Tình Hình Cấu Trúc Chữ Nôm Qua Khóa Hư Lục Giải Nghĩa Và Khóa Hư ...
Có thể bạn quan tâm
ThS. TRẦN TRỌNG DƯƠNG
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
1. Tình hình phân loại cấu trúc chữ Nôm
Các nhà nghiên cứu từ trước đến nay khi nghiên cứu về cấu trúc chữ Nôm đều luôn cố gắng đưa ra một mô hình phân loại cho đối tượng nghiên cứu khá phức tạp này. Đến nay, chúng ta có thể thấy năm cách phân loại sau: 1. Phân loại cấu trúc chữ Nôm theo lục thư: Ngô Thì Nhậm, Vương Lực, Nguyễn Quang Xỹ, Vũ Văn Kính, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn. 2. Phân loại cấu trúc chữ Nôm theo nguồn gốc tiếng Việt trong mối tương quan với âm Hán Việt: Dương Quảng Hàm, Nguyễn Đình Hòa, Bửu Cầm. 3. Phân loại cấu trúc chữ Nôm theo sự đối lập hình thể của những chữ vay mượn và những chữ sáng tạo: Nguyễn Tài Cẩn và N.V. Xtankêvich, Lê Văn Quán, Lê Anh Tuấn. 4. Phân loại cấu trúc chữ Nôm theo hướng âm đọc: Nguyễn Ngọc San chia chữ Nôm làm hai loại: dựa âm và không dựa âm; Hoàng Thị Ngọ chia chữ Nôm làm hai loại: loại ghi một tiếng bằng hai mã chữ và loại ghi một tiếng bằng một mã chữ. 5. Phân loại chữ Nôm theo hướng tổng hợp: Nguyễn Khuê - Nguyễn Nam, Trần Xuân Ngọc Lan.
Có thể thấy, hai cách phân loại đầu là nhìn cấu trúc chữ Nôm trong tương quan với cách cấu tạo của chữ Hán. Cách phân loại thứ hai đã chú ý đến vị trí của âm Hán Việt khi tham gia vào cấu trúc của chữ Nôm. Cách phân loại thứ ba của Nguyễn Tài Cẩn có cái nhìn rạch ròi hơn về tự dạng, xét về tự dạng để phân định mã chữ nào là của chữ Hán, mã chữ nào là sáng tạo của riêng Việt Nam. Cách phân loại thứ tư có ưu thế riêng, phản ánh được các nguyên tắc, cơ chế hình thành chữ Nôm, được đánh giá là hữu lý và mới, bởi lẽ âm là thành tố chủ yếu trong phương thức cấu tạo chữ Nôm, gồm 14 kiểu chữ Nôm. Cách phân loại thứ năm là cách phân loại có cố gắng đưa ra một mô hình rộng nhất cho mọi trường hợp của chữ Nôm theo lịch đại. Các tiêu chí hình, âm, nghĩa - dụng học được tiến hành hết sức chặt chẽ. Mô hình của Nguyễn Khuê với 24 tiểu loại chữ Nôm là mô hình hợp lý hơn cả với thực tế sáng tạo cấu trúc chữ Nôm trong suốt lịch sử tồn tại của loại chữ này. Tuy nhiên, đơn vị trong một số tiểu loại xuất hiện rất ít và khó có thể áp không nhiều, nếu không muốn nói là dụng xuất hiện rất ít và khó có thể áp dụng đối với việc phân loại chữ Nôm trong một văn bản cụ thể.
2. Cơ sở phân loại cấu trúc chữ Nôm
Đối tượng của bài viết là tình hình cấu trúc chữ Nôm qua hai bản Khóa hư lục giải nghĩa AB.268 của Tuệ Tĩnh và Khóa hư lục giải âm AB.367 của Phúc Điền Hòa thượng. Bài viết này nhằm mục đích xác lập sự khác biệt về cấu trúc chữ Nôm trong cái nhìn lịch sử qua hai bản trên.
