Vovinam Là Gì? TOP 8 Bài Tập Tự Vệ Võ Vovinam Cho Người Mới
Có thể bạn quan tâm
1. Vovinam là gì? Giới thiệu chung về võ Vovinam
Vovinam (tên đầy đủ là Vovinam Việt Võ Đạo) là môn võ thuật ra đời tại Việt Nam do võ sư Nguyễn Lộc âm thầm sáng lập và nghiên cứu, tập luyện vào năm 1936. Tới 2 năm sau, tức năm 1938 mới bắt đầu công bố với mọi người. Đến nay, Vovinam đã được biết đến với quy mô mở rộng ra gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số lượng võ sinh theo học lên đến hơn 2 triệu người.
Thời điểm xuất hiện của môn võ này là khi thực dân Pháp đang xâm lược nước ta, Vovinam được công khai với mong muốn có thể nâng cao kỹ năng tự vệ và chiến đấu cho nhân dân, sẵn sàng đánh đuổi Pháp mà không phụ thuộc vào sự trợ giúp từ bên ngoài.
Nhằm mục đích thúc đẩy các môn sinh không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực, võ sư Nguyễn Lộc đã đề ra chủ thuyết cách mạng tâm thân. Mục đích của chủ thuyết giúp tinh thần và thể chất của người học luôn luôn hướng đến những điều tốt lành, không sử dụng võ làm điều phi nghĩa.
Các bài võ của Vovinam là sự kế thừa và phát triển của môn vật cổ truyền Việt Nam cùng những tinh hoa võ thuật Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Bài võ tập trung vào các đòn sử dụng tay không, cùi chỏ, chân, đầu gối hoặc phối hợp với các vũ khí như kiếm, đao, mã tấu, đao, côn, quạt… Các bài tập sử dụng tay không chống lại vũ khí, phản đòn, khóa gỡ và tấn công bằng đòn vật vô cùng thiết thực để tự vệ. Đặc biệt, hệ thống 21 đòn chân tấn công là bài tập đặc trưng của môn phái này.
Xem thêm: Các môn võ trên thế giới
2. Võ Vovinam có bao nhiêu cấp?
Hệ thống đẳng cấp trong võ Vovinam hiện gồm các thứ bậc lần lượt là tự vệ nhập môn, lam đai, huyền đai, hoàng đai, chuẩn hồng đai, hồng đai và bạch đai. Cùng tìm hiểu về các cấp:
2.1. Tự vệ nhập môn
Tự vệ nhập môn là đẳng cấp dành cho môn sinh mới bắt đầu, danh xưng là võ sinh, được chia thành 2 cấp tự vệ gồm:
- Tự vệ Việt Võ đạo: Màu xanh da trời.
- Nhập môn Việt Võ đạo: Màu xanh dương đậm.
Để đạt được mỗi cấp, người tập phải dành thời gian rèn luyện là 3 tháng. Điều này có nghĩa là để vượt qua tự vệ nhập môn, võ sinh Vovinam cần thời gian là 6 tháng.
2.2. Lam đai
Võ sinh Vovinam đạt lam đai sử dụng đai có màu xanh dương đậm cùng với gạch vàng. Lam đai lại được chia thành 3 cấp tương ứng với số gạch vàng có trên đai. Thời gian luyện tập để nâng cấp đai là 6 tháng. Người ở đẳng cấp lam đai có danh xưng là môn sinh.
2.3. Huyền đai
Từ tên gọi chắc hẳn bạn cũng đã biết được, cấp độ huyền đai sẽ sử dụng đai đen. Huyền đai chỉ có 1 cấp duy nhất và thời gian huấn luyện để đạt được huyền đai rơi vào khoảng 1 năm. Đẳng cấp quốc tế Huyền đai có danh xương là hướng dẫn viên. Tuy nhiên, môn sinh dưới 15 tuổi đạt huyền đai thì đai sẽ có thêm sợi chỉ vàng nằm dọc theo chiều dài đai. Huyền đai này còn được gọi là huyền đai thiếu nhi.
2.4. Hoàng đai
Đai có màu vàng gạch đỏ được gọi là hoàng đai. Hoàng đai được chia thành 3 cấp, đạt được mỗi cấp cần đến 2 năm. Thứ tự danh xưng ở đẳng cấp hoàng đai là huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp, võ sư trợ huấn (cấp quốc tế là Huyền đai đệ tứ đẳng).
