Vovinam Là Gì? Vovinam Việt Võ Đạo - Dụng Cụ Võ Thuật
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay Vovinam đã phát triển rất mạnh mẽ tại Việt nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
Tuy nhiên có rất nhiều người tập Vovinam nhưng cũng chưa thực sự hiểu về Vovinam.
Hôm nay, tôi một người dành 18 năm luyện tập Vovinam kể lại cho người hữu duyên đọc bài viết này về Câu chuyện Vovinam
Võ Vovinam
Vovinam là 1 môn võ cổ truyền Việt Nam được cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc sáng lập năm 1936
Nhưng lúc này cố võ sư cùng một số đồng môn và bạn bè thân hữu âm thầm, nghiên cứu và tập luyện đến năm 1938 mới được công bố trước công chúng và phát triển, đồng thời cố võ sư đưa ra chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần, luôn định hướng môn sinh canh tân bản thân.
Vovinam được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng võ vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với đòn thế tinh hoa các môn phái hiện đại khác như Taekwondo, Karatedo, judo, võ thuật Trung Quốc.
Dựa trên nguyên lý nhu cương phối triển , các môn sinh vovinam được tập luyện từ những đòn thế cơ bản tay không chém, đấm, gạt, trỏ, đá… đến các bài quyền, chiến lược, binh khí như dao, kiếm, trường côn, mã tấu, đại đao…
Ngoài ra môn sinh còn được tập luyện với các bài tập tay không chống vũ khí, các phản đòn trình độ, các lối khóa gỡ tự vệ từ căn bản đến nâng, các lối vật, đặc biệt với môn sinh vovinam sẽ được tập luyện chuyên sâu về bay nhảy, nhào lộn, các đòn chém quét chém triệt, đến hệ thống 21 đòn chân tấn công đặc trưng của môn phái.
Hiện nay Vovinam được phát triển hơn 60 nước trên thế giới. Chánh trưởng quản Hội đồng võ sư hiện nay là võ sư Nguyễn Văn Chiếu
Đọc thêm:
Môn võ Taekwondo
Võ Karatedo – Karatedo là gì
Võ MMA – Võ MMA là gì
Muay Thái là gì ?
Kickboxing là gì
Kickfit là gì
Nên học võ gì ?
Vovinam là gì ? Vovinam Việt Võ Đạo là gì?
Vovinam là tên gọi được quốc tế hóa của từ Võ thuật – Võ đạo Việt Nam. Nhằm để phân biệt các võ phái khác và để cho người ngoại quốc dễ đọc, dễ nhớ.
Về nội dung Vovinam gồm 2 phần: Võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật), Võ đạo Việt Nam (Việt Võ Đạo)
Vovinam là gốc dễ cội nguồn, còn Việt Võ Đạo là hóa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển.
Vì vậy có thể gọi Vovinam hay Việt Võ Đạo đều được, cách đầy đủ đúng nhất là Vovinam – Việt Võ Đạo
Võ Vovinam có mấy màu đai? Ý nghĩa của màu đai?
Đai Vovinam hiện có 4 màu đai: Xanh, Vàng, Đỏ, Trắng
- Xanh biểu thị cho màu hy vọng, với ý nghĩa người võ sinh đặt chân vào ngành võ thuật và tinh thần võ đạo
- Vàng biểu thị cho màu đất, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo trở thành bản thể vững chắc của người môn sinh Việt Võ Đạo
- Đỏ biểu thị cho màu lửa, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo bốc lửa lên cao, tỏa sáng hướng đi của người môn sinh Việt Võ Đạo
- Trắng biểu thị màu tinh khiết, chân tịnh, với ý nghĩa võ thuật và võ đạo đã đạt đến cao độ siêu vô hạn của tượng trưng cho tinh hoa môn phái.
