Vovinam Là Gì? Những điều Thú Vị Về Võ Vovinam Bạn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
Khi tìm hiểu về võ thuật Việt Nam chắc hẳn bạn sẽ biết Vovinam. Đây là môn võ truyền thống xuất hiện lâu đời tại Việt Nam. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ tham gia tập luyện môn võ thuật này, nó trở nên phổ biến mạnh mẽ cả ở các nước khác trên thế giới. Bạn đã biết lịch sử hình thành và đặc điểm của võ Vovinam hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé!
1. Vovinam là gì?
Vovinam còn có tên gọi khác là Việt Võ Đạo, là bộ môn võ thuật Việt Nam được phát triển dựa trên sự kết hợp của môn vật cổ truyền Việt Nam với các môn phái võ thuật Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bằng cách áp dụng nguyên lý Cương Nhu Phối Triển, Vovinam tập luyện với những đòn thế tay không, cùi chỏ, chân, gối kết hợp các loại vũ khí như: kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt... Thêm vào đó, môn võ thuật này còn giúp võ sĩ học cách đối phó với vũ khí bằng tay không, thực hiện các lối phản đòn, khóa gỡ, các đòn vật một cách hiệu quả.
Ngày nay, võ thuật Vovinam đang được phát triển rộng rãi trên toàn thế giới với quy mô lớn, có mặt ở gần 70 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu, thu hút được 2 triệu võ sinh.
>> Xem thêm: Tập võ có lợi ích gì?
Vovinam là gì?
2. Lịch sử hình thành võ Vovinam
Tài liệu lịch sử cho biết, Vovinam (Võ Việt Đạo) là môn võ thuật do võ sư Nguyễn Lập sáng lập vào năm 1936 nhưng còn hoạt động trong âm thầm cho đến năm 1939 mới chính thức công bố trước công chúng. Trong thời gian nghiên cứu, tập luyện, võ sư Nguyễn Lập đưa ra chủ thuyết "cách mạng tâm thân" với mong muốn thúc đẩy môn sinh luôn canh tân bản thân, hướng thiện về cả thể chất lẫn tinh thần.
Nhờ sự kết hợp có chắt lọc của môn vật cổ truyền Việt Nam với các môn phái hiện đại của các nước trên thế giới, võ Vovinam đang được truyền bá rất rộng rãi trên toàn thế giới, thu hút nhiều võ sinh tham gia tập luyện.
2.1. Ký hiệu của Vovinam
Kỳ hiệu của Vovinam nổi vật với vòng tròn m - Dương, thể hiện sự giao tương giữa lưỡng cực cùng hình ảnh bản đồ Việt Nam cong cong hình chữ S thể hiện rõ môn phái của người Việt Nam.
Kỳ hiệu Vovinam tượng trưng cho sự Tương Thôi - Tương Giao - Tương Sinh - Thường Dịch của dòng sống Miến Sinh phối hợp. Đặc biệt, phần bao bọc Lưỡng Nghi là vòng tròn màu trắng tượng trưng cho Đạo Thể, thực hiện sứ vụ Điều Hòa - Khắc Chế - Bao Dung giữa m - Dương cùng nhau tác hợp tạo nên sự vĩnh cửu của cuộc sống muôn loài.
Ký hiệu của Vovinam
2.2. Phù hiệu của Vovinam
Phù hiệu của Vovinam được thể hiện với 1 nửa phần trên hình vuông và 1 nửa phần dưới hình tròn, chính giữa là vòng tròn m - Dương, bản đồ Việt Nam và vòng Đạo Thể. Phù hiệu Vovinam cũng mang ý nghĩa như Kỳ hiệu, có sử dụng 4 màu sắc là: xanh, vàng, đỏ, trắng.
2.3. Tổ đường của Vovinam
Tổ đường Vovinam là nơi thời di cốt cố võ sư Nguyễn Lộc, chính là ngôi nhà ở địa chỉ số 31 Sư Vạn Hạnh, phường 3, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh. Kết cấu ngôi nhà tổ đường của Vovinam gồm 4 tầng, mỗi tầng sẽ thực hiện một chức năng riêng. Cụ thể:
- Tầng trệt: là nơi đón tiếp, chiêu sinh đến đăng ký tập luyện.
- Tầng hai: là nơi làm việc, tiếp khách của các Chưởng môn.
- Tầng ba: là sân thường, phòng tập truyền thống, nơi tiếp khách,
- Tầng bốn: là nơi nghỉ ngơi của các võ sư chưởng môn.
Tổ đường của Vovinam
2.4. Chưởng môn hiện tại của võ Vovinam
Hội đồng võ sư chưởng quản môn phái được Chưởng môn Lê Sáng trực tiếp ký quyết định thành lập vào ngày 31/3/2010. Danh hiệu của người đứng đầu là Chánh Chưởng Quản. Danh xưng Chưởng Môn từ đó không dùng nữa nhưng sáng tổ Nguyễn Lộc và Chưởng Môn Lê Sáng vẫn dùng danh hiệu này do thuộc thời kỳ đặc biệt của môn phái.
Chưởng Môn Lê Sáng qua đời ngày 27/9/2010, Võ sư Nguyễn Văn Chiến được bổ nhậm chức Chánh Chưởng Quán. Đây là cương vị đứng đầu và được coi là Chưởng Môn của Vovinam hiện nay.
>> Quan tâm: Con gái nên học võ gì để nâng cao sức khỏe?
3. Các đặc điểm của võ Vovinam
Theo các võ sư, mỗi môn phái có những đặc điểm, kỹ thuật riêng để phân biệt với các môn võ khác. Với môn võ Vovinam, bạn nên tìm hiểu kỹ 5 đặc điểm kỹ thuật của môn phái này như sau:
3.1. Có tính thực dụng
Trong võ thuật Vovinam thực dụng là đặc điểm kỹ thuật nổi vật hơn cả. Khi mới bắt đầu nhập môn, môn sinh sẽ được võ sư hướng dẫn thực hành các thế khóa gỡ khi bị nắm tay, nắm tóc, nắm áo, bóp cổ... thực hành động tác phản đòn cơ bản khi bị đấm, đá, đạp... kết hợp tập luyện các kỹ thuật đấm, đá, gạt, gối, chỏ, chém, té ngã...
Tính thực dụng trong võ Vovinam là lược bỏ thời gian luyện tấn, đi quyền để học ngay phân thế. Người ta đánh giá đây là việc đổi mới tư duy sáng tổ Nguyễn Lộc nhằm giúp môn sinh có thể phòng vệ hữu hiệu ngay khi gặp tình huống bắt buộc.
Tính thực dụng trong Vovinam thường được sử dụng nhiều ở các ngành nghề đặc thù như: dịch vụ bảo vệ mục tiêu di động, công an, nhà báo...
Các đặc điểm của võ Vovinam
3.2. Tính liên hoàn
Đặc điểm tiếp theo của võ Vovinam là tính liên hoàn. Võ sinh khi sử dụng đòn thế Vovinam bao giờ cũng tung ra tối thiểu 3 động tác. Các động tác liên hoàn bằng tay (chém, đấm, chỏ...) hay bằng chân (đá, đạp, triệt ngã...)
Tính liên hoàn trong vovinam thích hợp thể trạng nhỏ nhắn, nhanh lẹ của người Việt Nam. Áp dụng đặc điểm này có tác dụng đề phòng trường hợp một hoặc hai đòn ban bầu chưa trúng đích, hiệu quả.
3.3. Nguyên lý Cương - Nhu phối triển
Nguyên lý Cương - Nhu là đặc điểm kỹ thuật của võ Vovinam chứa đựng các đòn thế nhu nhuyễn, cương mãnh. Mỗi đòn thế chứa đựng sự kết giao giữa cương - nhu, tương tự như sự hòa hợp giữa âm - dương trong thiên nhiên, vũ trụ.
Nguyên lý Cương - Nhu thường được thể hiện khi bị tấn công, môn sinh sẽ né trước (nhu) sau đó mới phản công (cương). Thông thường, môn sinh tung đòn tấn công hoặc phản công (cương) bằng một cú đá vào đối phương, họ sẽ dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để phòng thủ (nhu).
3.4. Vận dụng nguyên lý khoa học vào võ thuật
Trong môn võ Vovinam, chưởng môn sáng lập đã sử dụng một số nguyên lý khoa học như: lực ly tâm, lực đòn bẩy, lực xoáy, lực co gấp, sức bật. Các nguyên lý này hỗ trợ các võ sinh Vovinam không bị mất nhiều sức lực trong quá trình tập luyện hay ra đòn thi triển mà vẫn đạt được kết quả cao, chuẩn xác.