2.5. Chuẩn hồng đai
Võ sinh dùng đai đỏ có 2 viền vàng đạt đẳng cấp chuẩn hồng đai. Muốn thăng lên cấp Hồng đai, cần rèn luyện 5 năm và trình tiểu luận võ học. Danh xưng đẳng cấp chuẩn hồng đai là võ sư chuẩn cao đẳng (cấp quốc tế là Huyền đai đệ tứ đẳng).
2.6. Hồng đai
Đẳng cấp hồng đai Vovinam sử dụng đai đỏ có vạch trắng gồm 6 cấp, để thăng lên mỗi cấp cần luyện tập 4 năm và trình luận án võ học. Danh xưng đẳng cấp hồng đai là võ sư cao đẳng Hồng đai đệ nhất, nhị, tam… cấp. Cấp quốc tế lần lượt là Huyền đai đệ ngũ, lục đẳng...
2.7. Bạch đai
Là cấp đai cao nhất dành cho Võ sư chưởng môn môn phái Vovinam. Chỉ có 1 cấp, sử dụng đai màu trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng, đỏ. Ở đẳng cấp này, không có tiêu chuẩn cho thời gian tập luyện.
3. Võ Vovinam đai nào cao nhất?
Bạch đai là đẳng cấp cao nhất và thường chỉ võ sư chưởng môn môn phái mới có thể sở hữu nó. Tuy nhiên đến hiện nay, Vovinam không còn vị trí chưởng môn nữa. Người lãnh đạo tối cao của Vovinam trên thế giới là võ sư Nguyễn Văn Chiếu. Ông hiện là Chánh chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo.
4. Võ Vovinam có mấy màu đai? Ý nghĩa các màu đai
Võ Vovinam có mấy đai? Võ Vovinam có tổng 5 màu đai chính. Mỗi màu trên đai lại có những ý nghĩa khác nhau:
- Đai xanh: Biểu tượng cho niềm hy vọng của những người bắt đầu tiếp cận với môn võ Vovinam, muốn tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu đen: Võ thuật và võ đạo bắt đầu chuyển vào bản thể, là nền tảng để môn sinh Việt Võ Đạo tu dưỡng thêm kiến thức và kỹ năng.
- Màu vàng: Giống với màu đất, mang ý nghĩa võ thuật và võ đạo là bản thể vững chắc của người môn sinh Việt Võ Đạo. Tinh thần võ đạo đã bắt đầu ngấm vào da thịt.
- Màu đỏ: Là màu của máu và lửa thiêng, mang ý nghĩa của sự nhiệt huyết, khát vọng và tinh thần hào hùng. Màu đỏ là tượng trưng cho tinh thần võ đạo và võ thuật đã ngấm vào máu, luôn luôn hiện hữu và tỏa sáng trong người môn sinh Việt Võ Đạo.
- Màu trắng: Sự tinh khiết, chân tịnh. Trình độ võ thuật và võ đạo đạt đến mức độ cao siêu, tượng trưng cho những tinh hoa môn phái võ thuật Vovinam.
5. Cách thắt đai cho người học võ Vovinam
- Gấp dây đai lại làm 4, đặt ¼ chiều dài sợi đai ở giữa bụng, phần còn lại vòng ra sau 2 lần. Lúc này, 2 sợi đai đã nằm trong và bên ngoài áo.
- Dùng đầu đai ngoài luồn vào trong kéo lên, ôm hết cả 2 vòng đai.
- Sửa 2 đầu sợi đai sao cho đầu ngoài dài hơn đầu trong 1 chút. Đầu đai bên ngoài luồn xuống dưới đầu đai bên kia sau đó kéo lên thắt lại.
- Khi thắt xong ngoài sợi đai phải có hình ô vuông, phía dưới 2 hình chéo nhau và 2 đầu đai dài bằng nhau. Đai không được chạm đất, vòng đai phía sau lưng.
6. 8 Bài tập tự vệ võ Vovinam cơ bản cho người mới
Nếu không có điều kiện học võ Vovinam tại các võ đường, bạn có thể học tại nhà qua các video hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao trên internet. Dưới đây là các bài tập tự vệ võ Vovinam thực hiện đơn giản lại cực hay:
6.1. Bài học võ Vovinam tự vệ số 1: Bóp cổ trước lối 1
- Chùng người xuống thấp, 2 tay chắp vào nhau và đặt trước ngực.
- Vươn thẳng người và đánh mạnh 2 tay từ dưới lên cao giữa 2 tay đối phương.
- Từ vị trí trên, đưa 2 tay chém mạnh xuống 2 bên cổ đối phương.
- Kéo và ghì chặt cổ đối phương về phía trước bằng tay, đưa đầu gối phải lên tác động vào bụng.