Cách thắt đai vovinam
Bài học đầu tiên của người võ sinh là hướng dẫn cách thắt đai sao cho đúng:
Cách thắt đai:
- Gấp dây đai lại làm 4, đặt 1 phần tư sợi đai đặt ngay giữa bụng, phần còn lại vòng ra sau 2 lần
- Chúng ta có 1 đầu đai nằm trong 1 đầu đai nằm ngoài, dùng đầu đai ngoài luồn vào trong kéo lên ( ôm hết cả 2 vòng đai)
- Sau đó chỉnh sửa 2 đầu sợi đai sao cho đầu ngoài dài hơn đầu trong 1 chút, rồi dùng đầu đai bên ngoài luồn xuống bên dưới đầu đai bên kia kéo lên thắt lại
- Ở ngoài sợi đai phải có hình ô vuông, ở dưới phải có 2 hình chéo nhau và 2 đầu đai dài bằng nhau
- Lưu ý: Trong quá trình thắt đai, không được để đai chạm đất, khi thắt xong 2 vòng đai, ở phía sau lưng phải chồng khít lên nhau, 2 đầu của sợi đai phải dài bằng nhau
Võ phục Vovinam
Võ phục vovinam trải qua nhiều thời kỳ theo quá trình hình thành phát triển và lịch sử môn phái mà võ phục cũng được thay đổi:
Thời kỳ 1:
Trong khoảng thời Cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc lãnh đạo 1938 đến năm 1960, vovinam chưa có võ phục,chưa có hệ thống đai đẳng, chưa có lý thuyết võ đạo hay chương trình huấn luyện cụ thể.
Những người tập võ với Sáng Tổ ở Hà Nội chỉ mặc 1 cái quần ngắn đơn giản. Về đòn thế thời đó có 1 số kỹ thuật căn bản dùng cho cận chiến rất thực dụng và hữu hiệu để chống Pháp, nên đòn rất độc và nguy hiểm.
Có lần Sáng tổ đã viết sách để truyền lại hậu thế, viết xong rồi sáng tổ lại bỏ đi vì sáng tổ chủ trương Vovinam phát triển theo thời đại không thể đóng khung hạn hẹp trong 1 cuốn sách.
Cho nên tất cả những tư tưởng, lý thuyết võ đạo đều được truyền miệng, không có văn bản, và những đòn thế của sáng tổ đều được truyền trực tiếp qua các môn đồ.
Về võ phục và đai đẳng cũng chưa có quy định, khi sáng tổ dậy võ ở nơi nào thì nơi đó ăn mặc theo đơn vị của mình, dậy cho thanh niên thì mặc quần đùi, một thời gian sau khá hơn sẽ mặc quần đùi màu vàng, khi được lên dậy võ thì mặc quần đùi màu đỏ.
Thời kỳ 2:
Thời Chưởng Môn Lê Sáng
Chưởng môn đã theo Sáng tổ vào rừng, ra thành, ra Bắc vào Nam, lúc nào cũng kề cận bên người nên lãnh hội tất cả những tư tưởng, những đòn thế do sáng tổ truyền lại.
Vì thế lúc sáng tổ lâm chung, đã nhắn gửi Chưởng Môn Lê Sáng cố gắng tiếp nối Sáng tổ mà lo sự nghiệp môn phái.
Khi võ sư Lê Sáng lên làm Chưởng Môn năm 1964, tâm nguyện người là muốn phát triển Vovinam sâu rộng đến tấng lớp dân chúng như học đường, làng, xã huyện, tỉnh, thành từ trong nước cũng như nước ngoài…
Và để cho môn phái Vovinam có thể sánh vai với các môn phái khác trên thế giới, nên Chưởng môn cùng với sự trợ giúp của 2 võ sư cao cấp Trần Huy Phong và võ sư Nguyễn Văn Thư hệ thống hóa kỹ thuật võ học và lý thuyết võ đạo để kịp tiến hóa theo thời đại.
Từ đó đặt ra võ phục, hệ thống đai đẳng, thành lập chương trình huấn luyện, và chỉnh đốn lại đòn thế, bản môn qui…
Danh xưng Việt Võ Đạo cũng bắt đầu hình thành từ đó. Về kỹ thuật kể từ khi Chưởng Môn Lê Sáng lên trưởng quản môn phái mới chỉnh sửa lại toàn bộ cho thích hợp, với tình hình hiện đại, hàng loạt đòn thế mới sáng chế được đưa vào chương trình giảng dậy, đặt ra hệ thống thi cử, tất cả những ngươi thi từ Chuẩn Hồng Đai trở lên phải trình luận án võ thuật tức là phải sáng tác ra đòn thế mới rồi trình lên hội đồng võ sư cao cấp duyệt xét.
Người trình luận án phải chứng minh đòn thế của mình thực dụng được hội đồng võ sư cao cấp duyệt xét đồng ý, rồi mới trình lên Chưởng Môn chấp thuận, chỉnh sửa lại rồi mới đưa vào chương trình huấn luyện của môn phái.
