Tim Hieu Khong Gian Va Thoi Gian

CHƯƠNG I

KHÔNG GIAN

I. ĐỊNH NGHĨA KHÔNG GIAN

II.KHÔNG GIAN CÓ MẤY CHIỀU ? A.CÁC LỰC NỐI KẾT CƠ BẢN TRONG VŨ TRỤ B.CHIỀU KHÔNG GIAN

III. CHIỀU ĐO THỨ TƯ

I. ĐỊNH NGHĨA

Không gian là gì, nó hình thành ra sao? Không gian là lĩnh vực vũ trụ bao gồm cả sự hiện hữu, cái hữu (khoảng đầy) lẫn không hiện hữu, phi hữu (khoảng không). Không gian tương đương với tâm thức vũ trụ, vì thế nên nó là điều kiện tuyệt đốí của sự sống. "Không gian chính nó là vô định. Nó không hình thể, vô sắc tướng, bất biến và tuyệt đối. Giống như cái trí con người (humand mind), vốn là nguồn sinh ra tư tưởng bất tận. Đại trí (Universal Mind) tức Không Gian với quan niệm hình thành của nó, được phóng chiếu vào khách thể lúc thời gian được ấn định, nhưng không gian chính nó không bị ảnh hưởng theo cách đó. (Koot Hoomi)

Đây là gốc rễ của những gì được gọi là Đạo Lý, Lẽ Đạo, Giáo lý về ngôi Lời (Logos Doctrine). Theo đó, Không gian là lĩnh vực hợp nhất toàn thể lẫn tận cùng.

Lama Anagarika Govinda vạch ra rằng không gian trong truyền thống Ấn Độ được gọi là akasha, mà qua đó mọi vật đi đến chỗ hiện thể, nghĩa là qua đó chúng mở rộng hay có sắc tướng. Akasha bao gồm tất cả các khả năng chuyển động, không chỉ vật chất mà còn cả tinh thần, và cũng bao gồm chiều kích vô định, nó được gọi là "không gian tâm thức"

(Nền Tảng của Thần Bí Tây Tạng, trang 137).

II.KHÔNG GIAN CÓ MẤY CHIỀU ?

A.CÁC LỰC NỐI KẾT CƠ BẢN TRONG VŨ TRỤ

Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong thế giới xung quanh chúng ta đều được thực hiện thông qua các lực. Có bốn lực cơ bản đã tạo ra những biến đổi và chuyển động trong tự nhiên.

- Lực hấp dẫn của trái đất làm cho những chiếc lá úa tàn rơi xuống đất sau khi đã lượn lờ theo gió.

- Lực điện từ tạo ra ánh sáng trong các ngôi nhà và các tia chớp trên bầu trời .

- Lực hạt nhân gọi là "yếu" gây ra sự phân rã của các nguyên tử và sự phóng xạ, nó cho phép các nhà máy điện hạt nhân hoạt động bình thường, cung cấp điện năng đến từng nhà cho chúng ta.

- Lực hạt nhân gọi là "mạnh" cho phép sự tồn tại của hạt nhân các nguyên tử tạo nên nhà cửa, hoa lá, cây cối và đất đai.

1. Lực hấp dẫn (Force de gravité) - Chất keo dính của vũ trụ

Lực hấp dẫn ngự trị trong thế giới vĩ mô. Lực hấp dẫn chinh là chất "keo dính" của vũ trụ. Nó hút các vật này về phía các vật khác. Nó giữ cho chúng ta ở trên mặt đất, giữ cho mặt Trăng quay quanh trái Đất và các hành tinh quay xung quanh mặt Trời, giữ cho các ngôi sao ở trong thiên hà và các thiên hà trong các đám thiên hà. Nếu loại bỏ lực hấp dẫn đi, chúng ta sẽ trở nên trôi nổi trong không gian. Mặt Trăng và các hành tinh, các ngôi sao sẽ tan tác trong khoảng bao la của vũ trụ.Tóm lại, Lực hấp dẫn tác động đến trọng lực, thủy triều, hàn gắn các hành tinh, sao, thiên hà lại với nhau 2. Lực Điện từ (Force électromagnétique)- Chất keo dính của các nguyên tử

Lực điện từ mạnh hơn lực hấp dẫn. Sức mạnh của lực điện từ làm cho một thanh nam châm dễ dàng hút được một chiếc đinh bất chấp lực hấp dẫn của toàn bộ khối lượng Trái Đất tác dụng lên nó... Đối với những hạt mang điện, lực điện từ áp đặt cho chúng những quy tắc ứng xử rất nghiêm ngặt: các điện tích trái dấu hút nhau và điện tích cùng dấu đẩy nhau. Một proton và một electron sẽ hút nhau, nhưng hai proton sẽ đẩy nhau. Trái với lực hấp dẫn chỉ có hút, lực điện từ có thể hút hoặc đẩy tuỳ thuộc vào điện tích.