4. Phân biệt các cấp độ của môn võ Vovinam
Sau khi hiểu rõ võ vovinam là gì, hãy cùng điểm qua những một số cấp độ cơ bản trong võ Vovinam sau đây:
4.1. Tự vệ nhập môn
Đây là cấp độ thấp nhất dành cho người mới làm quen với môn võ Vovinam. Đai ở cấp độ này có màu xanh dương nhạt, đại diện cho sự khởi đầu. Lúc này, võ sĩ sẽ được học về lịch sử, triết lý và cả tinh thần võ đạo Vovinam. Ngoài ra, còn rèn luyện cho người tập các bài quyền cơ bản và tự vệ.
4.2. Lam đai
Sau khi đã hoàn thành cấp Tự vệ nhập môn, võ sĩ sẽ chuyển sang cấp Lam đai. Lam đai gồm 4 cấp và mỗi cấp đòi hỏi võ sĩ phải nắm rõ kiến thức và kỹ năng võ thuật cơ bản. Màu xanh dương đậm ở đây tượng trưng cho sự miệt mài rèn luyện và học hỏi.
Các võ sĩ đeo lam đai khi tập võ Vovinam
4.3. Chuẩn hoàng đai
Chuẩn hoàng đai Vovinam là cấp bậc chuyển tiếp giữa Lam đai và Hoàng đai. Màu vàng ở đây đại diện cho ý chí chinh phục và hai sọc xanh dương đậm tượng trưng cho sự vững vàng ở kỹ thuật Lam đai. Tại cấp bậc này, các võ sinh sẽ được củng cố các kỹ năng đã học và chuẩn bị cho cấp Hoàng đai.
4.4. Hoàng đai
Hoàng đai với màu vàng rực rỡ, đại diện cho ý chí mãnh liệt và sự kiên định trong quá trình học Vovinam. Hoàng đai bao gồm 4 cấp và mỗi cấp đòi hỏi các võ sĩ phải thể hiện được sự tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật chiến đấu.
Hoàng đai trong võ Vovinam có màu vàng rực rỡ
4.5. Chuẩn hồng đai
Đây là bước đệm chuyển từ Hoàng đai sang Hồng đai. Màu đỏ ở đây tượng trưng cho sự nhiệt huyết, dũng cảm và tinh thần chiến đấu kiên cường. Bên cạnh đó, nền vàng là đại diện cho việc nắm vững nền tảng kỹ thuật từ những cấp bậc trước. Ở đây, võ sĩ sẽ tiếp tục củng cố kiến thức, kỹ năng để chuẩn bị chinh phục cấp Hồng gai.
4.6. Hồng đai
Hồng đai mang sắc đỏ mạnh mẽ, đại diện cho sự nhiệt huyết, dũng cảm và tinh thần kiên cường. Trong hồng đai có 6 cấp và để vượt qua mỗi cấp, võ sĩ phải thể hiện được trình độ kỹ thuật thành thạo, linh hoạt trong thực chiến.
4.7. Bạch đai
Đây là cấp bậc cao nhất trong Vovinam, thể hiện sự uyên thâm về cả võ học và đạo đức của võ sư. Tuy nhiên, hiện nay bạch đai đã không còn được sử dụng mà chỉ tặng cho người có công lao lớn trong sự phát triển của võ Vovinam.
Bạch đai được tặng cho những người có công với sự phát triển võ Vovinam
4. Nguyên lý một phát triển thành ba
Bên cạnh các đặc điểm trên, trong võ Vovinam sử dụng 2 phương pháp tập luyện khác là:
- Thực hiện các bài đơn luyện (bài quyền tay không, bài quyền có binh khí).
- Thực hiện các bài song luyện (2 môn sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không, khóa gỡ hoặc có vũ khí) và tập đa luyện (3-4 môn sinh thực hiện liên tục một đòn thế tay không, khóa gỡ hoặc có vũ khí).
Việc thực hiện các đòn căn bản, khóa gỡ, phát triển thành đơn luyện, song luyện đến đa luyện được gọi là nguyên lý "một phát triển thành ba" trong hệ thống đặc điểm kỹ thuật của võ Vovinam. Nguyên lý này phù hợp cho người hay ngành nghề không có nhiều thời gian nhưng cần đến võ thuật để bảo vệ bản thân và cho khách hàng.
>> Tham khảo thêm: Dụng cụ võ thuật.