Ý nghĩa của Võ phục vovianam
Tất cả các môn phái trên thế giới đều có võ phục, đai đẳng, huy hiệu riêng, môn phái vovinam muốn phát triển rộng lớn và ngang hàng với các môn phái khác trên thế giới thì không thể nào mặc quần đùi đi phát triển được.
Vì thế hệ thống võ phục, đai đẳng của vovinam bắt đầu được chào đời năm 1964.
Và Chưởng môn chọn màu Xanh tượng trưng cho hòa bình và biển cả với ước mong môn phái Vovinam sẽ được phát triển rộng khắp muôn phương.
Trước đây võ phục chỉ có huy hiệu và bảng tên đơn giản. Hiện nay 1 số nơi có thêu chữ, thêu hình lên lưng, ngoài phù hiệu chính thức được gắn lên ngực trái áo ngay tim, mỗi võ đường còn chế ra huy hiệu riêng của võ đường mình để gắn lên vai, hay gắn thêm cờ tổ quốc Việt Nam.
Ai là người sáng lập ra môn võ vovinam
Sáng tổ Môn phái, người sáng lập ra môn phái Vovinam là Võ sư Nguyễn Lộc. Sáng tổ Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm tý ( tức ngày 24 tháng 5 năm 1912) tại xóm Giếng, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây nay thuộc huyện Thạch thất Hà Nội.
Năm 1938 võ sư Nguyễn Lộc giới thiệu Vovinam ra công chúng, với ý định cung cấp cho võ sinh các kỹ thuật tự vệ hiệu quả sau khi tập luyện 1 thời gian ngắn.
Võ sư Nguyễn Lộc tin rằng võ thuật sẽ góp phần giải phóng Việt Nam lúc đó đang bị thực dân Pháp đóng chiếm từ năm 1859 mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài.
Vovinam môn võ do võ sư Nguyễn Lộc tổng hợp kung fu Trung Quốc, từ kiến thức võ thuật cổ truyền Việt Nam của chính mình, và các tinh hóa võ thuật Nhật Bản, Hàn Quốc,… đã được tạo ra nhằm đối phó riêng lẻ với sự chiếm đóng của quân Pháp, mụcđích nhằm quảng bá tinh thần dân tộc con người Việt Nam.
Chưởng môn Vovinam hiện nay là ai ?
Ngày 31/3/ 2010, Chưởng môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội đồng võ sư chưởng quản môn phái.
Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái.
Như vậy, danh xưng Chưởng môn sẽ không còn dùng trong tương lai nữa. Khi sáng tổ Nguyễn Lộc, Chưởng môn Lê Sáng thì đó là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến thời kỳ đặc biệt của môn phái.
Cũng kèm theo đó Võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm Chánh Chưởng Quản Môn phái
Ngày 27/9/2010 Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời, võ sư Nguyễn Văn Chiếu được bổ nhiệm Chánh Chưởng Quản. Hiện tại đây đang là cương vị cao nhất của Vovinam.
Vovinam có bao nhiêu bài quyền ?
Khởi quyền Vovinam
Nhập Môn Quyền
Thập tự quyền
Long Hổ quyền
Tứ Trụ Quyền
Ngũ Môn quyền
Song dao pháp
Viêm Phương Quyền
Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp
Thập thế bát thức quyền
Võ đạo quyền
Tứ Tượng côn pháp
Xà Quyền
Ngọc Trản Quyền
Nhật Nguyệt đại đao
Thái cực đơn đao
Đai đằng và thời gian tập luyện vovinam
-
Tự vệ nhập môn
Đai xanh nhạt hơn màu võ phục, cấp. Đây đai dành cho môn sinh mới bắt đầu. Danh xưng: Võ sinh
-
Lam đai
Đai xanh dương, có vạch vàng , 3 cấp. Thời gian tập mỗi cấp là 6 tháng. Danh xưng: Môn sinh
-
Chuẩn hoàng đai
Đai vàng viền xanh, 1 cấp. Đây là đai trung đẳng dành cho các môn sinh dưới 12 tuổi
-
Hoàng đai
Đai vàng có vạch đỏ, 4 cấp. Thời gian tập luyện cho mỗi cấp là 2 năm cho Hoàng đai và Hoàng nhất, 3 năm cho Hoàng đai nhị, 4 năm cho Hoàng đai tam.
Danh xưng: hướng dẫn viên cho Hoàng đai, huấn luyện cho Hoàng Nhất, huấn luyện viên cao cấp cho Hoàng đai nhị, võ sư trợ huấn cho Hoàng đai tam.
