Vovinam Là Gì? Đặc điểm Kỹ Thuật Của Võ Vovinam - Upyarkilt.Com

Vovinam là một môn võ rất đặc biệt với độ phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu Vovinam là gì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Nội dung tóm tắt

Vovinam là gì?

Hiện nay giới trẻ Việt Nam nhiều người cũng có xu hướng lựa chọn môn võ cổ truyền Vovinam. Vovinam là một môn võ dựa trên tất cả các môn võ cổ truyền tuy nhiên chúng chưa được bổ sung vào danh sách các môn võ dân tộc. Vovinam là một môn võ phổ biến trên khắp đất nước về cả chất lượng và số lượng là nơi tập hợp tất cả tinh thần chiến đấu của Việt Nam

Vovinam đang thu hút rất nhiều bạn trẻ tại Việt Nam, là một môn võ đạo – võ thuật được sáng lập vào năm 1936 bởi võ sư Nguyễn Lộc. Việt Võ Đạo chính là một môn võ nắm giữ được linh hồn của cả cộng đồng võ thuật ở Việt Nam đồng thời cũng tiếp thu được nhiều xu hướng mới.

vo-su-nguyen-loc-sang-to-vovinam

Võ Sư Nguyễn Lộc – Sáng tổ Vovinam

Đặc điểm kỹ thuật của võ Vovinam

Tính thực dụng

  • Môn võ này các môn sinh sẽ được chỉ dạy những thế khóa đỡ phản đòn cơ bản như: đấm, đá, gạt, chỏ,… 
  • Luyện tấn, đi quyền được xem là tính thực dụng của môn võ này để người học phòng vệ khi gặp nguy cấp.
  • Tính thực dụng được nhiều ngành nghề hiện nay như công án, nhà báo, dịch vụ.

Tính liên hoàn

Những động tác liên hoàn tay như đấm, chém và chỏ, đạp, đá, triệt ngã là đặc điểm của môn võ này để hạ gục đối phương. phù hợp với những người có thể tạng gọn gàng.

Vận dụng nguyên lý khoa học

Những nguyên lý khoa học được sử dụng trong môn võ này là lực xoáy, lực co gấp, lực đòn bẩy, lực ly tâm, sức bật. Áp dụng nguyên lý này sẽ ít hao tổn thể lực trong thời gian luyện tập cũng như thi đấu

Nguyên lý Cương-Nhu phối triển

Nguyên lý cương nhu là thường sẽ né tránh trước (nhu) để phản công lại (cương). Nguyên lý một phát triển thành ba

Một phát triển thành ba

Nguyên tắc “Một phát triển thành ba” các đòn căn bản, khóa gỡ Việt Võ Đạo vận dụng các nguyên lý khoa học sẽ phát triển thành những đòn đơn luyện, song luyện và đa luyện như:

  • Lực ly tâm các thế xoay người, gạt, đỡ, đấm, đá, chỏ theo hình vòng cung hoặc vòng tròn
  • Lực xoáy (các thế đấm thẳng…)
  • Lực đòn bẩy (các thế bẻ, khóa, gài, móc, chặn…)
  • Lực co gấp và sức bật (các đòn quăng, quật, vật, nhảy…).

Những nguyên lý khoa học như “Một phát triển thành ba” này giúp võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo ít hao tốn sức lực khi tập luyện cũng như lúc thi đấu. Đòn chân tấn công là một đặc trưng kỹ thuật quan trọng của Vovinam Việt Võ Đạo. Đặc biệt, các đòn chém quét, lực tay và chân đánh cùng lúc, triệt ngã (lực tay và lực chân đánh cùng lúc và cùng chiều), quật ngã bằng cách quặp cổ (bất ngờ tung ra khi đối phương bất cẩn, lảo đảo…)….

Vovinam Việt Võ Đạo có 2 phương pháp tập luyện khác là các bài đơn luyện bài quyền tay không và có binh khí hoặc vũ khí.

Hiện nay Vovinam Việt Võ Đạo không ngừng liên tục bổ sung thêm một số bài nhu khí công quyền hệ thống đòn thế, bài quyền tay không và cả vũ khí kiếm, côn, búa, mã tấu, tay thước, bao gồm những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. Có cả món võ dành cho võ sinh người cao tuổi và trẻ em. Vovinam Việt Võ Đạo vẫn luôn đảm bảo những đặc trưng cơ bản dành cho tất cả võ sinh vừa mang tính truyền thống Việt Nam và vừa mang tính hiện đại trong hơn 40 năm qua.

Các bài quyền cơ bản trong Vovinam

Học võ Vovinam, các bạn cần biết cách thực hiện nhiều bài quyền khác nhau, là các bài quyền Vovinam bằng tay không gồm có:

  • Khởi quyền
  • Nhập môn quyền
  • Thập thế bát thức quyền
  • Ngọc trản quyền
  • Các bài quyền võ Vovinam với vũ khí gồm:
  • Song dao pháp
  • Tiên long song kiếm
  • Mã tấu pháp
  • Võ thuật vovinam thập tự quyền
  • Long hổ quyền
  • Lão mai quyền 
  • Viên phương quyền
  • Việt võ đạo quyền
  • Ngũ môn quyền
  • Tứ tượng côn pháp
  • Nhu khí công quyền số 1
  • Nhu khí công quyền 2
  • Mộc bản pháp
  • Xà quyền 
  • Hạc quyền 
  • Bát quái song đao
  • Thái cực đơn đao pháp
  • Nhật nguyệt đại đao pháp
  • Thương lê pháp
  • Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp
  • Việt điểu kiếm pháp
  • Tứ trụ quyền

Vovinam được hiểu chính là gốc rễ và nguồn cội, Việt Võ Đạo chính là những hoa thơm, trái ngọt của Vovinam. Chúng ta đều có thể gọi là Việt võ đạo hoặc Vovinam. Bên cạnh việc tập luyện binh khí và võ thuật sử dụng từ Vovinam các võ sinh sẽ phải luyện tập khí công và ngoại công đề cao việc trau dồi nhân cách. Vovinam có những đòn đánh kẹp cổ, bay cao gọi là đòn chân tấn công rất nổi tiếng thường được biểu diễn dần trở thành một nét đẹp riêng của môn phái.

Khi đã đạt đến cấp độ cao thì những võ Vovinam sẽ luyện tập những bài tập khó như tập khí công, nội công, ngoại công, các phương pháp kết hợp võ thuật và Đông y để điều trị những trường hợp bị đả thương, luyện tập công kích và chữa trị những huyệt đạo trên cơ thể, do quá trình tập luyện thi đấu xảy ra.

Hiện nay nhiều người đã lựa chọn môn võ Vovinam để học tự vệ, đây cũng là môn võ tự vệ được mọi người quan tâm và áp dụng nhiều nhất để bảo vệ bản thân.

 

Rate this post

Continue Reading

Previous: Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm y học học ở đâu tốt nhất?Next: Võ Vovinam có mấy đai? Ý nghĩa các màu đai Vovinam

Từ khóa » Giới Thiệu Về Môn Võ Vovinam