Tiểu Luận Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt động Marketing Cho Sản Phẩm ...

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

LuanVan.net.vn - Luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp

Thư viện luận văn, đồ án, tiểu luận, luận án, báo cáo, bài tập lớn, đề tài, đề án, chuyên đề thực tập, tốt nghiệp, thạc sĩ, tiến sĩ, cao học

  • Trang Chủ
  • Tài Liệu
  • Upload
Tiểu luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm từ sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sữa, các sản phẩm từ sữa hiện tại là hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là đối với trẻ em tại Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa từ công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk đang có thị phần lớn nhất trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, với việc mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp trong nước nói chung, Vinamilk nói riêng phải cố gắng nỗ lực không ngừng cải tiến sản phẩm, tung ra thị trường sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu bên cạnh chiến lược marketing hoàn hảo. Sau khi trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk đã tạo cho mình một thị trường rộng lớn trên cả nước và nước ngoài với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng. Vì vậy để công ty tăng doanh số và mở rộng thị phần cho sản phẩm của công ty thì nhiệm vụ trước tiên của Công ty là đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm này. Để làm tốt điều đó cần có một định hướng marketing đủ tin cậy. Nhưng thực tế cho thấy, hiện công ty vẫn thiếu một chiến lược Marketing rõ ràng, cụ thể. Vì vậy với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing cho sản phẩm từ sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk” nhằm đưa ra một số giải pháp Marketing để công ty đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm, giải quyết vấn đề trên.