Miền tác dụng của lực điện từ không chỉ ngừng lại trong thế giới nguyên tử. Nó can thiệp vào cả việc tạo ra những cấu trúc phức tạp hơn. Nó gắn các nguyên tử lại bằng cách buộc chúng phải chia sẻ các electron của mình để tạo nên các phân tử. Ví dụ, để tạo nên phân tử nước, lực điện từ gắn hai nguyên tử hydro với một nguyên tử oxy. Rồi nó lại đẩy cho các phân tử kết hợp với nhau thành những chuỗi dài mà biểu hiệu cao nhất của chúng là các chuỗi xoắn kép ADN, cho phép có sự sống và di truyền. Do vậy, lực điện từ -chất keo gắn các nguyên tử- chính là nhân tố chủ yếu tạo ra sự cố kết, sự cứng rắn và vẻ đẹp của những vật xung quanh chúng ta. Sức mạnh của lực điện từ nói chung chỉ giới hạn trong thế giới nguyên tử. nó để mặc cho lực hấp dẫn cai quản cả vũ trụ bao la.

Tóm lại, lực điện từ tác động đến điện, từ tính, ánh sáng, cácphản ứng hóa học và sinh học,hàn gắn các nguyên tử và phân tử lại với nhau,lan rộng ảnh hưởng đến cấu trúc các đại phân tử.

3.Lực yếu (lực Fermi: interaction faible ) -Lực gây phân rã

Vật chất nói chung không phải là vĩnh cửu. Trong số hàng trăm hạt "sơ cấp" tạo nên vật chất có rất ít hạt bất tử. Xếp vào hàng những hạt bất tử hiếm hoi đó là electron, photon và một hạt trung hòa có khối lượng bằng không hoặc cực kỳ nhỏ bé có tên là neutrino. Còn lại tất cả các hạt khác đều sống trọn cuộc đời mình rối chết. Ngay cả proton cũng chỉ mon men tới cõi bất tử (tuy nhiên cuộc đời của nó rất dài, ít nhất cũng tới hàng ngàn tỉ tỉ tỉ năm (1032năm). Cái chết của một hạt sơ cấp được thể hiện ở sự phân rã của nó thành các hạt khác.

Lực điều khiển phân rã và biến hóa này là lực có biệt danh là "yếu". Mặc dù vẫn lớn hơn lực hấp dẫn, nhưng lực này yếu hơn lực điện từ tới 1000 lần. Miền tác dụng của nó cũng rất nhỏ. Nó chỉ có sức mạnh trong thế giới nguyên tử. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, lực này ẩn kín tới mức người ta phát hiện ra nó một cách tình cờ. Vào một đêm năm 1896, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel tình cớ đặt một tấm kính ảnh vào ngăn kéo cạnh các tinh thể sulfat uranium. Hôm sau khi ông quay lại thì một lớp màn bí mật đã phủ lên tấm kính ảnh. Nghiên cứu kỹ, ông phát hiện ra rằng các nguyên tử uranium đã phân rã thành các hạt khác làm đen kính ảnh. Ông gọi quá trình phân rã này là "phóng xạ". Lực này giữ cho mặt trời được sáng.

