Trái Nghĩa Với Chuyên Cần Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
- 3. Bài văn mẫu tham khảo
- 1. Cần cù là gì ?
- 2. Giải thích những câu ca dao về chăm chỉ, cần cù, siêng năng quen thuộc:
- 3. Những câu ca dao tục ngữ vềchăm chỉ, cần cù, siêng năng khác:
- 4. Truyện ngụ ngôn: Cần cù chịu khó
- Video liên quan
Câu hỏi: Trái nghĩa với cần cù là gì?
Trả lời:
Trái nghĩa với cần cù là lười biếng, lười nhác, đại lãn,…
Cùng Top lời giải tìm hiểu về tính cần cù nhé!
1. Khái quát về tính cần cù
- Siêng năng, cần cù có thể được hiểu là đó là sự chăm chỉ, tìm tòi học hỏi, kiên nhẫn và luôn làm hết sức mình, siêng năng còn biểu hiện ở sự chịu khó, tìm tòi học hỏi với mọi người xung quanh, cần cù cũng biểu hiện của sự chăm chỉ, khám phá mọi điều mới mẻ. Đức tính siêng năng, cần cù là đức tính tốt của dân tộc Việt Nam, đây là một trong những đức tính tốt mà xã hội của chúng ta luôn lấy nó làm chuẩn mực cho cuộc sống, luôn đề cao giá trị của nó trong cuộc sống của mình. Siêng năng, cần cù, giúp ích rất nhiều cho mỗi chúng ta, nó tạo cho con người sự tự giác hơn trong cuộc sống, chăm chỉ, rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, tích cực học tập, rèn luyện và tạo nên được thói quen tốt cho xã hội.
2. Dàn ý bài văn về đức tính cần cù tham khảo
Dàn ý
* Mở bài
Người xưa có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim” thể hiện tính kiên trì, cần cù cũng giống như việc chúng ta rèn một thanh sắt thành một cái kim, là quá trình phấn đấu và tự khẳng định bản thân mình bằng những nỗ lực.
* Thân bài
– Cần cù là thực hiện công việc kiên trì sẽ dẫn đến kết quả mĩ mãn. Nhưng cần cù cần đi kèm với phương pháp thì mới có thành công lớn. Kẻ lý thuyết suông, kẻ dựa dẫm ỉ lại sẽ khó có thành công bền vững như mong muốn.
– Siêng học tập thì mau biết có nghĩa là siêng năng, kiên trì, chăm chỉ học tập sẽ tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao và mở mang trí tuệ, nhận thức.
– Siêng năng học tập mọi lúc mọi nơi sẽ giúp con người thông hiểu nhiều điều. Kẻ lười biếng sẽ tụt hậu trong cuộc sống.
– Trong học tập cần cù chịu khó suy nghĩ, tư duy giúp bạn có những phương pháp giải bài tập nhanh nhất. Học sinh khi gặp một bài toán khó chưa nghĩ ra cách giải nhưng nếu bạn cần cù suy nghĩ tận dụng nguồn tri thức từ sách vở và thông tin trên internet một cách có chọn lọc để tiếp thu thì sẽ tìm ra hướng giải
– Trong công việc nghiên cứu đức tính siêng năng, cần mẫn giúp bạn luôn được cấp trên khen ngợi, và tạo cơ hội phát triển.
– Trong mọi lĩnh vực, hễ chịu khó tư duy sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết thành công và ngược lại, những kẻ lười suy nghĩ sẽ lâm vào trì trệ và bế tắc.
– Giới trẻ ngày nay được cha mẹ nuông chiều nên thường có tính ỷ lại, chóng chán nản, không cần cù, siêng năng. Điều này sẽ gây khó khăn cho các bạn trong tương lai khi cha mẹ không còn ở bên cạnh bảo vệ bao bọc cho các bạn nữa.
* Kết bài:
– Liên hệ với bản thân là một người học sinh cần cố gắng phát huy hơn nữa tính cần cù, chăm chỉ của bản thân thông qua những việc dù là nhỏ … dù có khó khăn như việc mài sắt thành kim thì cũng sẽ thành công.
3. Bài văn mẫu tham khảo
Bài văn mẫu 1:
Trong cuộc sống có rất nhiều những đức tính tốt, chúng ta cần phải học tập và noi theo những đức tính và chuẩn mực đó của xã hội. Và phải kể đến đó là đức tính siêng năng, cần cù của con người trong xã hội.
