Từ Điển - Từ Dạo Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: dạo

dạo đt. Đi rong, không chỗ nhứt-định: Đi dạo, bán dạo, hát dạo; Túi thơ đủng-đỉnh dạo miền thú quê (CD). // (R) Rao, đờn khơi-mào tuỳ hứng và thử dây, không có bài bản nhứt-định: Dạo đờn.
dạo dt. Hồi, lúc, tiếng chỉ phỏng một thì-giờ nào: Bặt đi một dạo // (R) Lần: Nước sôi vài dạo.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
dạo - 1 dt. Khoảng thời gian nào đó: Dạo phải mổ dạ dày, ngửi hơi thuốc đâm sợ (NgKhải).- 2 đgt. Đánh trống hoặc gảy đàn trước khi vào bản đàn hay bài hát chính thức: Vặn đàn mấy tiếng dạo qua (TBH). // trgt. ý nói điều gì trước khi đi thẳng vào vấn đề: Ông ấy mới nói dạo là sẽ về hưu.- 3 đgt. Đi chơi rong: Dạo phố, Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in (Chp).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
dạo dt. Khoảng thời gian không xác định trong quá khứ hoặc hiện tại: bẵng đi một dạo o Dạo trước tôi có gặp anh ấy đôi ba lần o Dạo này cậu ấy làm ăn phát đạt hơn.
dạo đgt. Đi một cách thư thả để giải trí, ngắm nhìn: dạo phố o dạo quanh vườn.
dạo đgt. Khởi đầu để tạo không khí trước khi làm, thường là biểu diễn hay diễn thuyết: dạo nhạc o dạo trống o nói dạo một lúc mới vào vấn đề.
dạo đgt. Chao, lắc, khuấy đảo làm cho nước sóng sánh: dạo rổ rau dưới nước vài lần cho sạch o dạo chiếc chậu cho tan xà phòng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
dạo dt Khoảng thời gian nào đó: Dạo phải mổ dạ dày, ngửi hơi thuốc đâm sợ (NgKhải).
dạo đgt Đánh trống hoặc gảy đàn trước khi vào bản đàn hay bài hát chính thức: Vặn đàn mấy tiếng dạo qua (TBH). trgt ý nói điều gì trước khi đi thẳng vào vấn đề: Ông ấy mới nói dạo là sẽ về hưu.
dạo đgt Đi chơi rong: Dạo phố, Thiếp dạo hài lầu cũ rêu in (Chp).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
dạo dt. Độ, khi: Dạo trước, một dạo.
dạo đt. Đi rong: Dạo mát, dạo vườn hoa. Bán dạo.
dạo đt. Khởi đầu, thử qua: Dạo đàn mấy tiếng lòng vơi giọng sầu (V.d). // Dạo đàn.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
dạo 1 d. Khoảng thời gian trong hiện tại hay trong quá khứ: Dạo này; Dạo trước.
dạo 2 đg. Đánh trống hoặc gảy đàn trước khi vào bản đàn hay hát bài hát chính thức. Ngr. a) Nói về chuẩn bị tư tưởng trước khi nói thẳng vào vấn đề. b) Gióng giả nói trước một ý định gì: Chỉ dạo đi học mà mãi không thấy đi.
dạo 3 đg. Đi chơi rong: Dạo phố.
dạo 4 Nói nước chè tươi đã nhạt, đã pha loãng nhiều lần.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
dạo Độ, khi: Dạo trước, dạo này, một dạo.
dạo Đi rong: Dạo cảnh, dạo quanh, phiên tuần đi dạo ngoài đồng. Văn-liệu: Ai ơi trời chẳng trao quyền, Túi thơ đủng-đỉnh dạo miền thú quê.
dạo Khơi đầu: Dạo đàn, dạo hát, dạo trống. Văn-liệu: Đàn kia dạo lúc trăng trong (B-Hoa).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

dạo đầu

dạo mát

dát

dát

dát

* Tham khảo ngữ cảnh

Trương thuê xe lại nhà Phương , định ý nếu Phương dạo này khá thì sẽ vay ít tiền.
Hôm nay chúng tôi định thức đến giao thừa rồi dạo chơi phố xem họ đi lễ.
Loan nói : Trông anh Trúc dạo này đen tệ.
Nếu không , nay sắm thứ quần áo này , mai sắm đồ nữ trang kia , nếu không dạo chơi ô tô đây đó , nghỉ mát Đồ Sơn , Tam Đảo thì bà sẽ có nhiều khoảng trống rỗng quá khiến bà sinh ra chán nản cuộc đời , dù là một cuộc đời phú quý.
Chàng thong thả ra vườn dạo chơi cho khuây khoả.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): dạo

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Một Dạo Là Gì