4.Lực mạnh (Force nucléaire forte, interaction forte)-Chất keo dính của các hạt:

Các hạt nhân nguyên tử là tập hợp của các hạt proton và neutron. Tất cả các proton đều mang cùng một điện tích dương. Lực điện tử ra lệnh cho chúng phải đẩy nhau, thế mà chúng vẫn ương bướng tụ tập trong các hạt nhân nguyên tử. Cần phải có một lực mạnh hơn lực điện từ rất nhièu và chống lại lực này để giữ cho các proton hợp lại và là chất keo dính của chúng. Đây là lực "mạnh", mạnh nhất trong bốn lực. Nó mạnh hơn lực điện từ tới 100 lần. Lực này có tính chọn lọc, nó chỉ tác dụng lên các hạt nặng như proton và neutron.Cả proton lẫn neutron đều không phải là các hạt sơ cấp không thể chia được nữa như người ta vẫn tưởng. Thực tế chúng được tạo bởi các hạt sơ cấp hơn có tên là "quark". Ba là số quark cần thiết để tạo nên một proton hoặc một neutron. Chất keo kết dính ba hạt này chính là lực mạnh. Nếu như lực mạnh này biến đi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới của các quark tự do, không còn proton cũng chẳng có neutron, không có nguyên tử cũng chẳng có phân tử, không có Trái Đất cũng chẳng có Mặt Trời, không có các ngôi sao cũng chẳng có các thiên hà.

Sau khi chúng ta đã làm quen với bốn lực, chúng ta còn phải làm quen rộng hơn nữa với các định luật chi phối thế giới vi mô. Sự làm quen này rất quan trọng để hiểu được sự tiến hóa của vũ trụ, bởi lẽ cái vô cùng nhỏ sẽ đẻ cái vô cùng lớn và vũ trụ sẽ nảy sinh từ cái "gần như không có gì".

How the Universe Works: Nothing Becomes Everything!

( Theo GS Trịnh Xuân Thuận)

B. CHIỀU KHÔNG GIAN

Chiều không gian là vùng không gian tạo ra vật, chất mà ta có thể va chạm và quan sát chạm được vật, chất đó trực tiếp hoặc gián tiếp.

1. Không gian 3 chiều.

o Chiều dài.

o Chiều Rộng.

o Chiều cao.

2. Chiều & Không gian

o Không - thời gian.

o chiều không gian ánh sáng

o chiều không gian màu sắc.

o chiều không gian của năng lượng.

o chiều không gian âm thanh.

o chiều không gian từ trường

o chiều không gian không thấy được của vũ trụ.

Tất cả các dạng chiều không gian được phân ra làm 2 nhóm chính:

- Không gian định hướng (không gian có hướng).

- Không gian không định hướng (không gian vô hướng).

Ta có thể đi vào vùng không gian vô hướng, thấy được chúng nhưng chúng ta hoàn toàn bị mất phương hướng trong chúng. Đó gọi là không gian vô hướng: hay còn gọi là vật chất tối. Các thuyết lý thuyết vật lý hiện đại, như thuyết String, cho rằng. Ở các khoảng không gian cực hẹp (cấp độ nanomét), không gian sẽ bị "cuộn" lại trong các chiều khác (có thể là chiều thứ 4, thứ 5 hoặc nhiều hơn). Điều này sẽ làm thay đổi lực hấp dẫn giữa các vật thể trong không gian đó. Vì thế, nếu người ta xây dựng được một thí nghiệm để chỉ ra sự thay đổi này của lực hấp dẫn, thì người ta có thể kết luận rằng, có chiều không gian thứ 4.

Tại Đại học Duke và Rutgers, các nhà khoa học cùng hợp sức phát triển một mô hình toán học, mà họ cho rằng sẽ giúp các nhà thiên văn học thử nghiệm định luật hấp dẫn trong không gian 5 chiều đo, để đối chiếu với Thuyết tương đối tổng quát của của Einstein. Lý thuyết này cho rằng, vũ trụ hiện tại là một màng (braneworld) nằm trong một vũ trụ lớn hơn, giống như một sợi tảo mỏng nổi trên đại dương.

Vũ trụ màng có 5 chiều: 4 chiều không gian, 1 chiều thời gian; so với 3 chiều không gian, 1 chiều thời gian của Thuyết tương đối tổng quát. Họ còn nói, “nó sẽ làm đảo lộn các lý thuyết hiện tại. Nó sẽ xác nhận rằng còn có một chiều thứ 4 của không gian, và nó sẽ tạo ra một sự thay đổi về triết học trong hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên”.