Luôn đề cao, tinh thần ham học hỏi, cần cù, sáng tạo trong công việc cũng như trong cuộc sống, sự chăm chỉ đó được biểu hiện ở việc họ luôn đam mê với công việc hay học tập, luôn tự giác làm những điều tốt nhất cho xã hội, tích cực chủ động hơn trong cuộc sống, trong công việc, luôn tích cực thể hiện được tinh thần sáng tạo, cần mẫn với tất cả mọi việc trong cuộc sống.
Chăm chỉ, tìm tòi, phát hiện thêm những điều mới mẻ, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời này thật ý nghĩa. Chăm chỉ còn biểu hiện ở đức tính luôn cố gắng làm mọi điều tốt nhất, sự cần mẫn trong công việc và cuộc sống, luôn chăm chỉ rèn luyện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, thể hiện đức độ, đức tính cần mẫn của con người.
Mỗi chúng ta cần phải học hỏi đức tính tốt này, vì nó mang lại cho chúng ta nhiều điều giá trị cho cuộc sống của mình, luôn tích cực học hỏi, tìm tòi, cẫn mẫn với học tập và công việc của mình, sự cần cù, chăm chỉ đó tạo cho mỗi chúng ta những thói quen sống tốt, luôn biết cố gắng học hỏi, rèn luyện trong công việc.
Như dân gian ta đã có câu: “ cần cù bù thông minh”, chính vì thế sự cần cù mang lại cho chúng ta sự thành công, luôn tìm tòi, sáng tạo và học hỏi, luôn làm được mọi điều tốt nhất trong cuộc sống, từ đó con người có những quyết định đúng đắn hơn trong cuộc sống của mình, sự sáng tạo, cần mẫn, thể hiện sự dứt khoát, thái độ vững tin. Luôn thể hiện sự kiên trì, bền bỉ và sáng tạo của mình trước những vấn đề của cuộc sống, chính vì thế, mỗi chúng ta cần phải luôn thể hiện sự chăm chỉ, cần cù của mình trong cuộc sống.
Luôn thể hiện thái độ, tinh thần trách nhiệm, tích cực hơn với công việc, cuộc sống, có như vậy chúng ta mới có những đóng góp tích cực trong cuộc sống của mình, luôn thể hiện sự tự tin, chăm chỉ, cần mẫn của mình trong công việc và học tập, luôn thể hiện thái độ chăm chỉ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dám đối mặt với những vấn đề của cuộc sống.
Đức tính siêng năng, cần cù, từ xưa đến nay đã được dân gian ta coi trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho con người, để cho chúng ta những bài học quý giá trong cuộc sống. Sự cần cù, siêng năng, giúp cho mỗi chúng ta có thể hoàn thành tốt được công việc, khi có đức tính chăm chỉ trong người, không có một điều khó khăn, hay vất vả nào có thể cản bước chúng ta, luôn kiên trì, sáng tạo, thể hiện được bản lĩnh của mình trước những vấn đề của cuộc sống.
Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sáng, họ luôn kiên trì, chăm chỉ, siêng năng trong học tập điển hình như chủ tịch Hồ Chí Minh, bác luôn cần mẫn trong chiến đấu và đời sống, bước là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập và noi theo.
Mỗi chúng ta cần phải cố gắng học hỏi cho mình đức tính cần cù, siêng năng, nó là đức tính tốt, mỗi chúng ta cần phải tìm tòi, sáng tạo và học hỏi mỗi ngày.Như bác Hồ đã từng nói: “ không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền” chỉ cần cần cù, siêng năng, chúng ta sẽ làm được mọi việc.
Bài văn mẫu 2:
Siêng năng cần cù là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, từ học sinh cho tới người lao động ai cũng cần phải rèn luyện đức tính này hằng ngày bởi vì nó có tầm quan trọng tới cuộc sống chúng ta và hướng tới cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất.
Vậy thì siêng năng cần cù là gì? Đó là chăm chỉ làm việc và chăm chỉ học tập một cách thường xuyên và đều đặn, đó người ta gọi là siêng năng. Còn cần cù là chăm chỉ chịu khó làm việc, cho dù khó khăn cũng không bỏ cuộc, nhất là trong học tập và trong lao động.
Người ta thường bảo thời gian quý như vàng như bạc, chính vì thế cho nên những ai biết quý trọng thời gian thì mới chịu khó làm việc, chịu khó siêng lao động, học hành. Có siêng năng cần cù thì mới có ý thức, không để cho thời gian của mình trôi qua một cách lãng phí bởi như vậy là vô ích.
