Từ Điển - Từ Bầm Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: bầm

bầm tt. Đỏ thâm tím, thâm xanh hay thâm xám, dấu đỏ nổi ngoài da khi bị đánh bị kẹp đến giập các tia máu nhỏ nơi đó: Đỏ bầm, máu bầm, bị đánh bầm mình.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
bầm - 1 dt., đphg Mẹ: Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non (Tố Hữu).- 2 tt. 1. Thâm tím, hơi sẫm đen: áo nâu bầm. 2. Thâm tím, hơi tấy sưng: bầm da.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
bầm dt. Mẹ: Bầm ra ruộng cấy bầm run, Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non (Tố Hữu).
bầm tt. 1. Thâm tím, hơi sẫm đen: áo nâu bầm. 2. Thâm tím, hơi tấy sưng: bầm da.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
bầm dt Từ dùng ở miền núi Bắc-bộ, chỉ người mẹ: Bầm anh ấy là một cán bộ dân vận giỏi. đt Mẹ (ở cả ba ngôi): Con ơi, hôm nay bầm mệt, không đi chợ được, Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí (Tố-hữu), Chị về ngay, bầm chờ chị đấy.
bầm tt Thâm tím: Bị đánh bầm da. trgt Đỏ thẫm: Có duyên ăn trầu đỏ tía, có nghĩa ăn trầu đỏ bầm (cd).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
bầm tt. Đỏ tím. // Tím bầm: Bầm gan tím ruột.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
bầm d. đ. Từ dùng để chỉ hay gọi người mẹ trong một số địa phương.
bầm t. 1. Nói da thịt bị thâm tím. 2. Nói màu đỏ thẫm và hơi tím. Có duyên ăn trầu đỏ tía, Có nghĩa ăn trầu đỏ bầm (tng.).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
bầm Đỏ thâm mà có mầu xám: Có duyên ăn trầu đỏ tía, Có nghĩa ăn trầu đỏ bầm, Độc ngầm ăn trầu không đỏ.
bầm Tiếng gọi mẹ đẻ, hay dùng nhất ở miền Thượng-du Bắc-kỳ: Bầm tôi (mẹ tôi).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

bầm bầm

bầm gan lộn ruột

bầm gan nát ruột

bầm gan sôi máu

bầm gan tím ruột

* Tham khảo ngữ cảnh

Nơi cánh tay trái của Minh có một vết tím bầm dài đến hai , ba đốt ngón tay.
Bạn về ta chẳng dám cầm Giăng tay đưa bạn ruột bầm như dưa BK Anh về em chẳng dám cầm Dang tay đưa bạn , ruột bầm như dưa Anh về em chẳng dám cầm Dang tay đưa bạn , ruột bằm như dưa Anh về em chẳng dám cầm Giăng tay đưa bạn ruột bầm như dưa.
bầm về bầm gọi : con ơi ! Ra đây bầm bế đến chơi ngoài bà Bố con đi nguyệt về hoa Quên cửa quên nhà , chẳng nhớ đến con.
Ông giáo xoa dầu lên hai bàn chân vợ xong , yên tâm vì không thấy vết thương trầm trọng nào ngoài vài vết xước và bầm tím trên bàn chân và ống chân bà giáo.
Đoạn anh ta giả vờ lầm bầm , lắc đầu thất vọng , đưa cây thai bài sang phía khác để ngắm bằng con mắt kia.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): bầm

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Bầm đồng Nghĩa Là Gì