Tiếng Kẻng Làng Tôi
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu, đối với người dân xã Đăk Nông, tiếng kẻng đã trở thành người bạn đồng hành trong đời sống hàng ngày. Ông Kring Vươn – Chủ tịch UBMTTQVN xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi cho biết: “Từ trước đến nay người dân nơi đây vẫn sử dụng kẻng để báo giờ học tập. Song, từ đầu năm 2015 được sự hướng dẫn của Ủy ban MTTQVN huyện, chúng tôi đã phát triển mô hình “tiếng kẻng học tập” lên thành “tiếng kẻng làng tôi”. Không còn gói gọn trong việc báo giờ học. Mỗi hiệu lệnh kẻng được quy định cụ thể, rõ ràng còn giúp người dân lan truyền tin tức khi có hỏa hoạn, mất an ninh trật tự, là hiệu lệnh tập trung trong các cuộc họp thôn, họp đoàn, họp hội…”
Qua tìm hiểu, được biết mỗi cuộc họp đều được quy định bởi một hiệu lệnh kẻng khác nhau. Trước khi áp dụng mô hình tiếng kẻng làng tôi, tại các thôn, làng, người dân đều được thông qua và nắm rõ hiệu lệnh, quy ước của mỗi hồi kẻng. Ví như thông báo họp chi hội cựu chiến binh sẽ đánh một hồi dài và 7 tiếng nhưng thông báo có hỏa hoạn, trộm cắp lại đánh 2 tiếng kẻng kéo dài liên tục. “Người dân nắm bắt hiệu lệnh kẻng rất nhanh. Mỗi tháng cứ đến ngày họp thôn, đúng giờ, chúng tôi lại đánh kẻng để nhắc nhở bà con tham gia đầy đủ. Từ lúc đánh kẻng đến nay, hầu như các cuộc họp thôn, người dân đều tham gia trên 90%”, anh A An – Bí thư chi bộ thôn Nông Nội cho biết.
Thông thường, tại mỗi thôn, kẻng được đặt tại nhà rông, trung tâm thôn để việc phát kẻng thuận lợi và vang khắp các nhà. Tại thôn Nông Nội, kẻng được treo cố định trên giá chắc chắn trước nhà rông. Với mỗi cuộc họp, các chi hội trưởng, chi hội phó, thôn trưởng, thôn phó phụ trách sẽ có trách nhiệm đánh kẻng để thông báo người dân. Tuy nhiên, nếu trong làng có hỏa hoạn, trộm cắp… thì không quy định người đánh, ai thấy thì sẽ báo hiệu để cả làng cùng tập trung và giải quyết. “Cách đây không lâu, khoảng 7 giờ tối, nhà ông A Tuốt bị cháy, thấy vậy, mình liền đánh kẻng báo động. Lúc đấy mọi người trong làng nghe hiệu lệnh nên chạy đến, mỗi người một tay giúp đỡ. Nhờ sự có mặt, chung tay kịp thời của cả làng mà nhà ông A Tuôi mới hạn chế được thiệt hại” – bà Y Già (59 tuổi) ở thôn Nông Nội chia sẻ.
Hay tại thôn Chả Nội 2, tiếng kẻng làng tôi cũng phát huy được hiệu quả thông báo. Anh Kring Xanh thôn trưởng thôn Chả Nội 2 phấn khởi: “Trước đây làng tôi cũng đã sử dụng kẻng nhưng chỉ là tiếng kẻng học tập hoặc thông báo hỏa hoạn… Kể từ lúc phát triển theo mô hình tiếng kẻng làng tôi, trước các cuộc họp, chúng tôi không cần phải đi từng nhà thông báo, nhờ tiếng kẻng nhắc nhở, mọi người đều nhớ và đi họp đông đủ”. Không chỉ thế, anh Xanh còn cho biết, tiếng kẻng giúp huy động, tập trung người dân rất nhanh, tiết kiệm thời gian đi từng nhà. Cứ đến chiều, lớp thanh niên không cần phải sử dụng điện thoại í ới gọi nhau tập trung đá banh, chơi thể thao, chỉ cần tiếng kẻng, chỉ sau vài ba phút, tất cả đều có mặt đông đủ.
Không riêng xã Đăk Nông, đến nay, tại 11 thôn, làng trên địa bàn xã Đăk Dục đều áp dụng và thực hiện hiệu quả mô hình tiếng kẻng làng tôi. Theo đó, mỗi thôn đều có một quy định riêng trong hiệu lệnh kẻng để thông báo đến mọi người. Anh Bloong Hâm – Chủ tịch UBMTTQVN xã Đăk Dục cho biết, không như điện thoại, khi có việc khẩn cấp, mỗi cuộc chỉ gọi được cho 1 người, sử dụng kẻng có thể thông báo cùng một lúc đến nhiều người. Nói rồi anh kể, vừa rồi khi phát hiện có 2 người lạ mặt vào xã, 2 đối tượng đã lợi dụng lúc người dân đi làm, phá khóa 1 ngôi nhà ở thôn Dục Nhầy lấy 2 triệu đồng. Sau đó 2 đối tượng tiếp tục lên thôn Chả Nhầy 2 phá khóa cửa lấy 5 triệu và 3 chỉ vàng. Tại đây, những người già trong làng nhận thấy 2 đối tượng có dấu hiệu khả nghi nên đã đánh kẻng báo động để mọi người cảnh giác. Ngay khi có tiếng kẻng, bà con biết có trộm cắp liền để ý cửa ngõ cẩn thận và cùng tập trung để vây bắt đối tượng. Tuy nhiên, vì thời điểm đó đa số mọi người đi làm, khi tập trung về thì 2 đối tượng đã chạy thoát. “Cũng may phát hiện kịp và nhờ có tiếng kẻng báo nên mọi người biết và cảnh giác tại nhà của mình, nếu không thì không biết trong ngày đó có không biết bao nhiêu nhà bị mất tài sản” – ông Bloong Hâm chia sẻ.
Không chỉ báo họp, cảnh giác tội phạm, mỗi tháng, đến ngày thu tiền điện, thôn trưởng lại gõ kẻng để nhắc nhở mọi người cùng tập trung để nộp tiền. “Nhiều lúc công việc lu bu nên mọi người cũng quên béng việc họp hành hay nộp tiền điện, có tiếng kẻng nhắc nhở, mọi người liền nhanh chóng tập trung”– anh A Nhấp ở thôn Chả Nhầy, xã Đăk Dục cho biết.
Với hiệu quả tích cực lại quen thuộc trong đời sống của người dân nên mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ. Chia sẻ với chúng tôi, ông Bloong Hâm khẳng định, dù ở các thôn, kẻng đặt tại nhà rông nhưng không có bất kể thanh niên hay ai ăn trộm, và không có trường hợp nào nghịch đùa báo động kẻng khi không có việc.
Từ khóa » Tiếng Kẻng Leng Keng
-
Tiếng Kẻng Rác Thân Quen - VnExpress
-
Từ điển Tiếng Việt "leng Keng" - Là Gì?
-
Lẻng Kẻng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nhạc Chuông Tiếng Kẻng
-
Lẻng Kẻng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
'lẻng Kẻng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ Leng Keng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Tiếng Kẻng An Ninh - YouTube
-
Từ Lẻng-kẻng Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt