Từ Điển - Từ Trượng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm

Chữ Nôm Toggle navigation
  • Chữ Nôm
  • Nghiên cứu Hán Nôm
  • Công cụ Hán Nôm
    • Tra cứu Hán Nôm
    • Từ điển Hán Nôm
  • Di sản Hán Nôm
    • Thư viện số Hán Nôm
    • Đại Việt sử ký toàn thư
    • Truyện Kiều
    • Niên biểu lịch sử Việt Nam
    • Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
  • Từ Điển
  • Lịch Vạn Sự

Từ Điển

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: trượng

trượng bt. X. Trọng: Trượng-nghĩa khinh tài; Chữ trung, chữ hiếu, chữ nào trượng hơn?// (R) trt. Nặng, quá lắm: Bị rầy trượng quá.
trượng dt. Cây gậy, cây hèo: Tích-trượng, thiền-trượng.// Tội đánh bằng gậy (xưa): Phạt trượng, xử trượng.
trượng dt. Đơn-vị 10 thước mộc: Mình cao một trượng.// đdt. Tiếng gọi kính người già: Lão trượng, ông trượng.// Giượng, tiếng gọi người đàn-ông lấy người đàn-bà có bà con với mình: Di-trượng, muội trượng, tỷ-trượng.
trượng dt. Binh-khí, giặc-giã: Binh-trượng, nghi-trượng.// đt. Dựa vào kẻ khác: ỷ-trượng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
trượng - Đơn vị đo chiều dài bằng mười thước ta (cũ): Biển sâu mấy trượng trời cao mấy trùng (Nhđm).- Gậy bằng gỗ (cũ).
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
trượng dt. 1. Đơn vị độ dài bằng 10 thước (3,33m): dài nghìn trượng. 2. Đơn vị độ dài bằng bốn thước một (l,7m): cao hai trượng. 3. Tiếng tôn xung người đàn ông: trượng phu o đại trượng phu o lão trượng o phương trượng.
trượng 1. Dựa vào: trượng nghĩa khinh tài. 2. Binh khí thời cổ. nghi trượng.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
trượng dt Đơn vị đo chiều dài bằng mười thước ta (cũ): Biển sâu mấy trượng trời cao mấy trùng (PhTr); Có trụ đá ở cao trót trượng (Trương Vĩnh Kí).
trượng dt Gậy bằng gỗ hay bằng cây trúc do các cụ già dùng: Đại vương khi nhàn rê trượng trúc (PhKBính).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
trượng dt. Gậy, hèo.
trượng dt. Đồ binh-khí làm bằng một cây dài.
trượng 1. dt. Đồ dùng để đo, dài mười thước ta: Bể sâu mấy trượng, trời cao mấy trùng (Nh.đ.Mai). 2. Bậc già-cả: Lão-trượng. 3. Như tiếng dượng, chồng của em gái mình hay chồng của em gái cha mình.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
trượng .- Đơn vị đo chiều dài bằng mười thước ta (cũ): Biển sâu mấy trượng trời cao mấy trùng (Nhđm).
trượng .- Gậy bằng gỗ (cũ).
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
trượng I. Đồ dùng để đo, dài mười thước cổ: Người cao mấy trượng. Văn-liệu: Bể sâu mấy trượng, trời cao mấy trùng (Nh-đ-m). Công cao nghìn trượng, ơn dầy chín lăng ( L-V-T). Ngôi cao muôn trượng nghe gần tấc gang (C-H). II. Bậc già cả trên trước: Trượng-lão.
trượng Gậy, hèo: Phạt đánh mười trượng.
trượng Đồ binh-khí: Nghi-trượng. Bình-trượng.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

trượng nhân

trượng phu

trượt

trượt băng

trượt giá

* Tham khảo ngữ cảnh

Ai ơi ! đừng vội chớ lo Khăng khăng giữ lấy trượng phu cho bền Ai ơi ! giữ lấy đạo hiền Trồng cây lấy đức , xây nền lấy nhân.
Ai ơi đứng lại mà trông Kìa vạc nấu đó , kìa sông đãi bìa Kìa giấy Yên Thái như kia Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh Người đi kẻ lại như tranh hoạ đồ Cổng chợ có miếu thờ vua Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên Chùa Thiên Niên có cậy vọng cách Chùa Bà Sách có cây đa lông Cổng làng Đông có cây khế ngọt Con gái Kẻ Cót thì đi buôn xề Con trai làng Nghè dệt cửi kéo hoa An Phú nấu kẹo mạch nha Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua.
Bánh nhiều quá cũng kêu bánh ít Chuối non nhớt cũng gọi chuối già trượng phu đối được mới là đáng khen Canh chua lét sao kêu canh ngọt Cây cao nghệu cũng gọi cau lùn Đối chơi với bạn anh hùng hát bua ? BK Bánh dẫu nhiều , cũng kêu bánh ít Chuối còn non , sao gọi chuối già Nếu anh đối đặng mới là đáng khen Canh chua lét cũng kêu canh ngọt Cau cao nghệu sao gọi cau lùn ? Thuyền quyên mà có hỏi nữa , anh hùng cũng chẳng chịu thua.
Cây cao mấy trượng cũng trèo Đường xa mấy dặm cũng theo anh về.
Các đô tranh giải không to béo như trâu trương , người nhung nhúc thịt là thịt , nhưng to lớn , trượng phu , cổ to , bắp thịt nổi cùng mình , đứng bái tổ mà người ta ngỡ là thần Dớt xuống trần hay Hách Cưu sống lại.

* Từ đang tra cứu (Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ): trượng

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài quan tâm
  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Từ khóa » Trường Nghĩa Hán Việt Là Gì