Tự điển - đắc - .vn
đắc có nghĩa là:
(得) Phạm: Pràpti. Một trong 75 pháp của tông Câu xá, một trong 100 pháp của tông Duy thức. Tất cả các pháp tạo tác thành tựu mà không mất thì gọi là Đắc; trái lại, tất cả các pháp không thành tựu được thì gọi là Phi đắc. Đắc và Phi đắc có quan hệ trong, ngoài. Đắc chỉ quan hệ với pháp hữu vi (tức pháp hữu tình Tự tương tục) nhiếp trong tự thân hữu tình và với 2 pháp vô vi: Trạch diệt, Phi trạch diệt, chứ không quan hệ với pháp Tha tương tục và Hư không. Nói về Tự tương tục, nếu có quan hệ tích cực làm cho pháp hợp và tồn tại, thì gọi là Đắc; nếu có quan hệ tiêu cực làm cho pháp lìa, làm cho pháp mất, thì gọi là Phi đắc. Đắc có hoạch (Phạm: Pratilambha) và thành tựu (Phạm: Samanvàgama), Phi đắc có bất hoạch và bất thành tựu. Hoạch chỉ cho sự chưa được hoặc đã được rồi mà nay mất; Đắc là tên khác của tác dụng từ Tương lai sinh tướng vị đi vào Hiện tại vị. Thành tựu thì chỉ sự được mà cho đến nay vẫn còn tiếp tục không mất. Đắc còn là tên khác của khoảng thời gian đi vào Hiện tại vị. Cứ đó mà suy thì Bất hoạch và Bất thành tựu cũng đồng nghĩa như thế. Về Đắc của pháp hữu vi có thể chia làm 3 loại: 1. Pháp tiền đắc, cũng gọi Tiền sinh đắc: Đắc sinh khởi trước pháp, ví như bò kéo xe, nên còn gọi Ngưu vương dẫn tiền đắc. 2. Pháp hậu đắc, cũng gọi Tùy hậu đắc: Đắc sinh khởi sau pháp, ví như con bê theo sau bò mẹ, nên cũng gọi là Độc tử tùy hậu đắc. 3. Pháp câu đắc, cũng gọi Câu sinh đắc: Cái Đắc do đắc và pháp đồng thời sinh khởi, hệt như hình và bóng theo nhau không rời, nên cũng gọi Như ảnh tùy hình đắc. Còn các pháp Trạch diệt vô vi, Phi trạch diệt vô vi thì đều chẳng phải tiền đắc, hậu đắc, câu đắc, tức là cái pháp sở đắc không liên quan gì với thời gian. Nó phi tiền, phi hậu, phi câu, cùng với 3 loại Đắc của pháp hữu vi nêu trên hợp thành 4 loại Đắc. Ngoài ra, làm cho Đắc của pháp hữu vi được thành tựu gọi là Đắc đắc, nghĩa là được trong cái được. Đắc đắc cũng gọi là Tiểu đắc, Tùy đắc, trái lại là Đại đắc. Lại cứ theo luận Thành duy thức quyển 1 nói, thì Đắc là một thứ tồn tại có giả, có thể chia làm 3 loại thành tựu: 1. Chủng tử thành tựu: Tất cả các hạt giống của phiền não Kiến hoặc, Tu hoặc, các pháp vô kí tùy duyên sinh khởi như Sinh, Đắc, Thiện v.v... chưa bị tổn hại. 2. Tự tại thành tựu: Các pháp thiện nhờ gia hạnh sinh ra và thành tựu công xáo xứ, biến hóa tâm, uy nghi lộ vô kí v.v... 3. Hiện hành thành tựu: Sự hiện hành của 3 thứ pháp: thiện, bất thiện, vô kí v.v... [X. luận Câu xá Q.4, Q.21; luận Nhập a tì đạt ma Q.hạ; luận Đại tì bà sa Q.157, Q.158, Q.159; luận Phẩm loại túc Q.1 Biện ngũ sự phẩm]. (xt. Thành Tựu, Phi Đắc).
Trên đây là ý nghĩa của từ đắc trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
Từ khóa » đắc Nghĩa Gì
-
Từ Điển - Từ đắc Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Tra Từ: đắc - Từ điển Hán Nôm
-
Ý Nghĩa Của Tên Đắc
-
đắc Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Tâm đắc - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tự đắc - Wiktionary Tiếng Việt
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự ĐẮC 得 Trang 1-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Tâm đắc Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ điển Tiếng Việt "tự đắc" - Là Gì?
-
Nghĩa Của Từ Tâm đắc - Từ điển Việt - Tra Từ - SOHA
-
Ý Nghĩa Của Tên Đắc Tài - Đắc Tài Nghĩa Là Gì?
-
Đắc ý Là Gì, Nghĩa Của Từ Đắc ý | Từ điển Việt
-
Ý Nghĩa Của Tên Đắc Anh
-
Ý Nghĩa Tên Đắc Kiên - Tên Con