Cần cù siêng năng là biết dùi mài kinh sử, biết tim tòi những cái khó trong học tập để vươn lên tầm cao mới, khám phá ra những kiến thức khoa học hiện đại. Thức khuya dậy sớm và chăm chỉ làm ăn, vượt qua những khó khăn, khổ cực thì đó mới gọi là siêng năng, chịu khó.
Người học sinh đi học thì cần phải biết cố gắng vươn lên trong học tập, bài nào không hiểu thì tìm tòi ra lời giải đáp. Đó mới gọi là cần cù.
Người thợ coi giờ lao động của mình là vàng ngọc cho nên cố gắng làm hết mình để không lãng phí thời gian. Người nông dân cày sâu cuốc bẫm một nắng hai sương là để làm nên mùa màng bội thu, họ cần cù siêng năng để làm ra từng hạt lúa hạt gạo, để có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Và muốn được no ấm và giàu có thì phải biết siêng năng cần cù, biết vươn lên trong từng thời khắc của cuộc sống.
Từ trước cho tới nay, cái đáng quý nhất là người lao đọng, và người đáng quý nhất đó là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục cho chúng ta về lòng yêu nước và về đức tính cần cù. Nhờ có siêng năng cần cù mà mỗi chúng ta không sợ gian lao khó khăn hay vất vả gì, luôn nhẫn nại kiên trì trong làm ăn, trong học hành.
Trái với siêng năng cần cù là lười biếng, đó là những người “siêng ăn nhác làm” chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu động não suy nghĩ hay làm việc, họ trở thành kẻ sống thừa và vô tích sự trước mặt người khác và luôn khiến cho người khác phải chê cười.
Là người học sinh, chúng ta phải biết chăm chỉ làm ăn, phải biết thức khuya dậy sớm chịu khó học hành thì mới nên người, mới xây dựng cho tương lai của bản thân và xã hội tốt đẹp được. Nhất là trong các kì thì thì cần phải siêng năng ôn luyện, không được thấy khó mà nản chí. Có chịu khó nỗ lực hết mình thì mới có thể vươn lên học khá học giỏi, mới giành được điểm tốt.
Những người siêng năng cần cù thường hay được mọi người kính nể và cũng là tấm gương đẹp để mọi người noi theo. Học sinh cần cù thì được thầy yêu bạn mến còn người lao động cần cù thì được mọi người thán phục.
Học tập hôm nay để có một ngày mai đúng nghĩa. Đó là một ngày mai ấm no, hạnh phúc tươi sáng hơn. Chăm chỉ cần cù đưa ta tới những thứ tốt đẹp trong cuộc sống cho nên chúng ta cần phải biết quý trọng hơn nữa.
Câu hỏi:Tìm từ đồng nghĩa với cần cù?
Trả lời:
- Đồng nghĩa với từ cần cù là : chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, siêng năng, tần tảo, chịu thương chịu khó…
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về đức tính này nhé !
1. Cần cù là gì ?
- Cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.
- Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.
- Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì gọi là siêng năng, chịu khó.
2. Giải thích những câu ca dao về chăm chỉ, cần cù, siêng năng quen thuộc:
Câu 1:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Câu ca dao trên nói những người chăm chỉ, cần cù, siêng năng, dù trời trưa nắng là người ta vẫn làm việc cho dù mồ hôi rớt như mưa. Họ cần cù làm việc, họ chăm chỉ để có những hạt lúa, hạt gạo của chính bản thân họ làm ra để cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Câu ca dao còn nêu cao lên phẩm chất của những người nông dân chân chất và chăm chỉ.
Câu 2:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Ruộng là tài sản quý giá của những người nông dân chăm chỉ, cần cù và siêng năng. Chính vì sự quý giá ấy mà họ ví ruộng dất như vàng bạc châu báu, những người ấy khuyên rằng không nên bỏ ruộng hoang, bỏ ruộng hoang là bỏ phí vàng bạc. chính vì chúng ta nên siêng năng làm việc không nên bỏ hoang ruộng đất.
Câu 3:
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày thì được nửa gang.
Người ta so sánh đời người như một gang tay nhưng khi người có thói quen ngủ ngày thì đời người sẽ còn nữa ngày. Câu ca dao nói lên những người làm biếng, nói những người ngủ ngày không làm việc gì chỉ ngủ mà thôi. Chúng ta nên có những thói quen chăm chỉ, những thói quen lành mạnh để có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu 4:
Cần cù bù thông minh.