-
Chuẩn Hồng đai
Đai đỏ viền vàng, 1 cấp. Thời gian tập luyện là 5 năm và trình tiểu luận võ học khi thăng cấp Hồng đai. Danh xưng: Võ sư chuẩn cao đẳng
-
Hồng đai
Đai đỏ vạch vàng, 6 cấp. Thời gian tập luyện mỗi cấp ít nhất là 6 năm và trình luận án võ học khi thăng cấp đai. Danh xưng: võ sư cao đẳng
-
Bạch đai
Đai trắng có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, đỏ, vàng, có 1 cấp. Thời gian tập luyện: Vô định.
Đây là đai cao nhất dành cho võ sư Chưởng môn phái. Ngày nay do không còn chức vị Chưởng môn nên đai trắng chỉ còn nằm trong lịch sử môn phái. Hiện nay người sở hữu Bạch đai là võ sư Nguyễn Văn Chiếu.
10 điều tâm niệm vovinam
10 điều tâm niệm theo chương trình võ đạo mới nhất do võ sư Nguyễn Văn Chiếu biên soạn, công bố năm 2009:
10 điều tâm niệm hiện nay
- 1. Việt Võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại
- 2. Việt Võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên dấn thân hiến ích
- 3. Việt Võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên thương mến dồng đạo
- 4. Việt Võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật nêu cao danh dự võ sĩ
- 5. Việt Võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải
- 6. Việt Võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh
- 7. Việt Võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng
- 8. Việt Võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến
- 9. Việt Võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động
- 10. Việt Võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm điểm để tiến bộ
10 điều tâm niệm khi xưa:
- 1. Việt Võ đạo sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân tộc và nhân loại
- 2. Việt Võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hệ thanh niên Việt Võ đạo
- 3. Việt Võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên thương mến dồng đạo
- 4. Việt Võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật nêu cao danh dự võ sĩ
- 5. Việt Võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và bênh vực lẽ phải
- 6. Việt Võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo hạnh
- 7. Việt Võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng
- 8. Việt Võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, để thắng phục cường quyền
- 9. Việt Võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành động
- 10. Việt Võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự kiểm điểm để tiến bộ
Lợi ích khi học vovinam
Tập luyện võ thuật và các môn thể thao vận động nói chung trong độ tuổi học đường được các chuyên gia dinh dưỡng, thể chất đặc biệt khuyến khích.
Đây là giai đoạn bắt đầu cho những bước rèn luyện thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Luyện tập võ thuật trong giai đoạn này, giúp bé phát triển thể chất , tăng cường hệ miễn dịch và rèn luyện tính cách “con nhà võ”.
Các võ sinh nhí từ 6 tuổi trở lên tập luyện theo chương trình riêng, phù hợp với thể trạng từng bé, vì trong giai đoạn này các bé chỉ có thể tập nhẹ để cơ thể quen dần với nhịp độ vận động định kỳ hàng ngày, hàng tuần tại võ đường
Lợi ích khi trẻ học võ:
- Tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng
- Rèn luyện khả năng quan sát, học cách xử lý tình huống linh hoạt
- Phát triển khả năng tập trung, tính kiên nhẫn, giúp tránh sao lãng trong học tập và làm việc sau này.
- Có thêm nhiều bạn, giao tiếp tốt hơn
- Rèn luyện tính kỷ luật, điểm mấu chốt trẻ tự lập về sau
- Học lễ phép kính trọng người lớn tuổi, quý mến bạn bè
- Lợi ích chung tất cả các môn sinh có khả năng tự vệ tốt khi gặp phải những tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống
Học võ vovinam tại nhà như thế nào ?
Nếu bạn thực sự yêu thích Vovinam nhưng bạn không thể có điều kiện để tới các Võ đường thì Youtube là một nơi lý tưởng để học Vovinam tại nhà.
Bạn sẽ thấy rất nhiều kênh giới thiệu và dạy những kỹ thuật từ cơ bản tới nâng cao.
Ví dụ như video dưới đây
Con gái có nên học vovinam không ?
Trước hết, võ mang lại sức khoẻ. Về mặt này, võ như là môn thể thao hữu hiệu giúp người tập (đặc biệt các cô gái) khoẻ mạnh hơn, thon thả hơn, tươi tắn hơn, và đẹp hơn.