2.1. Mô hình phân loại
Mô hình phân loại chúng tôi thấy hợp lý với đối tượng khảo sát hơn cả là mô hình phân loại theo âm đọc. Nếu sử dụng mô hình phân loại chữ Nôm theo tiêu chí hình thức thì không đủ để lý giải mọi trường hợp một cách thoả đáng, ví dụ như: chữ 驢LƯ đọc âm Nôm là LỪA (nghĩa là con lừa), nhưng trong văn cảnh đó nghĩa là “lừa đảo”. Mô hình tổng hợp của Nguyễn Khuê thì quá lớn, nhiều tiểu loại chắc chắn sẽ không có đơn vị thống kê. Chúng tôi chọn mô hình phân loại chữ Nôm theo âm đọc là cách lựa chọn hợp lý hơn cả với đối tượng khảo sát tương ứng.
Chữ Nôm là loại văn tự ghi âm. Âm dựa (mượn) bao gồm ba loại: âm Hán Việt, âm Phi Hán Việt (âm Tiền Hán Việt và âm Hậu Hán Việt) và âm Nôm. Theo phương thức ghi âm, chúng tôi thực hiện bước lưỡng phân thứ nhất, chia chữ Nôm làm 2 loại: I. Chữ Nôm cấu tạo theo phương thức dựa âm và II. Chữ Nôm cấu tạo theo phương thức không dựa âm. Loại chữ Nôm không dựa âm chỉ có 2 tiểu loại: Tiểu loại H là tiểu loại ghép nghĩa (hội ý), hình chữ cấu tạo trên cơ sở chất liệu văn tự Hán; Tiểu loại N là tiểu loại đọc theo nghĩa của từ Hán, mượn nguyên văn tự Hán. Theo cách dựa âm (dựa âm hoàn toàn và dựa âm không hoàn toàn), chúng tôi thực hiện bước lưỡng phân thứ hai, chia làm 2 loại: 1. Loại chữ Nôm không chỉnh âm và 2. Loại chữ Nôm chỉnh âm.
Đặc điểm của loại chữ Nôm không chỉnh âm là mượn hoàn toàn cả văn tự Hán. Theo tiêu chí âm dựa, chúng tôi tiến hành bước lưỡng phân thứ 3, chia loại này làm 2: 1. Loại chữ Nôm đọc theo âm Hán Việt và 2. Loại chữ Nôm đọc theo âm phi Hán Việt (tức loại A2, theo cách quy ước truyền thống, chúng tôi để nguyên kí hiệu quy ước này cho tiện theo dõi, so sánh với các kết quả thống kê trước đây), lấy nghĩa và mượn văn tự Hán. Theo tiêu chí nghĩa của chữ Hán, chúng tôi tiến hành bước lưỡng phân thứ 4, chia làm 2 loại: 1. Loại chữ Nôm lấy nghĩa (Loại A1) và 2. Loại chữ Nôm bỏ nghĩa (Loại B). Đặc điểm chung của loại chữ Nôm chỉnh âm là dùng âm dựa để ghi một âm Nôm có vỏ ngữ âm gần giống. Theo phương thức định hướng âm dựa, chúng tôi tiến hành bước lưỡng phân tiếp theo, chia chữ Nôm làm 2 loại: 1. Loại chữ Nôm không có định hướng và 2. Loại chữ Nôm có kí hiệu định hướng.