Ngươi ta thường nói một sự thành công thì sự thông minh chỉ có 1 phần tram còn sự siêng năng, cần cù đền 99 phần tram. Để nói lên điều đó thì câu tục ngữ trên nói rằng cần cù bù thông minh, dù thông minh đến đâu mà không có sự cần cù thì cũng không được. câu tục ngữ nhấn mạnh sự cần cù và đánh giá thấp sự thông minh.
Câu 5:
Ghét kẻ lười, không ai cười kẻ lấm gối.
Trong cuộc sống, những kẻ lười biếng luôn bị mọi người coi thường và ghét bỏ, những người lười biếng thường sẽ sinh tật và có những hành động xấu xa để tồn lại trong xã hội này. Còn những người siêng năng là những người lấm gối là những người được mọi người yêu thương, quý trọng và được yêu thương, bởi vì họ sống cuộc sống chính đáng, họ sống bằng sức lao động của mình, được mọ người rất trân trọng.
Câu 6:
Chịu khó mới có mà ăn
Chịu khó là sự chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chỉ có những điều ấy mới mang lại cuộc sống ấm nó, cuộc sống đầy đủ cho con người. còn những người lười biếng sẽ không được mọi người coi trọng mà còn bị mọi ghét bỏ và không có gì để ăn trong cuộc sống hằng ngày.
3. Những câu ca dao tục ngữ vềchăm chỉ, cần cù, siêng năng khác:
Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Đi lâu xa đâu cũng tới.
Dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Mưu cao chẳng bằng chí dày.
Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch.
Có cứng mới đứng được đầu gió.
Lười biếng chẳng ai thiết, siêng việc ai cũng mời.
Cần cù bù thông minh.
Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn.
Mảng lo khó, bó không chặt.
Muốn ăn thì lăn vào bếp, muốn chết thì lết vào săng.
4. Truyện ngụ ngôn: Cần cù chịu khó
Cách đây dã lâu lắm rồi, có một gia đình bình thường không giàu mà cũng chẳng nghèo, họ sống với cái nghề làm ruộng vất vả, gia đình không đông người lắm. Người mẹ chết sớm, gia đình chỉ còn lại người bố và một cậu con trai độc nhất. Người bố phải một mình nuôi đứa con mồ côi mẹ từ nhỏ cho đến khi cậu bé đó lớn lên.
Vào một hôm nọ, người bố bị ốm, cậu con trai đã mời thầy lang đến để khám và chữa bệnh cho bố của mình nhưng cuối cùng bện của ông vẫn không khỏi được. Thấy bệnh tình của bố hết đường cứu chữa, cậu con trai rất buồn rầu và sầu não, cả ngày cả đêm cậu luôn túc trực bên cạnh bố và cậu luôn cầu trời khấn phật cứu giúp bệnh tình của bố cậu sớm khỏi. Nhưng cuối cùng thì dù cậu con trai đã cố gắng hết sức làm đủ mọi cách để cứu giúp bố nhưng bệnh tình của ông không những không giảm mà ngày càng thêm nặng và cuối cùng ông đã qua đời.
Trước khi ông chết, ông có nói với cậu con trai rằng:
Bố phải vĩnh biệt con từ đây rồi. Kể từ nay bố và con sẽ không còn được nhìn thấy nhau nữa. Bố xin lỗi vì bỗ cũng không còn gì để lại cho con làm vốn liếng nữa. Bây giờ bố cảm thấy bệnh của mình nặng thêm nhiều, không thể sống thêm được nữa.
Bố chỉ mong con đừng mang xác của bố đi đốt hoặc chon như mọi người trong làng mình thường làm. Bố hi vọng rằng con hãy rằng xác của bố đến chôn ở một ngọn núi cao. Con sẽ phải qua tám ngọn núi để đến ngọn núi thứ chín mới được chôn bố ở đó. Nếu con làm được như tâm nguyện này của bố dặn con sẽ được hạnh phúc và bố cũng cảm thấy yên lòng như thế coi như con đã hiếu thảo với bố.