Ngày nay, tuổi trẻ bị học nhiều quá, căng thẳng nhiều quá, đến nỗi nhiều bạn bị bão hoà, trầm cảm, dẫn đến “tâm thần phân liệt”, điên loạn…
Trí óc con người cũng như bộ máy, nếu không có chế độ bảo trì thích hợp, máy sẽ bị hỏng.
Mỗi ngày dành ra từ 30 phút đến một giờ để tập võ, là thời gian cần thiết cho đầu óc nghỉ ngơi, thư giãn, nhằm trả lại sự thăng bằng, sáng suốt. Nói theo cách nói của người xưa, võ mang lại cho ta “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”.
Võ, với những bài tập đặc trưng, còn giúp vun đúc nơi người tập những đức tính vô cùng cần thiết.
Đó là ý thức tổ chức, tính kỷ luật, kiên trì, chịu khó, giờ nào việc đó, học ra học chơi ra chơi…
Cái khó của tuổi trẻ ngày nay không đơn thuần là sự thiếu thốn mà chủ yếu là sự dư thừa, không phải là sự nghiêm khắc mà là sự nuông chìu.
Rất nhiều phụ huynh đã vô tình biến con cái họ thành kẻ yếu đuối, bạc nhược, thay vì là con người mạnh mẻ, có chí khí, có ước mơ.
Rất nhiều phụ huynh đòi hỏi con họ phải có điểm bài tập thật cao mà không biết rằng đó không phải là điều cơ bản.
Điều cơ bản chính là ý thức, tinh thần thái độ học tập thật tốt. Võ bổ sung sự thiếu sót đó.
Võ trang bị cho người tập chất thép để chiến đấu và chiến thắng trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
Quá trình tập võ còn là quá trình hoàn thiện nhân cách với những phẩm chất cơ bản: Nhân ái, cao thượng, thuỷ chung, dũng cảm, tự tin, tháo vát, lanh lợi, ung dung, trầm tĩnh, đĩnh đạt…
Võ có ba tầng số: Võ thuật, dạy cho người tập những kỹ năng tự vệ và chiến đấu. Võ lý, dạy cho người tập biết tường tận vì sao có hệ thống kỹ năng đó. Và Võ đạo, dạy cho người tập “đạo làm người”.
Đừng quên, tuổi trẻ luôn có nhu cầu giao tiếp. Đó là một nhu cầu tự nhiên và chính đáng đòi hỏi phải được đáp ứng để đứa trẻ được lớn lên một cách bình thường.
Võ đường, với truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, là ngôi nhà thứ hai sau ngôi nhà của bố mẹ.
Ở đó, ông thầy là người cha, võ sinh là anh em huynh đệ đồng môn. Võ đường là thế giới thu nhỏ, nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp của tuổi trẻ.
Qua đó giúp tuổi trẻ rèn kỹ năng giao tiếp, phép đối nhân xử thế; là một trong những yêu cầu quan trọng của con người trong thời đại giao lưu hội nhập.
Cũng đừng quên rằng biết mình là khởi đầu của mọi sự hiểu biết. Trong đời ai không biết mình thì rồi sẽ chẳng làm nên trò trống gì.
Quá trình tập võ giúp người tập tự khám phá mình, biết mình, thể nghiệm và thể hiện mình. Đó là một nhu cầu vô cùng quan trọng của tuổi trẻ mà rất ít phụ huynh chịu khó quan tâm.
Trong thời đại giao lưu hội nhập, quan niệm nữ tính có nghĩa là phải “mình mai vóc hạc”, dịu dàng, hiền hậu, đã trở nên quá lỗi thời.
Ngày nay, để có được sự bình đẳng, bình quyền với nam giới; để có thể giương danh lập oai giúp đời giúp người đúng với thiên chức và trí thông minh của phụ nữ; đòi hỏi nữ tính không chỉ là dịu dàng mà còn phải mạnh mẽ, không chỉ hiền thục mà còn phải quyết liệt, không chỉ là duyên dáng mà còn phải gai góc… Võ bổ sung mặt thứ hai kia cho các cô gái.
Tất nhiên, để có được kỹ năng tự vệ và những lợi ích kể trên, không phải cứ học võ là khắc có được, cũng không phải có được bằng con đường thuyết giảng khô khan, mà phải trải qua quá trình khổ luyện với những qui tắc, những bài tập, những nội dung từ thấp đến cao, từ dễ đến khó…
Cho đến một ngày bạn bỗng ngộ ra bạn đã được chuyển hoá một cách diệu kỳ. Y như người nông dân, cày sâu cuốc bẫm, bón phân nhổ cỏ, dãi nắng dầm sương… rồi sẽ đến ngày hân hoan trước đồng lúa chín vàng.