Loại chữ Nôm không có định hướng có đặc điểm chung là không dùng kí hiệu để báo đọc chệch âm. Theo âm dựa, chúng tôi thực hiện bước lưỡng phân thứ 4, chia chữ Nôm làm 2 loại: 1. Loại chữ Nôm không định hướng cho âm dựa-Hán Việt (Loại C1) 2. Loại chữ Nôm không định hướng cho âm dựa - Nôm (Loại C2). Loại chữ Nôm có định hướng có đặc điểm chung là: ngoài thành phần ghi âm còn có thành phần để báo hiệu về nghĩa và âm đọc. Theo tiêu chí này, chúng tôi tiến hành bước lưỡng phân thứ 4, chia loại chữ Nôm có định hướng làm 2 loại: 1. Loại chữ Nôm có định hướng về âm đọc và 2. Loại chữ Nôm có định hướng về nghĩa/ âm. Loại chữ Nôm có định hướng về âm đọc tiếp tục được lưỡng phân thành 2 loại: 1. Loại chữ Nôm dùng kí hiệu (bộ khẩu, cá nháy, hai phẩy biên) để báo hiệu đọc chệch âm (Loại D) và 2. Loại chữ Nôm có kí hiệu ghi tổ hợp phụ âm đầu. Loại chữ Nôm có kí hiệu ghi tổ hợp phụ âm đầu được tiến hành lưỡng phân: 1. Loại chữ Nôm dùng 2 mã chữ tương đương với 2 khối vuông tách rời để ghi tổ hợp phụ âm đầu (Loại E1) và 2. Loại chữ Nôm có 2 mã chữ nén trong một khối vuông dùng để ghi tổ hợp phụ âm đầu tiếng Việt cổ (Loại E2). Chúng tôi tiếp tục tiến hành bước lưỡng phân tiếp theo, chia loại chữ Nôm có định hướng về nghĩa làm hai: 1. Loại chữ Nôm có định hướng về trường nghĩa bằng bộ thủ và 2. Loại chữ Nôm có định hướng xác chỉ nghĩa bằng một chữ Hán (Loại G). Chúng tôi tiến hành lưỡng phân tiếp theo, chia loại chữ Nôm có định hướng về trường nghĩa bằng bộ thủ làm hai: 1. Loại chữ Nôm định hướng về âm Hán Việt (Loại F1) và 2. Loại chữ Nôm định hướng âm Nôm (Loại F2). Trên thực tế, loại A1 có thể tiến hành lưỡng phân một bậc nữa theo tiêu chí văn tự: 1. Loại chữ dùng văn tự chính xác (A1.1) và 2. Loại chữ dùng văn tự không chính xác (Loại A1.2). Loại A1.2 là loại dùng văn tự của một từ Hán đồng âm để ghi một từ Hán đồng âm khác nghĩa. Loại chữ này GS. Nguyễn Tài Cẩn đã từng nhắc đến. Nguyễn Tuấn Cường cũng đã khảo sát một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, bài viết tạm thời chưa đưa tiểu loại này vào mô hình phân loại vì tư liệu hiện còn chưa thật đủ.
Mô hình phân loại chữ Nôm
CHỮ NÔM | |||||||||||||||||
DỰA ÂM | KHÔNG DỰA ÂM | ||||||||||||||||
Không chỉnh âm | Chỉnh âm | ||||||||||||||||
Không định hướng | Có định hướng bằng kí hiệu gia cố | ||||||||||||||||
Kí hiệu phụ | Kí hiệu chỉnh âm đầu | Bộ thủ | Chữ Hán | ||||||||||||||
Âm Hán Việt | Âm phi Hán Việt | Âm Hán Việt | Âm Nôm | Âm Hán Việt | Âm Hán Việt | Âm Hán Việt | Âm Hán Việt | Âm Nôm | Âm Hán Việt | ||||||||
Lấy nghĩa | Bỏ nghĩa | Lấy nghĩa | Bỏ nghĩa | Lấy trường nghĩa | Lấynghĩa | Ghép nghĩa | Lấy nghĩa | ||||||||||
才 | 没 | 務 | 別 | 窒 | 嗎 | 婆割 | 疩 | 覥 | 口乊 | 佂 | 俼 | 爪 | |||||
Tài | Một | Mùa | Biết | Dứt | Mựa | Bà cắt | Blăng | Ve | Hít | Chín | Trời | Vuốt | |||||
Mượn hình chữ | Tự tạo hình chữ | Mượn | |||||||||||||||
A1 | B | A2 | C1 | C2 | D | E1 | E2 | F1 | F2 | G | H | N |
Từ khóa » Hình Cầu Tiếng Hán Việt
-
Tra Từ: Cầu - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Cầu - Từ điển Hán Nôm
-
Cầu - Wiktionary Tiếng Việt
-
Hình Cầu Trong Tiếng Hàn Là Gì? - Từ điển Việt Hàn
-
Cầu Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự CẦU 球 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Thảo Luận:Bạch Cầu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngọc Trai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 7 ứng Dụng Tra Từ điển, Dịch Tiếng Hàn Sang Tiếng Việt Chính Xác
-
Cuốn Nguyễn Trãi Quốc âm Từ điển Này được Biên Soạn Nhằm Phục ...
-
Cầu đá “Củng Kiều” ở Thành Na Lữ - Báo Cao Bằng điện Tử
-
Hán Tự Trên App Store
-
[PDF] Cách đọc Hán Việt ở Miền Nam Việt Nam Vào Cuối Thế Kỷ 19