vỏ ốc, các loại hạt,…Tuy nhiên những mặt hàng này cũng không bền. Hơn nữa không có giá trị lưu trữ hoặc không dễ dàng để vận chuyển.
Ốc dùng để làm tiền có hơn 150 loại. Mỗi vùng lại dùng một loại riêng. Ví dụ như ở Việt Nam dấu vết của đồng tiền nguyên thuỷ đầu tiên được tìm thấy cũng là vỏ ốc. Cũng giống như nhiều nơi khác ở Châu Á, ốc được dùng làm tiền ở Việt Nam cũng là loài Cypraea.
Sự ra đời của đồng xu
Tiền tệ chính thức đầu tiên được đúc bởi Vua Alyattes của Lydia, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Trong nhiều năm tiếp theo, đồng xu đã phát triển và thay đổi thành một thiết kế tròn hơn, đẹp hơn.
Tiền tệ của Lydia đã giúp nước này tăng trưởng cả thương mại nội bộ và ngoại thương. Khiến nó trở thành một trong những đế chế giàu có nhất ở Tiểu Á.
Sự phổ biến tiền xu được lan rộng. Vàng và bạc là những hình thức tiền tệ phổ biến nhất trong suốt thời gian đó. Dù tiền cũng được đúc bởi một số kim loại khác nhưng không thể nào so sánh với vàng và bạc được.
Kim loại quý hiếm như vàng và bạc đã có một tiêu chuẩn riêng so với những kim loại khác. Tiêu chuẩn đó được kéo dài cho đến ngày nay.
Tiền giấy ra đời
Đối với tiền đúc từ kim loại quý như vàng, bạc. Việc lưu thông sẽ xảy ra vấn đề. Cùng với đó việc tăng trưởng và nguồn cung bị hạn chế bởi sự sẵn có của những kim loại.
Hơn nữa, chúng chiếm không gian, khối lượng lớn, khiến việc lưu trữ và mang theo trở nên bất tiện. Đây là một vấn đề lớn và đã được giải quyết cho đến khi xuất hiện tiền giấy.
Ở Trung Quốc phát hành tiền giấy lần đầu tiên. Và nó được công nhận là tiền tệ trong thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, những hình thức sơ khai của nó, đã có từ thời cổ đại ở nhiều nơi trên thế giới.
Vào năm 1290, Marco Polo, một thương gia, nhà thám hiểm gốc Venezia là người châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc bằng Con đường tơ lụa đã mang tiền giấy quay trở lại châu Âu.
Tiền giấy đầu tiên ở Châu Âu được Ngân hàng Palmstruch, Thụy Điển phát hành năm 1666:
Năm 1694 Chính phủ Anh đã trao quyền in tiền hợp pháp cho ngân hàng tư nhân Bank of England do William Paterson làm chủ sở hữu. Và Bank of England đã trở thành ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có các quyền tương tự sau khi thành lập vào năm 1913. Các chính phủ được ủy quyền và đại diện cho việc in tiền một cách hợp pháp. Chúng được hỗ trợ một phần bởi vàng hoặc bạc và về mặt lý thuyết. Có thể chuyển đổi thành vàng hoặc bạc tại bất kỳ đâu
Đến đầu thế kỷ 20, hầu hết các quốc gia đã áp dụng tiêu chuẩn vàng này. Và ủng hộ việc phát hành tiền tệ hợp pháp của họ với số lượng vàng cố định.
Các ngân hàng trung ương phát hành tiền giấy (bank note) được đảm bảo bởi lượng vàng họ có trong kho bạc.Vì mọi người ngày càng có nhu cầu về tiền giấy. Nên các ngân hàng bắt đầu phát hành nhiều tiền giấy hơn để có thể cho vay và lưu thông cùng lúc.
Chế độ kim bản vị (Gold Standard System)
Đây là một hệ thống tiền tệ diễn ra từ năm 1871 đến năm 1971. Trong đó tiền giấy có thể tự do chuyển đổi thành một lượng vàng cố định. Trong một hệ thống tiền tệ như vậy, vàng là thứ hỗ trợ, đảm bảo giá trị của tiền.
Tiêu chuẩn vàng quốc tế xuất hiện vào năm 1871 sau khi được Đức áp dụng.Và mãi đến năm 1900,các quốc gia phát triển đã được liên kết với tiêu chuẩn vàng.
Tại Mỹ, đồng 20$ được đảm bảo bởi 20$ gold, với 100% lượng dự trữ tương đương. Tờ tiền này là giấy chứng nhận vàng hợp pháp với ngân khố.
Bạn có thể dùng tờ tiền này đến bất kỳ đâu, đưa cho nhân viên ngân khố họ sẽ đưa cho bạn lượng vàng hoặc bạc tương ứng.
Thời điểm này vàng đang ở đỉnh cao. Các chính phủ đã làm việc với nhau rất tốt để làm cho hệ thống hoạt động.Nhưng sự kiện Thế chiến thứ nhất năm 1914 đã làm cho tiêu chuẩn vàng thay đổi mãi mãi.
