Từ Điển - Từ Chạnh Lòng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: chạnh lòng

chạnh lòng bt. Động lòng: Đêm khuya rồi ngựa khoang bồng, Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ em (CD).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
chạnh lòng - tt. 1. Động lòng vì cảm xúc: Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng, sương sa, gió lạnh, chạnh lòng nhớ anh (cd) 2. Tưởng như người ta nói xấu mình: Câu nói sơ ý làm cho anh ấy chạnh lòng.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
chạnh lòng đgt. 1. Động lòng thương cảm, nhớ nhung: chạnh lòng thương kẻ nghèo hèn. 2. Làm mếch lòng, gây sự tự ái: Đừng nói như thế, làm chạnh lòng các bác ấy o ý nói ra điều đó để người ta chạnh lòng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
chạnh lòng tt 1. Động lòng vì cảm xúc: Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng, sương sa, gió lạnh, chạnh lòng nhớ anh (cd) 2. Tưởng như người ta nói xấu mình: Câu nói sơ ý làm cho anh ấy chạnh lòng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
chạnh lòng bt. Nht. Chạnh, cảm-động: Giây phút chạnh lòng. Đêm khuya ngồi dựa khoan bồng, Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ anh (C.d)
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
chạnh lòng t. 1. Động lòng vì cảm xúc: Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng, Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ anh (cd). 2. Quá nhạy cảm đối với những gì mình cho là chạm đến lòng tự ái của mình, có tính hay tưởng, và nhiều khi lầm tưởng là người ta ám chỉ mình: Tôi nói thành thực một chuyện về bạn khác, tại sao cậu chạnh lòng? Nói sơ ý làm cho người ta chạnh lòng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
chạnh lòng 1. Động lòng: Chạnh lòng thương kẻ cơm sung cháo dền. Văn-liệu: Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình (K). Tôn-sư nghe chạnh lòng thương (L-V-T). Chạnh lòng thương cảm bồi-hồi (H-Tr). Đòi phen thấy cảnh, đòi phen chạnh niềm. (Ph-Trần). 2. Mất lòng: Nói vô ý để cho người ta chạnh lòng.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

chao

chao

chao

chao

chao

* Tham khảo ngữ cảnh

Người đàn bà đột nhiên chửi lên mấy tiếng , rồi tiếp theo một tràng dài : Đôi guốc bà vừa để đây , ngoảnh đi một cái , hừ đã mất biến ! Vật thứ không là bao , nhưng mà tức chứ ! Hừ , ở lẫn với những quân ăn cắp !... Xin đừng ai chạnh lòng .
Khi tới gần giàn móng rồng , Liên chạnh lòng nhớ lại thời kỳ Minh mắc bệnh.
Lộc cảm động đứng lặng nghe không nói , không ngắt lời , mà bà lão cũng chạnh lòng thương mến , sẽ kéo áo Lộc : Ông ngồi xuống , chứ đứng mãi thế mỏi chân.
thăm mẹ. Nhác thấy hai con mắt sâu hoắm , đen quằng , hai má hốc hác , thì bà Án chạnh lòng thương và hối hận rằng mình đã quá tàn nhẫn
Họ luôn luôn chỉ những chạnh lòng vì tức tối !” Qua kính cửa sổ , ánh hoàng hôn một ngày đông khô ráo chiếu bóng gợn nước sông Tranh lên trần nhà.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): chạnh lòng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Giải Thích Từ Chạnh Lòng Là Gì