Từ Điển - Từ Sa Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
Có thể bạn quan tâm
Chữ Nôm Toggle navigation
- Chữ Nôm
- Nghiên cứu Hán Nôm
- Công cụ Hán Nôm
- Tra cứu Hán Nôm
- Từ điển Hán Nôm
- Di sản Hán Nôm
- Thư viện số Hán Nôm
- Đại Việt sử ký toàn thư
- Truyện Kiều
- Niên biểu lịch sử Việt Nam
- Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
- Từ Điển
- Lịch Vạn Sự
Từ Điển
Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: sa
sa | đt. Rơi xuống, lọt xuống: Chim sa cá lặn, luỵ ngọc nhỏ sa; Ngọc sa xuống biển ngọc trầm, Thò tay vớt ngọc, vớt nhầm hột chai (CD) // (B) Mắc vào, ngã vào, bị: Sa vô tứ đổ tường; sa vào lưới rập // X. Cá sa. |
sa | dt. Cái bánh xe to kéo sợi trong khung dệt, ăn với cái ống vải: Lật-đật như sa vật ống vải. |
sa | dt. Cát, bãi cát, đá vụn dưới nước: Phù-sa, hằng-hà sa-số // đ Nát nghiền như cát: Châu-sa, thần-sa (hai vị thuốc bắc). |
sa | dt. Sạn, sỏi (do Sa-lịch). |
sa | dt. Tên thứ hàng tơ dệt thưa và mỏng: áo sa; sô, sa, gấm, nhiễu. |
sa | tt. X. Mỡ sa. |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức |
sa | - 1 dt Thứ lụa rất mỏng dùng may áo dài: Sa hoa; Sa trơn; áo sa.- 2 đgt 1. Rơi xuống: Gió xuân hiu hắt, sương sa lạnh lùng (cd); Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống (HCM); Chim sa cá nhảy chớ chơi (tng); Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài (K). 2. Rơi vào; Mắc vào: Sa đâu ấm đấy (tng); Sa vào tay địch; Sa vào bẫy; Chuột sa chĩnh gạo; Sa vào tham ô hủ hoá, lãng phí, xa hoa (HCM). 3. Đặt xuống: Bút sa, gà chết (tng).- 3 đgt Nói trẻ con chết non: Một con sa bằng ba con đẻ (tng). |
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức |
sa | dt. Cát: đất sa o bãi sa mới bồi o sa châu o sa mạc o sa sâm o sa thải o sa thạch o sa trang o sa trùng o sa trường o phù sa o hằng hà sa số. |
sa | dt. Vải dệt bằng tơ mỏng: may áo sa mặc mùa hè o song sa. |
sa | dt. Xa: lật đật như sa vật ống vải (tng.). |
sa | đgt. 1. Rơi nhẹ xuống: Sương sa. 2. Xuống quá thấp so với bình thường: sa dạ dày. 3. Bị rơi vào, lâm vào (điều không hay): bị sa bẫy o sa vào vòng pháp luật. |
sa | Vấp: sa đà o sa đoạ. |
sa | Đá sỏi: châu sa o thần sa. |
sa | Cà sa. |
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt |
sa | dt Thứ lụa rất mỏng dùng may áo dài: Sa hoa; Sa trơn; áo sa. |
sa | đgt 1. Rơi xuống: Gió xuân hiu hắt, sương sa lạnh lùng (cd); Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống (HCM); Chim sa cá nhảy chớ chơi (tng); Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài (K). 2. Rơi vào; Mắc vào: Sa đâu ấm đấy (tng); Sa vào tay địch; Sa vào bẫy; Chuột sa chĩnh gạo; Sa vào tham ô hủ hoá, lãng phí, xa hoa (HCM). 3. Đặt xuống: Bút sa, gà chết (tng). |
sa | đgt Nói trẻ con chết non: Một con sa bằng ba con đẻ (tng). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân |
sa | dt. Thứ hàng tơ, dệt thưa: Tôi thấy nàng Tây-thi, Giặt sa trên bàn thạch (H.m.Tử) |
sa | dt. Cát: Hằng-hà sa số. |
sa | (khd). Đá sỏi. |
sa | đt. Rơi xuống: Chuột sa chỉnh gạo. Một lời trân-trọng, châu sa mấy hàng (Ng.Du) |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị |
sa | .- d. Cát: Nước có nhiều sa; Sa bồi. |
sa | .- d. Thứ lụa rất mỏng, trước kia dùng may áo dài mặc mùa nực: Áo sa. |
sa | .- đg. 1. Rơi xuống: Sương sa; Châu sa. 2. Xuống quá thấp: Đũng quần sa. 3. Rơi vào: Sa đâu ấm đấy. 4. Mắc vào: Sa vào tay địch; Sa vào hố lầy. 5 . Đặt xuống: Bút sa gà chết (tng). |
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân |
sa | Rơi xuống: Con dện sa trước mặt. Sa chân xuống giếng. Sa nước mắt. Sương sa. Nghĩa bóng: Mắc vào, ngã vào: Sa vào đám bạc. Sa cơ lỡ bước. Văn-liệu: Sa đâu ấm đấy. Sa cơ phải luỵ cơ. Bút sa, gà chết. Chuột sa chĩnh gạo. Chim sa, cá nhảy. Sa chân bước xuống ruộng dưa, Dẫu ngay cho chết cũng ngờ rằng gian (C-d). Phượng-hoàng đậu chốn cheo-leo, Sa cơ thất-thế phải theo đàn gà (C-d). Một lời trân-trọng, châu sa mấy hàng (K). Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn (K). Sa cơ một phút ra người cửu-nguyên (Nh-đ-m). |
sa | Cơ-quan trong khung dệt: Lật-đật như sa vật ống vải. |
sa | Thứ hàng tơ dệt thưa, mỏng: Sa trơn, sa hoa. áo sa. |
sa | Cát: Nước có nhiều sa. Sa bồi. Hằng-hà sa số. |
sa | Đá sỏi: Châu-sa, thần-sa. |
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí |
* Từ tham khảo:
sa bì
sa-bô
sa-bô-chê
sa bồi
sa-ca-rin
* Tham khảo ngữ cảnh
Trác cũng hiểu rằng hơn mẫu ruộng đó mất thì khi sa vào cảnh túng , nàng sẽ không còn biết nương tựa vào đâu , nhưng nàng cũng không hề tiếc. |
Không , rõ ràng tôi thấy có hình người đàn bà in trên sa mù nhưng vừa biến mất. |
Thu đi ngang qua mặt Trương tiến thẳng vào chỗ đặt bộ " sa lông ". |
Trên những chòm lá cây đen các ngôi sa o trong quá nên trông tưởng như rời hẵn nền trời sa xuống đứng lơ lửng ở giữa lưng chừng cao. |
Trương thấy trước là một ngày kia Quang sẽ sa ngã hẳn và lòng se lại như gặp một sự đau khổ chính thân chàng. |
* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): sa
* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt
Bài quan tâm-
Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển
-
Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân
-
Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam
-
Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam
-
Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm
Từ khóa » Từ Hán Việt Sa Có Nghĩa Là Gì
-
Tra Từ: Sa - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Sá - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: 沙 - Từ điển Hán Nôm
-
Sa Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Tra Từ 沙 - Từ điển Hán Việt
-
Sa Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Hán Nôm
-
Sà Nghĩa Là Gì Trong Từ Hán Việt? - Từ điển Số
-
Sa Là Gì, Nghĩa Của Từ Sa | Từ điển Việt
-
Từ Hán-Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sa - Wiktionary Tiếng Việt
-
“Hằng Hà”, “hà Sa” Và “hằng Hà Sa Số” - Báo Người Lao động
-
“Sáp Nhập” Hay “sát Nhập”? - Báo Người Lao động
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự SA,SÁ 沙 Trang 13-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Từ Hán Việt Là Gì? Tổng Hợp đầy đủ Các Loại Từ Hán Việt