Không gian thực chất có bao nhiêu chiều? Chúng ta không thể biết được điều đó vì chúng ta là những sinh vật 3 chiều. Tạo hoá không cho phép chúng ta cảm nhận được những gì không thuộc thế giới của chúng ta. Nói theo thuyết Duy linh , cõi âm, tức là chiều không gian thứ 4 mà khoa học đang tìm kiếm. Cõi này Theosophy gọi là Trung giới, trong Cao Đài giáo gọi là cõi Âm quang. Người chết chuyển hẳn sang cõi đó, và người sống thì đôi khi phiêu du ở cõi ấy trong giấc ngủ - mà ta thường gọi là giấc mơ.

IV. CHIỀU ĐO THỨ TƯ THEO HUYỀN BÍ HỌC

Có nhiều đặc trưng của cõi Trung giới phù hợp chính xác đáng kể với thế giới của chiều đo thứ tư mà hình học và toán học quan niệm ra. Thật vậy, sự phù hợp này mật thiết đến nỗi ta biết có những trường hợp chỉ nghiên cứu thuần túy về trí năng với môn hình học của chiều đo thứ tư cũng giúp cho học viên khai mở được thần nhãn trung giới. Đối với những người chưa nghiên cứu đề tài này thì chúng tôi có thể trình bày ở đây phác họa sơ sài nhất về một số đặc điểm chính yếu làm cơ sở cho chiều đo thứ tư.

- Một điểm, vốn “có vị trí nhưng không có độ lớn”, ắt không có chiều đo;

- một đường do sự di chuyển của điểm, có một chiều đo là chiều dài;

- một bề mặt do sự di chuyển của một đường vuông góc với chính đường ấy, có hai chiều đo là chiều dài và chiều rộng;

- một khối do sự di chuyển của một bề mặt vuông góc với chính bề mặt ấy, có ba chiều đo là chiều dài, chiều rộng và chiều dày.

Một khối bốn chiều là một vật thể theo giả thuyết được tạo ra do một khối ba chiều chuyển động theo một phương mới vuông góc với khối ba chiều ấy, nó có bốn chiều đo là chiều dài, chiều rộng, chiều dày và một chiều khác vuông góc với cả ba chiều đo nêu trên nhưng không thể biểu diễn được trong thế giới ba chiều đo của chúng ta…

Có một sự song hành mật thiết và gợi ý giữa những hiện tượng lạ có thể được tạo ra nhờ vào một vật thể ba chiều đo trong một thế giới theo giả thuyết chỉ có hai chiều đo mà cư dân của nó cũng chỉ có ý thức về hai chiều đo; những hiện tượng ấy song hành với nhiều hiện tượng lạ cõi Trung giới xuất hiện với chúng ta còn đang sống trong cõi vật lý có ba chiều đo. Vậy là:

1- Những vật được nhấc lên qua chiều đo thứ ba có thể được tùy ý làm cho hiện ra hoặc biến mất đối với thế giới có hai chiều đo.

2- Một vật bị bao quanh hoàn toàn bởi một đường có thể được nhấc lên thoát ra khỏi không gian khép kín nhờ vào chiều đo thứ ba.

3- Bằng cách uốn cong một thế giới có hai chiều đo được biểu diễn bằng một tờ giấy, ta có thể kéo gần lại hai điểm ở cách xa hoặc thậm chí làm cho hai điểm ấy trùng nhau, vậy là xóa bỏ quan niệm về khoảng cách trong thế giới hai chiều đo.

4- Một vật định hướng theo bàn tay phải có thể được lăn qua theo chiều đo thứ ba lật trở lại rồi tái xuất hiện thành một vật định hướng theo bàn tay trái.

5- Khi từ chiều đo thứ ba nhìn xuống một vật có hai chiều đo thì ta có thể nhìn thấy mọi điểm có hai chiều đo ngay cùng một lúc và không bị méo mó do phối cảnh.

Đối với một sinh vật bị hạn chế vào quan niệm của thế giới hai chiều đo thì những điều nêu trên dường như là “phép lạ” và hoàn toàn không hiểu được:

- các thực thể và các đồ vật hiện ra rồi biến mất;

- các đồ vật ở khoảng cách xa được “mang lại tận nơi”;

- các đồ vật được di chuyển ra khỏi hộp đóng kín;

- không gian có vẻ thực tế là bị xóa bỏ;

- một vật có thể bị đảo ngược định hướng trái phải nghĩa là bàn tay phải biến thành bàn tay trái;

- mọi bộ phận của một vật thể chẳng hạn như một hình khối vuông được nhìn thấy cùng một lúc không bị méo mó do phối cảnh; cũng giống như vậy, toàn thể nội dung của một quyển sách khép kín có thể nhìn thấy cùng một lúc.

