Từ Điển - Từ Khiêng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
Có thể bạn quan tâm
Chữ Nôm Toggle navigation
- Chữ Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Công cụ Hán Nôm
- Tra cứu Hán Nôm
- Từ điển Hán Nôm
- Di sản Hán Nôm
- Thư viện số Hán Nôm
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Truyện Kiều
- Niên biểu lịch sử Việt Nam
- Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
- Từ Điển
- Lịch Vạn Sự
Từ Điển
Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: khiêng
khiêng | đt. C/g. Khênh, cùng với một hay nhiều người khác dời một vật nặng với hai vai, hai tay: Khiêng kiệu, khiêng nước, khiêng đám ma // (lóng) Đánh bại đối-phương cách nặng-nề: Đại-ca xuống xóm dưới bị tụi nó khiêng. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
khiêng | - đgt. Nâng vật nặng đi nơi khác bằng sức mạnh đôi bàn tay hay hợp sức của nhiều người: khiêng chiếc tủ sang phòng bên. |
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
khiêng | đgt. Nâng vật nặng đi nơi khác bằng sức mạnh đôi bàn tay hay hợp sức của nhiều người: khiêng chiếc tủ sang phòng bên. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
khiêng | đgt 1. Nói hai hay nhiều người hợp sức nhấc cao một vật nặng mang đi chỗ khác: Một đoàn dũng sĩ khiêng cáng đứng chờ (NgHTưởng). 2. Đem đi (dùng với nghĩa trào phúng): ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng, có ai lấy tớ thì khiêng tớ về (cd). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
khiêng | đt. Đưa lên, khênh lên một vật gì nặng do nhiều người: Khiêng đám ma. Khiêng ra cửa bắc táng ngoài đồng không (Nh.đ.Mai) |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
khiêng | .- đg. Nói hai hay nhiều người hợp sức nhấc cao một vật nặng mang đi chỗ khác: Khiêng pháo đánh đồn địch. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
khiêng | Nói hay hay nhiều người hợp sức mà khênh một vật gì nặng: Khiêng hiệu, khiêng quan tài. Văn-liệu: Thằng chết cãi thằng khiêng. Ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng. Hễ ai lấy tớ thì khiêng tớ về. Khiêng ra cửa bắc táng ngoài đồng không (N-đ-m). |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
khiêng vác
khiễng
khiếp
khiếp đảm
khiếp đảm kinh hồn
* Tham khảo ngữ cảnh
Lúc Trương đến đầu phố thì đám tang cũng dừng lại để phu khiêng nghỉ chân. |
Loan ngạc nhiên mừng rỡ : Kìa có bàn ghế rồi kìa ! Ai đem lại bao giờ thế ? Tôi vừa cho khiêng lại trong khi dọn nhà. |
Một cảnh tượng bi đát khiến nàng giật mình lùi lại rú lên : Trời ơi ! Văn cùng một người nữa đang xốc hai cánh tay khiêng một người thứ ba mà Liên chắc chắn là chồng nàng. |
Chị cầm lấy cái đèn bấm này chiếu đường hộ để chúng tôi khiêng anh ấy vào giường. |
Ăn cơm xong , bà phán gọi bảo người nhà khiêng bàn , ghế mây ra hè đường để ngồi hóng mát , vì tuy đã gần hết tháng chín mà tiết trời vẫn còn oi nồng như đương mùa hè. |
* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): khiêng
* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt
Bài quan tâm-
Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển
-
Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân
-
Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam
-
Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam
-
Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm
Từ khóa » Khênh Hay Khiêng
-
Từ Điển - Từ Khênh Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Khênh - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "khiêng" - Là Gì?
-
Từ điển Tiếng Việt "khênh" - Là Gì?
-
Khênh,Khiêng Nghĩa Là Gì?
-
Khiêng Là Gì, Nghĩa Của Từ Khiêng | Từ điển Việt
-
Hướng Dẫn Nâng Vật Nặng đúng Cách, Tránh Chấn Thương | Vinmec
-
Từ Nào Dưới đây Có Thể Thay Thế Cho Từ “khiêng” Trong Câu “Tôi Ra ...
-
Tìm Ba Từ đồng Nghĩa Với Các Từ: Cho, Khiêng, ăn - Tiếng Việt Lớp 5
-
Từ đồng Nghĩa, Từ Gần Nghĩa - Nét đặc Sắc Của Tiếng Việt
-
5 Từ đồng Nghĩa Với Từ Khiêng Là - Olm