docx20 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 60073 | Lượt tải: 3download Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm từ sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ MARKETING Đề tài tiểu luận: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho sản phẩm từ sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk” Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ PHƯỚC TẤN Học viên: Bùi Thị Thảo Mã số học viên: 16000033 Khóa: 09 Lớp: 16CH01 Bình Dương, ngày 20 tháng 03 năm 2017 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sữa, các sản phẩm từ sữa hiện tại là hàng tiêu dùng thiết yếu, nhất là đối với trẻ em tại Việt Nam. Hiện nay, các sản phẩm sữa từ công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk đang có thị phần lớn nhất trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, với việc mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp trong nước nói chung, Vinamilk nói riêng phải cố gắng nỗ lực không ngừng cải tiến sản phẩm, tung ra thị trường sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu bên cạnh chiến lược marketing hoàn hảo. Sau khi trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk đã tạo cho mình một thị trường rộng lớn trên cả nước và nước ngoài với nhiều chủng loại sản phẩm đa dạng. Vì vậy để công ty tăng doanh số và mở rộng thị phần cho sản phẩm của công ty thì nhiệm vụ trước tiên của Công ty là đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm này. Để làm tốt điều đó cần có một định hướng marketing đủ tin cậy. Nhưng thực tế cho thấy, hiện công ty vẫn thiếu một chiến lược Marketing rõ ràng, cụ thể. Vì vậy với đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing cho sản phẩm từ sữa của công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk” nhằm đưa ra một số giải pháp Marketing để công ty đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm, giải quyết vấn đề trên. 2. Mục tiêu đề tài Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing sản phẩm từ sữa của công ty. Từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing, tăng doanh số bán hàng, nâng cao thị phần. - Hệ thống hoá kiến thức về quản trị kinh doanh liên quan đến lĩnh vực phân phối, chất lượng sản phẩm và lựa chọn ra cách tiếp cận phù hợp nhất. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động marketing hiện tại. - Đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing nhằm giúp cho khách hàng được thuận lợi trong việc mua sắm và tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty. 3. Tổng quan đề tài nghiên cứu - Philip Kotler, 2009, Quản trị marketing, NXB Lao động xã hội. - TS Phạm Thu Huyền & PGS TS Trương Đình Chiến, 2011, Quản trị marketing, NXB Giáo dục Việt Nam. - Quản trị Marketing do PGS.TS.NGƯT Võ Phước Tấn biên soạn 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tiểu luận tập trung đi sâu nghiên cứu công tác marketing. - Phạm vi không gian: Thị trường sản phẩm sữa vinamilk trong nước. - Phạm vi thời gian: đến năm 2016 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, sẽ đi sâu nghiên cứu và vận dụng, tổng hợp từ các sách đã được công bố, liên quan đến phân phối sản phẩm như: Quản trị marketing, kênh phân phối sản phẩm, các sách báo, tạp chí, internet và các công trình khoa học khác. 5.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Tham khảo ý kiến của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ phát triển thị trường, nhân viên bán hàng của Công ty. 5.3. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến năm 2016 được lấy từ các báo cáo. - Số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing trong doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động marketing tại Vinamilk Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại Vinamilk. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, vai trò của marketing 1.1.1. Khái niệm marketing Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Theo Chartered Institute of Marketing: “Marketing là 1 tiến trình quản trị để nhận diện, đoán trước và thỏa mãn những nhu cầu có ích của khách hàng”. Định nghĩa của CIM đưa ra không chỉ ở nhận diện được nhu cầu của khách hàng mà còn phải thỏa mãn được chúng (ngắn hạn) và đoán trước được những nhu cầu này trong tương lai. (dài hạn) Theo Adcock “Đúng sản phẩm, ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng giá”. Đây là định nghĩa gọn gàng và thực tế được sử dụng theo 4P của McCarthy Tóm lại, sự khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ ở quan điểm, góc độ nhìn nhận về marketing nhưng tất cả đều đúng. Tất cả những định nghĩa trên đều cố thể hiện bản chất của Marketing: Marketing đề cập đến đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng Marketing là một chức năng kinh doanh, nó không phải là một cái gì đó hoạt động riêng lẻ tách ra khỏi những hoạt động khác của doanh nghiệp Marketing đề cập đến việc thấu hiểu khách hàng và tìm cách cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ 1.1.2. Vai trò của marketing Ta có thể thấy việc tiêu thụ và kích thích tiêu thụ là một trong những bộ phận của hoạt động Marketing. Do vậy việc thực hiện tốt các khâu khác của hoạt động Marketing sẽ hỗ trợ phối hợp và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu thụ. Một trong những mục tiêu của của hoạt động Marketing là tiêu thụ được nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ duy trì được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp càng ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng do vậy sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp tiêu thụ ngày càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn. Theo ông Peter Drucker một trong những nhà lý luận chủ chốt về các vấn đề quản lý đã nhận xét rằng: “Mục đích của Marketing không cần thiết là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hóa và dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu và tự nó tiêu thụ được”. Điều này không có nghĩa việc kích thích tiêu thụ không còn ý nghĩa nữa mà nói đúng hơn nó trở thành bộ phận của Marketing Mix. Và nhận xét trên đã cho thấy vai trò to lớn của hoạt động Marketing, cho thấy vị trí của nó và ảnh hưởng quyết định đến quá trình tiêu thụ. 1.2 Đặc điểm marketing doanh nghiệp - Là quá trình gồm các giai đoạn kế tiếp nhau được tiến hành liên tục - Là hoạt động quản trị theo mục tiêu - Là quản trị khách hàng và nhu cầu thị trường.  - Bao trùm tất cả các quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác và môi trường bên ngoài.  - Bao gồm một tập hợp các hoạt động chức năng kết nối các chức năng quản trị khác của doanh nghiệp  - Đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và có bộ máy tổ chức quản trị marketing hợp lý. 1.3 Phân loại chiến lược marketing doanh nghiệp Theo Philip Kotler “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với Marketing-mix, và chi phí cho Marketing” Chiến lược marketing được xem là một chiến lược chức năng, nó được phát triển ở cấp đơn vị kinh doanh. Chiến lược marketing là sự lý luận (logic) marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu của mình. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing 1.3.1. Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. Chiến lược cấp doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức. Bao gồm chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ, chiến lược hội nhập dọc hay chiến lược đa dạng hóa. 1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường (đoạn thị trường) cụ thể. Vấn đề cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cẩn giải quyết khi lựa chọn chiến lược cấp đơn vị kinh doanh đó là; họ sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ nào; cách thức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ấy; và làm cách nào đưa các sản phẩm và dịch vụ đó đến với khách hàng. Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Bao gồm: Chiến lược dẫn đạo chi phí, chiến lược tạo ra sự khác biệt và chiến lược tập trung 1.3.3. Chiến lược chức năng. Chiến lược chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức (R&D, Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, ...) được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và từng SBU trong doanh nghiệp Chiến lược chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn được các lĩnh vực chức năng sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. 1.4 Đặc trưng của ngành nghề liên quan Là công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh các mặt hàng liên quan tới sữa phục vụ người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. 1.5 Kinh nghiệm Đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1976 đến nay, Vinamilk đã trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển với những thăng trầm tại mỗi thời điểm khi mà nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế nhà nước sang mở cửa hội nhập kinh tế với nước ngoài. Vinamilk ngày càng vững mạnh và bành trướng thị phần trong nước và từng bước đưa sản phẩm ra nước ngoài nhằm mục tiêu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới trong năm 2017 bằng chính chất lượng sản phẩm và có chiến lược marketing hợp lý. Doanh nghiệp Việt muốn tồn tại và phát triển cần có một hệ thống sản phẩm đa dạng, chất lượng và đặc biệt phải có chiến lược marketing hợp lý. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI VINAMILK 2.1 Giới thiệu về tổng quan doanh nghiệp 2.1.1 Sự hình thành Vinamilk là tên viết tắt của công ty sữa Việt Nam, được thành lập trên quyết định số155/2003QĐ-BCN ngày 10 năm 2003 của Bộ Công nghiệp về chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công Ty sữa Việt Nam thành Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam. Giấy phép đăng ký kinh doanh: Lần đầu số 4103001932 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 20/11/2003. Đã thay đổi nhiều lần. Lần gần đây nhất là: 0300588569 cấp ngày 18/01/2017. Tên giao dịch theo tiếng anh là: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY Mã chứng khoán (Hose): VNM Trụ sở giao dịch: Số 10, đường Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh Website: www.vinamilk.com.vn Đến năm 2016 Vinamilk có 15 nhà máy dọc theo đất nước. Vốn điều lệ của công ty hiện nay là: 14.514.534.290.000 đồng. Lịch sử phát triển Năm 1976: tiền thân là công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm, với 6 đơn vị là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy bột Bích Chi và Lubico. Năm 1978: Công ty được chuyển cho Bộ Công nghệp thực phẩm quản lý và đổi tên thành Xí Nghiệp Liên Hợp Sữa Café và Bánh kẹo I Năm 1992: Chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1996: liên hiệp với công ty cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn lập xí nghiệp liên doanh sữa Bình Định. Năm 2003: Chính thức chuyển đổi thành công ty Cổ phần vào tháng 11/2003 và đổi tên thành công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Năm 2004: Mua công ty Cổ phần sữa Sài Gòn, tăng vốn điều lệ của công ty lên 1.590 tỷ đồng Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong công ty liên doanh sữa Bình Định. Khánh thành nhà máy sữa Nghệ An vào ngày 30/06/2005 ( đặt tại khu công nghiệp Cửa Lò- Nghệ An). Liên doanh với công ty SABmiller Asia B.V để thành lập công ty TNHH lên doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8/2005. Sản phẩm đầu tiên của công ty liên doanh mang thương hiệu Zorok tung ra thị trường vào giữa năm 2007. Năm 2006: niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/01/2006. Vào tháng 11/2006 mở chương trình trang trại bò sữa. Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của công ty Sữa Lam Sơn vào tháng 9/2007 trụ sở đặt tại Khu công nghiệp Lễ Môn- Thanh Hóa. Năm 2009: Tháng 9, khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An. Đây là trang trại bò sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa Năm 2012: Tháng 6/2012, Nhà máy Sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính thức sản xuất thương mại Năm 2013: Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này. Ngày 6/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công ty mua cổ phần chi phối (70%) tại Driftwood Dairy Holdings Corporation, tại bang California, Mỹ Năm 2015: Ngày 6/7/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài số 201500001, chấp nhận cho Vinamilk tăng vốn đầu tư tại Miraka Limited từ 19,3% lên 22,81%. Năm 2016: Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam với sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ.  Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, đưa sở hữu của Vinamilk tại Driftwood lên 100%. Chính thức giới thiệu sang Mỹ hai sản phẩm sữa đặc và creamer đặc của Vinamilk mang thương hiệu Driftwood. Cho đến nay công ty đạt được rất nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý. Đó là: Huân chương lao động Hạng II (1991); Huân chương lao động Hạng I (1996); Anh Hùng Lao động (2000); Huân chương Độc lập Hạng III (2005), hạng II (2010). “siêu cúp” Hàng Việt Nam chất lượng cao và uy tín năm 2006 do Hiệp hội sở hữu trí tuệ & Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Top 10 “Hàng Việt Nam chất lượng cao “ (từ 1995 đến nay) Đứng thứ 1 trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2013 do tạp chí Forbes Việt Nam Doanh nghiệp xanh, sản phẩm xanh được yêu thích nhất năm 2013 do người tiêu dùng bình chọn Top 100 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất cho Nhà nước năm 2013. “Cúp vàng - Thương hiệu chứng khoán uy tín và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” ( năm 2008 do UBCKNN- ngân hàng nhà nước hội kinh doanh Chứng Khoán. Công ty Chứng Khoán và Thương mại Công nghiệp Việt Nam và Công ty Văn Hóa Thăng Long) Lĩnh vực hoạt động chính Chế biến, sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác với các ngành hàng: sữa nước, sữa chua, sữa bột, bột ăn dặm, ca cao lúa mạch, sữa đặc, kem ăn, phô mai, sữa đậu nành và nước giải khát. Chăn nuôi: cung cấp giống vật nuôi và kỹ thuật nuôi; các hoạt động trồng trọt; 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ - Không chỉ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tài chính, Vinamilk luôn kiên trì mục tiêu phát triển bền vững, có trách nhiệm với xã hội, đảm bảo sự cân bằng lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cung cấp đến người tiêu dùng các sản phẩm dinh dưỡng cao và an toàn tuyệt đối với giá cả tốt nhất; chú trọng phát triển một cách thân thiện với môi trường, đảm bảo tính xanh sạch phủ khắp các hoạt động từ nhà máy đến trang trại. Sự phát triển của Vinamilk luôn đồng hành với sự phát triển của cộng đồng tại địa phương có cơ sở sản xuất kinh doanh của mình 2.1.3 Kết quả kinh doanh Theo báo cáo của công ty ta có kết quả kinh doanh năm 2016 như sau: Chæ tieâu Giaù trò Taêng tröôûng 31/12/2016 31/12/2015 Soá tieàn % Doanh thu baùn haøng & cung caáp dòch vu 43,932,164,892,426 38,009,930,558,904 5,922,234,333,522 15.58% Caùc khoaûn giaûm tröø(03=04+05+06+07) 123,038,511,216 96,431,044,141 26,607,467,075 27.59% 1. Doanh thu thuaàn veà baùn haøng & cung caáp DV 43,809,126,381,210 37,913,499,514,763 5,895,626,866,447 15.55% 2.Giaù voán haøng baùn 22,522,706,121,326 22,470,518,366,089 52,187,755,237 0.23% 3.Lôïi nhuaän goäp veà cung caáp DV&BH 21,286,420,259,884 15,442,981,148,674 5,843,439,111,210 37.84% 4. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 775,693,544,401 639,783,992,634 135,909,551,767 21.24% 5. Chi phí taøi chính (1,239,350,917) 114,125,221,658 (115,364,572,575) -101.09% Trong ñoù : laõi vay phaûi traû 29,633,689,355 13,936,351,072 15,697,338,283 112.64% 6. Chi phí baùn haøng 10,320,592,720,769 5,883,383,256,260 4,437,209,464,509 75.42% 7. Chi phí quaûn lyù DN 788,972,501,837 962,654,397,973 (173,681,896,136) -18.04% 8. Lôïi nhuaäân töø HÑ KD 10,953,787,932,596 9,122,602,265,417 1,831,185,667,179 20.07% 9. Thu nhaäp khaùc 263,295,376,038 243,666,523,615 19,628,852,423 8.06% 10. Chi phí khaùc 150,146,674,029 120,734,150,499 29,412,523,530 24.36% 11. Lôïi nhuaän khaùc 113,148,702,009 122,932,373,116 (9,783,671,107) -7.96% 12. Toång lôïi nhuaän tröôùc thueá 11,066,936,634,605 9,245,534,638,533 1,821,401,996,072 19.70% 13. Thueá thu nhaäp DN phaûi noäïp 1,831,036,765,405 1,442,545,945,664 388,490,819,741 26.93% 14. (Lợi ích)/ chi phí thuế TNDN hoaõn laïi (9,470,625,438) 125,612,981,095 (135,083,606,533) -107.54% 15. Lôïi nhuaän sau thueá 9,245,370,494,638 7,677,375,711,774 1,567,994,782,864 20.42% Qua bảng phân tích hoạt động kinh doanh năm 2016 của Vinamilk cho thấy: Doanh thu năm 2016 tăng 15,58%, tăng 5.922 tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế tăng 1.567 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 20,42% so với đầu năm. 2.2 Phân tích môi trường Marketing 2.2.1. Vĩ mô. - Môi trường kinh tế Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.   Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao. Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người. - Môi trường chính trị và pháp luật Môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách nhà nước, các cơ quan pháp luật, các cơ chế điều hành của Nhà nước. Môi trường chính trị ổn định, không có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, Việt Nam được xem như một quốc gia ổn định chính trị và an toàn nhất thế giới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với ngành sữa, chính phủ có kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ thuộc vào sữa bột nhập khẩu. - Môi trường công nghệ Việt Nam có 2 công ty thu mua và chế biến sữa chủ yếu là Vinamilk (khoảng 60%) và Dutchlady (khoảng 25%) lượng sữa sản xuất trong nước. Có rất ít nhà máy chế biến nhỏ công nghệ thấp và thị phần cũng không đáng kể. Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến chi phí xây dựng nhà máy. Trong quá trình chế biến sữa, nguyên liệu đầu vào và đầu ra ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, tại Việt Nam đã xuất hiện một số trang trại bò sữa quy mô lớn, chuồng trại hiện đại, công nghệ tiên tiến, những mô hình này sẽ là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa Luận văn liên quan
  • Tiểu luận Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân Hương Việt giai đoạn 2010-2015