Hệ thống Bretton Woods
Hay còn gọi là hệ tư tưởng chính trị. Thời điểm diễn ra chiến tranh các nước lâm vào cảnh nợ nần. Khả năng tài chính bị ảnh hưởng nặng và càng xấu đi.
Các nước bắt đấu tiến đến chế độ bản vị vàng hối đoái (gold exchange standard). Trong đó các đồng tiền được đảm bảo bằng một phần của vàng, không còn 100% nữa.
Sự ra đời hệ thống
Như tại Mỹ, cho phép in tờ 50$ được trao đổi và lưu thông tương ứng với 20$ gold. Tức là đã bị giảm xuống còn 40% lượng vàng.
Nếu có 20$ gold giờ đây có thể in được tờ 50$ thay vì 20$ như trước kia.
Thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh Mỹ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Do không tham chiến cộng với việc bán vũ khí, lượng thực cho các phe. Cuộc chiến tranh đã làm cho Mỹ bước vào thời kì hoàng kim.
Cuối Thế chiến 2, Mỹ đã sở hữu 2/3 lượng vàng trên thế giới.Hệ thống tiền tệ của thế giới không còn hoạt động tốt. Mỹ đã cho Châu Âu vay bằng Đô-la. Việc này giúp Châu Âu tái xây dựng lại mọi thứ sau chiến tranh.
Vào năm 1944, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc. Các cường quốc phương Tây đã gặp nhau tại (New Hamshire, Hoa Kỳ) đi đến thỏa thuận cho hệ thống tiền tệ mới. Hệ thống Bretton Woods ra đời.
Cách hoạt động của Bretton Woods
Bretton Woods hiểu đơn giản là tất cả các loại tiền tệ trên thế giới sẽ được hỗ trợ bởi đồng Đô-la Mỹ, và Đô-la Mỹ được hỗ trợ bởi vàng tại mức 35$ cho 1 ounce vàng (ounce là đơn vị đo khối lượng). Điều này dễ hiểu do Mỹ đã sở hữu 2/3 lượng vàng trên toàn Thế giới.
Bretton Woods đã mang lại sự bảo đảm cho mọi loại tiền tệ. Giúp cho hệ thống tiền tệ có được sự ổn định do chúng được gắn giá trị với nhau qua đồng Đô-la thông qua vàng.
Dưới hệ thống đó, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng Đô-la.
Bretton Woods sụp đổ
Mỹ đã in tiền mà không có tỉ lệ dự trữ vàng nào được thiết lập. Khi chính phủ Mỹ bị thâm hụt ngân sách một cách trầm trọng vì in và chi tiêu quá nhiều tiền cho chiến tranh.
Năm 1965, đồng Đô-la rơi vào khủng hoảng. Tổng thống thứ 18 của Pháp lúc đó là Charles de Gaulle đã nhận ra vấn đề đó. Mỹ không có đủ lượng vàng để đảm bảo cho việc in Đô-la.
Lúc này Pháp có ý định rút tài sản bằng đồng Đô-la của mình để lấy vàng. Các nước khác cũng nhận ra và nhảy vào cuộc. Việc này đã làm Mỹ mất 50% lượng vàng từ năm 1959 đến 1971.
Cùng với đó lượng Đô-la trả về Mỹ lớn gấp 12 lần lượng vàng họ có. Nước Anh cũng yêu cầu đổi 750 triệu Đô-la lấy vàng vào mùa hè năm 1971.
Trước tình hình đó, tháng 8 năm 1971. Tổng thống Mỹ Nixon đã tuyên bố trên truyền hình bãi bỏ tiêu chuẩn vàng khỏi đồng Đô-la. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ giá trị cố định của đồng Dollar.
Đồng Đô-la ngay sau đó bị giảm giá trị. Các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách khôi phục lại hệ thống Bretton Woods nhưng cố gắng này đã thất bại. Hệ thống sụp đổ từ đây.
Tiền pháp định (Fiat)
Từ tháng 8 năm 1971, tất cả các loại tiền tệ khác của mọi quốc gia trên thế giới đã trở thành Fiat Money. Đó là do mỗi liên kết giá trị của tiền tệ với vàng đã bị loại bỏ.
Việc toàn bộ tiền tệ của các nước đều được dựa vào đồng Đô-la sẽ dẫn tới nguy cơ mất giá trị do lạm phát hoặc thậm chí trở nên vô giá trị trong trường hợp lạm phát.
Vậy nên, tiền pháp định được đảm bảo bởi Niềm Tin. Nếu mọi người mất niềm tin vào tiền tệ của một quốc gia, tiền đó sẽ không còn giữ được giá trị.
Thanh toán di động và tiền điện tử
Thế kỷ 21 đã tạo ra hai hình thức tiền tệ đột phá: Thanh toán di động và tiền ảo.
Thanh toán di động
Thanh toán di động là tiền được trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua một thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.
Công nghệ thanh toán di động cũng có thể được sử dụng để gửi tiền cho bạn bè hoặc thành viên gia đình. Càng ngày, các dịch vụ như Apple Pay và Samsung Pay đang cạnh tranh để các nhà bán lẻ chấp nhận nền tảng của họ để thanh toán tại điểm bán.