6.2. Bài học võ Vovinam tự vệ số 2: Bóp cổ trước lối 2
- Chân phải bước chéo sang bên trái, tay phải đưa lên cao.
- Xoay người sang phía bên trái, dùng lực chém mạnh từ trên cao để tách tay đối phương ra.
- Chuyển đinh tấn phải, dùng cùi chỏ tác động vào mặt đối phương.
6.3. Bài học võ Vovinam tự vệ số 3: Bóp cổ sau lối 1
- Chân phải gài vào sau chân trái của đối phương.
- Đưa tay phải lên cao, xoay người sang phái bên trái sau đó dùng lực chém xuống tách tay đối phương ra.
- Dùng chân trái làm trụ, đá chém cả tay và chân phải vào chân trái đối phương.
6.4. Bài học võ Vovinam tự vệ số 4: Ôm trước có tay
- Chùng người xuống thấp theo tư thế đinh tấn trái, chân phải bước lui về phía sau.
- Dùng sức 2 tay đánh ra 2 bên hông sau đó chém mạnh vào sườn.
- Nắm hông đối phương kéo về phía trước và lên gối phải vào bụng.
6.5. Bài học võ Vovinam tự vệ số 5: Ôm trước không tay
- Nắm chặt phía sau đầu hoặc tóc, ghì chặt để đầu của đối phương ngẩng lên.
- Dùng tay phải đánh vào cằm.
- Đưa chân phải ra phía sau chân phải của đối phương, đứng ở thế đinh tấn.
- Bẻ đầu cho đối phương té xuống.
6.6. Bài học võ Vovinam tự vệ số 6: Ôm sau có tay
- Dùng chân phải đạp mạnh vào chân phải của đối phương làm cho đối phương ngã xuống đất.
- Chém tay phải hạ bộ đối phương.
6.7. Bài học võ Vovinam tự vệ số 7: Ôm sau không tay
- Xoay người sang bên phải và nhanh chóng dùng cùi chỏ đánh mạnh vào bên mặt phải đối phương.
- Tiếp tục xoay sang bên trái đánh vào mặt phía bên trái.
- Móc chân phải đối phương bằng chân phải, sau đó dùng cùi chỏ tác động vào mặt và hất văng ra.
6.8. Bài học võ Vovinam tự vệ số 8: Nắm ngực áo trước
- Dùng ngón cái của tay phải bấm vào tay đối phương khiến họ thả lỏng ra, 4 ngón còn lại nắm chặt và bẻ ngược bàn tay.
- Đánh vào khuỷu tay và bẻ cong tay đối phương ra sau bằng tay trái.
- Đè ngã đối phương bằng tay trái, sau đó chân đè lên mình và tay trái.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu thêm được về Vovinam, các đẳng cấp đai, ý nghĩa màu đai và những bài tập giúp bản thân tự vệ tốt hơn. WikiSport chúc bạn sẽ đạt được nhiều thành công với những dự định của mình trên con đường đến với Vovinam, không ngừng trau dồi và phát triển bản thân hơn nữa!
Hiện nay WikiSport đang cung cấp nhiều dụng cụ võ thuật, đấm bốc khác nhau với chất lượng và giá tốt nhất tại Việt Nam. Nếu mọi người có nhu cầu mua dụng cụ để hỗ trợ tập luyện tham khảo tại đây.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Môn Võ Vovinam
-
Vovinam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vovinam Là Gì? Những điều Thú Vị Về Võ Vovinam Bạn Chưa Biết
-
Sơ Lược Về Lịch Sử Môn Võ Vovinam - Blog Thể Thao HCM
-
Võ Vovinam Là Gì, Có Mấy đai? Tìm Hiểu Về Môn Võ Vovinam Tại SEA ...
-
Vovinam Là Gì? Khởi Nguồn, Các Cấp độ Và Màu đai Thế Nào?
-
Vovinam Là Gì? Vovinam Việt Võ Đạo - Dụng Cụ Võ Thuật
-
Vovinam Là Gì? Đặc điểm Kỹ Thuật Của Võ Vovinam - Upyarkilt.Com
-
Giới Thiệu Môn Phái | Vovinam Việt Võ Đạo HCMUTE
-
Lịch Sử Môn Phái | Học Võ Vovinam
-
Vovinam - Những Câu Chuyện đằng Sau Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Tinh Túy Của Võ Thuật Việt Nam - Bóng đá
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Việt Võ Đạo
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Niềm Tự Hào Của Dân Tộc Việt Nam - XBT