Vừa nói dứt lời, ông bố tắt thở. Sau khi ông bố qua đời, cậu con trai làm theo đầy đủ như lời ông bố đã dặn. Cậu lấy vải liệm bố rồi vác thi thể của bố đi qua tám ngọn núi và đến ngọn núi tứ chín. Khi mang thi thể bố đến ngọn núi thứ nhất cậu cảm thấy rất nặng và mệt mỏi cậu nghĩ trong bụng sẽ chôn bố ở ngọn núi này. Nhưng cậu đã không làm như thế vì lời dặn dò của bố vẫn còn vang vọng trong suy nghĩ của cậu, nó như tiếp thêm sức lực để cậu vượt qua ngọn núi tiếp theo.
Rồi cứ qua những ngọn núi tiếp theo cậu lại càng thấy nặng và mệt mỏi hơn, người con trai lại định sẽ chôn bố ở đây. Nhưng có lẽ anh không thể nào quên được lời bố dặn trước khi qua đời cuối cùng anh đã vượt qua được hết tám ngọn núi. Đến ngọn núi thứ chín cậu đặt xác bố xuống, cậu ta bắt đầu đào huyệt thì bõng dưng cậu ta thấy xác của bố mình hóa thành vàng.
Cậu ta cảm thấy rất ngạc nhiên vì không hiểu tại sao xác của bố lạo có thể hóa thành vàng. Nhưng sau đó, sau khi xem xét kĩ thấy đúng là một thỏi vàng thật, cậu ta liền mang thỏi vàng đó và trở về nhà đem bán nó và đã được một số tiền rất lớn. Nghe theo lời bố dặn cuối cùng thì nhờ tính cần cù chịu khó cậu con trai đã trở nên thật giàu có.
Tóm tắt truyện
Câu chuyện kể về một gia đình gồm có bố và một cậu con trai mồ côi mẹ từ nhỏ. Cha bị bệnh nặng cậu đã làm đủ mọi cách để chữa bệnh cho cha từ việc đi mời thầy lang tới khi không còn đường cứu chữa cậu cầu trời khấn phật nhưng cuối cùng cha vẫn qua đời.
Trước khi qua đời người cha có dặn cậu hãy chôn sác ông ấy ở ngọn núi thứ chín sau khi đã đi qua tám ngọn núi.
Sau khi cha qua đời cậu làm theo lời cha dặn nhưng mỗi lần đi qua mỗi ngọn núi cậu đều cảm thấy rất nặng và mệt mỏi cậu định bụng sẽ chôn cha ở tại đó nhưng rồi lời cha dặn vẫn luôn trong đầu cậu thôi thúc cậu làm theo
Cuối cùng, tới ngọn núi thứ chín khi đào huyệt định chôn cha thì bỗng xác của bố cậu hóa vàng sau đó nhờ cục vàng đó cậu đã trở nên giàu có.
Bài học rút ra
- Nếu mình cần cù chịu khó làm bất cứ một việc gì đó thì sẽ gặt hái được thành quả mà nó mang lại.
- Đừng ỷ lại người khác và đừng bỏ cuộc giữa chừng khi bạn gặp khó khăn thì bạn sẽ chẳng làm được việc gì lớn lao cả.
Từ khóa » Trái Nghĩa Với Cần Cù Là Gì
-
Trái Nghĩa Với Cần Cù Là Gì? - TopLoigiai
-
Tìm Từ 3 đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Các Từ Sau: A) Cần Cù B) Vinh ...
-
Từ Trái Nghĩa Với Cần Cù Câu Hỏi 3378788
-
Tìm Những Từ đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Mỗi Từ Sau? - BAIVIET.COM
-
Từ Trái Nghĩa, đồng Nghĩa Với Chăm Chỉ
-
Tìm Từ đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Những Từ Sau Dũng Cảm .cần Cù ...
-
Tìm Từ đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với :dũng Cảm Và Cần Cù - Hoc24
-
Trái Nghĩa Với Cần Cù Là Gì? - MarvelVietnam
-
Câu 1 : Tìm Những Từ đồng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Mỗi Từ Sau:a ...
-
[Sách Giải] Luyện Từ Và Câu: Tổng Kết Vốn Từ
-
Tìm Từ Trái Nghĩa Với Mỗi Từ Sau: Trung Thực, Nết Na, Cần Cù - Lazi
-
Hãy Nêu Từ Cùng Nghĩa Và Trái Nghĩa Với Từ Cần Cù Và Tiết Kiệm?
-
Top 29 Từ Trái Nghĩa Với Từ Chăm Chỉ 2022
-
Tuần 16: Luyện Từ Và Câu (Tổng Kết Vốn Từ) - Học Tốt Ngữ Văn