Tiền điện tử
Tiền điện tử (Cryptocurrency) hay còn gọi là tiền ảo. Nó là một loại tiền không có tồn tại thực thể vật lý.
Nổi bật nhất là Bitcoin, được phát hành vào năm 2009 bởi danh tính Satoshi Nakamoto.
Không giống các loại tiền chính phủ phát hành. Nó không được phát hành bởi chính phủ hay một tổ chức nào.
Tiền ảo hoàn toàn phi tập trung. Đây cũng chính là lý do nhiều người cho đây là loại tiền tệ tương lai sẽ thay thế tiền pháp định.
Tổng quan tính chất và giá trị tiền tệ
Tính chất
Chức năng của tiền tệ với thời điểm hiện tại và tương lai là vô vàn giá trị. Cùng liệt kê vài tính chất nhé:
- Lưu thông: Đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ. Người dân phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông. Nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền nữa.
- Dễ nhận biết: Muốn được chấp nhận dễ dàng thì tiền tệ phải dễ nhận biết. Những tờ giấy bạc do ngân hàng trung ương phát hành được in ấn. Nó trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng cao nào khác.
- Có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các mệnh giá khác nhau sao cho người bán nhận đúng số tiền bán hàng. Còn người mua thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì phải được nhận tiền trả.
- Lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng như mới có ích trong trao đổi.
- Dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con người trong việc cất trữ, mang theo. Tiền tệ phải dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy bạc và những đồng xu có kích thước.
- Khan hiếm: Tiền tệ phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm được nó một cách dễ dàng. Thì nó sẽ không còn ý nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được chấp nhận trong lưu thông nữa. Điều đó luôn được chứng minh suốt chiều dài lịch sử
- Đồng nhất: Tiền tệ phải có giá trị như nhau . Có như vậy tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán.
Giá trị tiền tệ
- Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân sinh ra, mà dựa trên số lượng hàg hóa dịch vụ.
- Để thúc đẩy giá trị nội tại của tiền tệ pháp định. Chính phủ thường bắt người dân giao dịch, đóng thuế bằng đồng nội tệ. Qua đó xử lý hình sự những người không tuân thủ. Giá trị nội tại của tiền pháp định chủ yếu nằm ở sức mạnh của quân đội và cơ quan hành pháp.
Các loại tiền tệ đang lưu hành
Hiện tại trên thế giới có 180 loại tiền tệ chính thức được lưu hành. Nó thuộc 193 quốc gia là thành viên của Liên Hiệp Quốc. Hai nhà nước quan sát viên của Liên Hiệp Quốc. Chín vùng lãnh thổ độc lập trên thực tế và 33 vùng lãnh thổ hải ngoại.
Trong đó có một số quốc gia sử dụng cùng lúc nhiều loại tiền tệ. Bên trong lại có một loại tiền tệ chính thức và một số loại tiền tệ được neo giá và công nhận. Có thể kể một số như: VND (Việt Nam đồng), USD (Đô-la Mỹ), EUR (Euro),…
Một vài khái niệm liên quan đến tiền tệ
- Tiền tệ quốc gia: Một loại tiền tệ quốc gia được phát hành bởi một ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ mà chúng ta sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
- Tiền giấy: Các ghi chú vật lý hoặc tiền tệ của một quốc gia được sử dụng.
- Dự trữ tiền tệ: Ví dụ ngân hàng, kho bạc, có thể thông qua kim loại như vàng, bạc,…
- Liên minh tiền tệ: Ví dụ Liên minh Châu Âu (EU). Đồng EUR(Euro) được sử dụng bởi 19 quốc gia thành viên.
- …
Tổng kết
Quá trình hình thành trông giống quá trình con người tiến hóa thật, haha. Mọi người cùng đọc để tích lũy cho mình thêm một kiến thức nhé. Cảm ơn và chúc thành công.
Từ khóa » Tiền Từ Currency
-
Gửi Và Rút Tiền
-
Nền Tảng Giao Dịch Tiền điện Tử
-
Chuyển đổi Tiền Tệ | Tỷ Giá Chuyển đổi Ngoại Hối | Wise
-
Ý Nghĩa Của Currency Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Currency | Định Nghĩa Trong Từ điển Tiếng Anh-Việt
-
Nghĩa Của Từ Currency - Từ điển Anh - Việt
-
Tiền điện Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Các Loại Tiền Kỹ Thuật Số
-
Tỷ Giá Hối đoái - Vietcombank
-
Currency Code (Mã Tiền Tệ) Là Gì? Định Nghĩa Thuật Ngữ Currency ...
-
Định Dạng Số Dưới Dạng Tiền Tệ - Microsoft Support
-
Câu Hỏi Thường Gặp Về Giao Dịch Tiền Ảo | Internal Revenue Service
-
Tiền điện Tử Khác Gì So Với Tiền ảo, Tiền Kỹ Thuật Số?
-
Currency - Wiktionary Tiếng Việt