Tìm Hiểu Về Vovinam - Việt Võ Đạo

Kể từ khi được cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập ra đến nay, môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo đã không ngừng phát triển về tư tưởng võ đạo và hệ thống kỹ thuật, cũng như được giới thiệu, quảng bá rộng rãi đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp năm châu.

Từ những ấp ủ, tâm huyết tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của nền võ vật dân tộc Việt cùng với sự tiếp thu những tinh hoa của nhiều võ phái khác trên thế giới, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã hoàn thành công trình nghiên cứu vào năm 1938 và lần đầu tiên đưa ra ứng dụng thể nghiệm cùng một số thân hữu tại Hà Nội. Trong khoảng gần 15 năm (1940 – 1954), Vovinam đã được quảng bá rộng rãi tại Hà Nội là dần lan tỏa sang khắp các tỉnh phía Bắc như: Sơn Tây, Nam Định, Thanh Hóa…

vovinam - viet vo dao
Vovinam – Việt Võ Đạo

Vào thời kỳ đầu được giới thiệu trong phong trào thể thao quần chúng, chương trình huấn luyện Vovinam phân thành 3 đẳng cấp: sơ – trung – cao đẳng. Tuy nhiên trong thời cuộc của cuộc kháng chiến chống pháp của nước nhà, không mấy người theo học được hết chương trình. Các lớp võ công khai thường chỉ kéo dài 3 tháng, gồm: bài tập thể dục (10 động tác), luyện tấn, mép tay, bắp tay rắn chắc; bay người, rạp xuống, trường bằng khuỷu tay và đầu gối; các lối nhào lộn, tư thế té ngã an toàn; các thế phản đòn cơ bản và các lối khóa gỡ; 4 bài song luyện; các thế tự vệ, chống vũ trang (kiếm, gậy, côn, mã tấu); 21 đòn chân không dạy riêng lẻ mà được ghép trong các bài song luyện.

Ngoài việc quảng bá võ học dân tộc, các thầy trò của võ phái Vovinam còn thường xuyên phối hợp với các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày quốc lễ của Việt Nam như: Giỗ tổ Hùng vương, kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và các hoạt động cứu tế xã hội, tương trợ cộng đồng…

vovinam - viet vo dao

Giữa thập niên 1950, mang hoài bão và tâm huyết Vovinam: “phục vụ cho dân tộc và nhân loại”, Sáng tổ Nguyễn Lộc và các môn đệ đã đi vào Nam, mở các lớp võ đầu tiên tại trung tâm Sài Gòn, Thủ Đức, Đà Lạt…Trong lúc phong trào Vovinam mới được gầy dựng tại miền Nam và còn đầy khó khăn trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, Sáng tổ Nguyễn Lộc lại đột ngột qua đời vì trọng bệnh vào năm 1960, trao lại nhiệm vụ Chưởng môn cho môn đệ trưởng tràng Lê Sáng. Giai đoạn 1961 – 1975, phong trào tạm lắng những năm đầu rồi lại hồi phục và phát triển mau chóng sau đó.

vo su truong mon le sang
Võ sư chưởng môn Lê Sáng

Võ sư Chưởng môn Lê Sáng cùng với các võ sư cao cấp đã thành lập Ban chấp hành môn phái, đứng ra lãnh đạo, điều hành công cuộc chấn hưng và phát triển môn phái. Dựa vào hệ thống tư tưởng và kỹ thuật, bài bản của cố võ sư Sáng tổ, Ban chấp hành môn phái đã bổ sung, xây dựng mới một chương trình huấn luyện theo từng cấp với thời gian học tập và chế độ thi cử, hệ thống đẳng cấp chặt chẽ và khoa học. Thời gian này, Vovinam phát triển rộng rãi, mạnh mẽ và trưởng thành về nhiều mặt, cả về phong trào lẫn chất lượng của hệ thống kỹ thuật. Từ năm 1966, môn võ Việt này được đưa vào giảng dạy chính khóa và ngoại khóa trong hệ thống trường học và được đổi tên thành Vovinam – Việt Võ Đạo để các học sinh, thanh thiếu niên chú trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ, hầu phấn đấu rèn luyện cả về Tâm – Trí – Thể, nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

man bieu dien vovinam

Giai đoạn 1975 – 1990, sau khi đất nước thống nhất, phong trào Vovinam đã được thể thao hóa và trở thành môn võ thuật quần chúng, được đưa vào huấn luyện và thi đấu trong hệ thống TDTT của các tỉnh thành và cả cấp quốc gia. Về kỹ thuật, thực hiện phương châm “một phát triển thành ba”, nghĩa là từ đoàn căn bản ghép lại thành bài đơn luyện và bài song luyện, nhằm giúp người tập dễ nhớ, thuần thục hơn nhờ thường xuyên ôn luyện, các võ sư đã bổ sung vào hệ thống kỹ thuật và chương trình huấn luyện một số bài quyền tay ko6ng và binh khí như: Nhập môn quyền, Tứ trụ quyền, Ngũ môn quyền, Viên phương quyền, Thập thế bát thức quyền và 4 bài Nhu khí công quyền, 4 bài Liên hoàn đối luyện, cùng với Song đấu côn, Song kiếm pháp, Mã tấu pháp, Âm dương hồ điệp phiến… Sự bổ sung này đã giúp cho hệ thống bài bản, kỹ thuật của môn phái đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng. Hệ thống đẳng cấp cũng có thêm đai màu đen sau Lam đai III cấp, chuyển tiếp giữa sơ đẳng và trung đẳng, dùng để so sánh với hệ thống đai đẳng của các môn võ khác như Taekwondo, Karate, Judo, Aikido…

vnn system

 Thế Hiển

Từ khóa » Giới Thiệu Về Môn Võ Vovinam