Thế đấy, tất cả tuỳ thuộc nơi sự thành tâm và kiên trì của bạn – cây cải, chỉ trồng một tháng là ăn được, nhưng cây dừa phải trên sáu năm mới có thể đơm hoa kết trái; tập để chơi vũ cầu cho khoẻ người, chỉ cần vài hôm là đủ, nhưng đến lò luyện võ để thăng hoa mình, đòi hỏi phải kiên trì tập luyện một thời gian dài.
Mà về sự kiên trì, trong tập võ, xem ra con gái bền bỉ hơn cánh đàn ông con trai nhiều.
Học vovinam ở đâu tại Hải Dương ?
Hiện nay vovinam phát triển rộng khắp trong nước cũng ngoài nước, và đã được phổ cấp các trường học, đại học, các xã, phường, huyện, thị, thành phô… nên bất kỳ ai dù nam hay nữ chỉ cần có nhu cầu học tập, nghiên cứu rèn luyện vovinam là đều có thể dễ dàng tìm được câu lạc bộ võ thuật vovinam để rèn luyện.
Ở Hải Dương nếu bạn có nhu cầu học , bạn có thể tham khảo những địa chỉ võ đường nơi bạn sinh sống:
- Võ đường vovinam Nam Phong- Tứ Kỳ
Địa chỉ: – Cơ sở 1: Đại Đồng , Tứ Kỳ, Hải Dương
– Cơ sở 2: Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải dương
Fanpage: https://www.facebook.com/voduongnamphongtuky/
HLV : Nguyễn Đức Mẫn – 0988 277 992
- CLB vovinam Đại học y kỹ thuật Hải Dương
Địa chỉ: 242 đường Nguyễn Lương Bằng, Tp Hải Dương
- CLB vovinam Đại học Thành Đông
Địa chỉ: Phường Tứ Minh, Tp Hải Dương
- CLB vovinam xã Lạc Long
Địa chỉ : xã Lạc Long Huyện Kinh Môn
- CLB vovinam huyện Thanh Hà
- CLB vovinam An Đức
Địa chỉ: xã An Đức, huyện Ninh Giang, Hải Dương
- CLB vovinam Đoàn Tùng
Địa chỉ: Xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, Hải Dương
- Võ đường vovinam Huỳnh Xuân
Địa chỉ: xã Cẩm Hoàng, Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương
- CLB vovinam xã Quý Dương
Địa chỉ: Xã Quý Dương, Cẩm Giàng, Hải Dương
Mua dụng cụ, binh khí, võ phục vovinam ở đâu ?
Hiện nay có rất nhiều shop võ thuật bán dụng cụ, binh khí hay võ phục cho Vovinam. Bạn có thể mua ở bất cứ đâu nếu bạn biết rằng ở đó là một shop uy tín và sản phẩm chất lượng.
Nếu chưa có, hoặc cần tìm hiểu bạn có thể tìm hiểu tại Shop Võ Thuật Nam Phong. Chúng tôi sẽ tư vấn bạn những sản phẩm dành cho luyện tập Vovinam tốt nhất
Từ khóa » Giới Thiệu Về Môn Võ Vovinam
-
Vovinam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vovinam Là Gì? Những điều Thú Vị Về Võ Vovinam Bạn Chưa Biết
-
Sơ Lược Về Lịch Sử Môn Võ Vovinam - Blog Thể Thao HCM
-
Võ Vovinam Là Gì, Có Mấy đai? Tìm Hiểu Về Môn Võ Vovinam Tại SEA ...
-
Vovinam Là Gì? Khởi Nguồn, Các Cấp độ Và Màu đai Thế Nào?
-
Vovinam Là Gì? TOP 8 Bài Tập Tự Vệ Võ Vovinam Cho Người Mới
-
Vovinam Là Gì? Đặc điểm Kỹ Thuật Của Võ Vovinam - Upyarkilt.Com
-
Giới Thiệu Môn Phái | Vovinam Việt Võ Đạo HCMUTE
-
Lịch Sử Môn Phái | Học Võ Vovinam
-
Vovinam - Những Câu Chuyện đằng Sau Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Tinh Túy Của Võ Thuật Việt Nam - Bóng đá
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Việt Võ Đạo
-
Tìm Hiểu Về Vovinam - Niềm Tự Hào Của Dân Tộc Việt Nam - XBT