Việc giải thích sự trào dâng của thần lực nghĩa là trong các Luân xa xét theo biểu kiến chẳng biết ở đâu ra, dĩ nhiên là bắt nguồn từ chiều đo thứ tư.

Một chất lỏng được đổ lên một bề mặt có khuynh hướng lan tỏa ra theo hai chiều đo và trở nên rất mỏng theo chiều đo thứ ba. Tương tự như vậy, một chất hơi có khuynh hướng bành trướng ra trong ba chiều đo và có thể là khi làm như vậy nó trở nên nhỏ hơn trong chiều đo thứ tư; điều này nghĩa là ta có thể dùng mật độ của một chất hơi để đo lường bề dày tương đối của nó trong chiều đo thứ tư.Rõ ràng là không cần phải dừng lại nơi bốn chiều đo vì ta đều biết rằng không gian có thể có vô số chiều đo. Dù sao đi nữa, dường như chắc chắn rằng cõi Trung giới có bốn chiều đo, cõi Trí tuệ có năm chiều đo và cõi Bồ đề có sáu chiều đo. Rõ ràng là nếu có giả sử như cả thảy có bảy chiều đo thì bảy chiều đo đó luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi, nghĩa là không có một điều gì là một sự vật ba hoặc bốn chiều đo. Sự khác nhau biểu kiến là do tầm nhận thức hạn hẹp của thực thể hữu quan chứ không phải là sự thay đổi của những vật thể được nhận thức.

Tuy nhiên người ta có thể phát triển tâm thức trên cõi Trung giới mà vẫn không thể nhận thức hoặc thẩm định được chiều đo thứ tư. Thật vậy, chắc chắn là người bình thường tuyệt nhiên không nhận thức được chiều đo thứ tư khi y bước vào cõi Trung giới. Y chỉ nhận thức là nó hơi mờ một chút và hầu hết mọi người trải qua sinh hoạt trên cõi Trung giới vẫn không phát hiện ra được thực tại của chiều đo thứ tư nơi vật chất xung quanh mình.Thời gian thực ra không phải là chiều đo thứ tư; thế nhưng khi xét vấn đề theo quan điểm này thì thời gian cũng giúp cho ta lờ mờ hiểu được chiều đo thứ tư. Việc một hình nón đi xuyên qua một tờ giấy đối với một thực thể sống trên tờ giấy ấy trông có vẻ như một vòng tròn đang biến đổi kích thước.Thực thể ấy dĩ nhiên không thể nhận thức được tất cả mọi giai đoạn của vòng tròn đều tồn tại cùng nhau với vai trò là các bộ phận của một hình nón. Cũng giống như vậy, đối với chúng ta sự tăng trưởng của một vật thuộc hình khối ba chiều đo khi được quan sát từ cõi Bồ đề tương ứng với việc quan sát hình nón coi như một tổng thể; vậy là nó đã minh giải phần nào cho sự hão huyền của chính chúng ta về quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như khả năng tiên tri.

Thật là một nhận xét thú vị và đầy ý nghĩa khi cho rằng môn hình học theo như ta dạy hiện nay chẳng qua chỉ là một mẩu, một điều chuẩn bị ngoại môn đối với một thực tại nội môn. Vì đã thất truyền chân ý nghĩa của không gian cho nên bước đầu tiên hướng về tri thức ấy phải là việc nhận biết được chiều đo thứ tư.

Ta có thể quan niệm Chơn Thần lúc bắt đầu tiến hóa vốn có thể di chuyển và nhìn thấy vô số chiều đo. Một trong những chiều đo này bị triệt tiêu vào mỗi bước xuống thang cho đến khi ý thức trong óc phàm chỉ còn lại ba chiều đo. Như vậy khi giáng hạ tiến hóa nhập vào vật chất, ta đã bị cắt bỏ tri thức về tổng thể và chỉ còn biết một phần nhỏ xíu về thế giới xung quanh, thậm chí chỉ nhìn thấy những gì còn lại không được hoàn chỉnh.

( theo bà Blavatsky ).

Tiếp theo

Top of Page

HOME

Từ khóa » Khoảng Không Gian Nghia La Gi