    29 trang | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 5

  • Chuyên đề Những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất

    75 trang | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2

  • Khóa luận Hoàn thiện và phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm xi măng HOLCIM tại công ty TNHH thương mại dịch vụ vận tải Hoàng Tuấn

    93 trang | Lượt xem: 4960 | Lượt tải: 3

  • Đề tài Quản trị chiến lược của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB

    35 trang | Lượt xem: 2742 | Lượt tải: 3

  • Hoàn thiện quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng Garden bra sserie (Khách sạn Parkroyal saigon)

    93 trang | Lượt xem: 3905 | Lượt tải: 3

  • Khóa luận Nhập khẩu và phân phối dầu nhờn trên thị trường Việt Nam của công ty cổ phần hóa dầu Petrolimex

    92 trang | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 1

  • Tiểu luận Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng HACCP cho công ty Bibica - Sản phẩm Deli Cake

    43 trang | Lượt xem: 5502 | Lượt tải: 5

  • Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong hoạt động nhập khẩu tại công ty vật tư kỹ thuật ngân hàng

    74 trang | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1

  • Đề án Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty TNHH Minh Trí

    38 trang | Lượt xem: 3401 | Lượt tải: 1

  • Đề tài Chiến lược giai đoạn 2013-2020 của tổng công ty dầu Việt Nam (pv oil)

    18 trang | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2

Copyright © 2024 LuanVan.net.vn Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT. Thư viện tài liệu và ebook cho sinh viên. Thư viện tài liệu Các bài Soạn văn hay nhất. Chia sẻ: LuanVan on Facebook Follow @DoAnLuanVan

Từ khóa » Một Số Giải Pháp đề Xuất Cho Vinamilk