Nguyên lý một phát triển thành ba
5. Lợi ích của việc học võ Vovinam
Võ Vovinam là môn võ thuật rất nổi tiếng của người Việt Nam, được coi là môn thể thao vận động được các chuyên gia thể dục khuyến khích mọi người nên tập luyện. Tham gia học võ thuật Vovinam sẽ giúp bạn nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
- Giúp rèn luyện thị giác tốt hơn.
- Tăng khả năng tập trung.
- Rèn tính kỷ luật, tự lập.
- Tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, sức dẻo dai.
- Giúp bạn học được tính kiên nhẫn.
- Có thêm nhiều mối quan hệ, cải thiện khả năng giao tiếp tốt hơn.
- Khả năng xử lý tình huống linh hoạt hơn.
Lợi ích của việc học võ Vovinam
6. Các bài quyền cơ bản trong Vovinam
Khi học võ Vovinam, chúng ta cần thực hiện nhiều bài quyền khác nhau. Dưới đây là các bài quyền Vovinam bằng tay không gồm có:
- Khởi quyền
- Nhập môn quyền
- Ngọc trản quyền
- Võ thuật vovinam thập tự quyền
- Long hổ quyền
- Tứ trụ quyền
- Việt võ đạo quyền
- Ngũ môn quyền
- Viên phương quyền
- Nhu khí công quyền số 1
- Nhu khí công quyền 2
- Thập thế bát thức quyền
- Lão mai quyền
- Xà quyền
- Hạc quyền
- Các bài quyền võ Vovinam với vũ khí gồm:
- Song dao pháp
- Tiên long song kiếm
- Mã tấu pháp
- Bát quái song đao
- Thái cực đơn đao pháp
- Việt điểu kiếm pháp
- Mộc bản pháp
- Tứ tượng côn pháp
- Nhật nguyệt đại đao pháp
- Thương lê pháp
- Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp
7. Lưu ý khi tập võ Vovinam
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi tập võ Vovinam, bạn cần phải chú ý một vài vấn đề sau đây:
- Khởi động kỹ càng: Để tránh tình trạng căng cơ và hạn chế chấn thương, bạn nên khởi động kỹ từ 10 - 15 phút để làm nóng người và giãn cơ. Điều này giúp cơ thể dần làm quen với các bài tập võ.
- Sử dụng đồ bảo hộ: Người tập nên sử dụng một số đồ bảo vệ như găng tay tập võ, mũ đội đầu, đệm người… để tránh chấn thương khi tập võ.
Cường độ tập phù hợp: Nên bắt đầu tập võ Vovinam từ các động tác cơ bản, đến khi thuần thục mới có thể bắt đầu tập các kỹ thuật phức tạp hơn.
Uống đủ nước: Tập võ rất dễ mất sức và khiến cơ thể mất đi một lượng nước lớn. Do đó, việc bổ sung đủ nước là rất quan trọng để tránh bị đuối sức, mệt mỏi.
Tổng kết
Toàn bộ bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã giúp bạn hiểu kỹ hơn về võ thuật Vovinam, lịch sử hình thành cũng như đặc điểm của môn võ thuật này. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe tốt, có tinh thần võ thuật tốt.
Thiên Trường Sport là đơn vị chuyên cung cấp dụng cụ võ thuật, đấm bốc giá tốt nhất tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu mua tập luyện hãy liên hệ ngay để được tư vấn đặt hàng nhanh chóng!
Từ khóa » Giới Thiệu Về Môn Võ Vovinam
-
Vovinam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sơ Lược Về Lịch Sử Môn Võ Vovinam - Blog Thể Thao HCM
-
Võ Vovinam Là Gì, Có Mấy đai? Tìm Hiểu Về Môn Võ Vovinam Tại SEA ...
-
Vovinam Là Gì? Khởi Nguồn, Các Cấp độ Và Màu đai Thế Nào?
-
Vovinam Là Gì? TOP 8 Bài Tập Tự Vệ Võ Vovinam Cho Người Mới
-
Vovinam Là Gì? Vovinam Việt Võ Đạo - Dụng Cụ Võ Thuật
-
Vovinam Là Gì? Đặc điểm Kỹ Thuật Của Võ Vovinam - Upyarkilt.Com
-
Giới Thiệu Môn Phái | Vovinam Việt Võ Đạo HCMUTE
-
Lịch Sử Môn Phái | Học Võ Vovinam
-
Vovinam - Những Câu Chuyện đằng Sau Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Tinh Túy Của Võ Thuật Việt Nam - Bóng đá
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Việt Võ Đạo
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Niềm Tự Hào Của Dân Tộc Việt Nam - XBT