Vị Thuốc Xuyên Khung Và Các Tác Dụng Chữa Bệnh Kì Diệu

Vị thuốc xuyên khung được các danh y sử dụng nhiều trong các bài thuốc hoạt huyết dân gian. Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc này vẫn còn nhiều điều để khám phá thêm.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Nhận biết cây xuyên khung trong tự nhiên
  • 2.Tác dụng dược lý hiện đại.
  • 3.Tác dụng theo đông y:
  • 4. Chủ trị:
  • 5. Cách dùng:
  • 6. Liều dùng:
  • 7. Cấm kị:

1. Nhận biết cây xuyên khung trong tự nhiên

Mô tả thực vật: Xuyên khung là cây thảo sống nhiều năm. Thân rỗng hình trụ, cao khoảng 40-70cm, bề mặt đường gân dọc nổi rõ. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, cuống lá dài 9-17cm, phiến rạch sâu. Cụm hoa tán kép, mỗi tán 10-24 hoa. Cây có hoa nhỏ màu trắng, quả hình trứng.

Bộ phận dùng: Thân rễ.

Chọn củ to, thái lát có màu vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, củ chắc, nặng là vị thuốc tốt.

Cây xuyên khung (Nguồn internet).

2.Tác dụng dược lý hiện đại.

Thành phần hóa học: Cây chứa chủ yếu là alcaloid bay hơi và tinh dầu. Các hoạt chất như: ferulic acid, senkyunolide, ligustilide…

Đối với hệ thần kinh trung ương: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Tinh dầu của nó có thể ức chế hoạt động của đại não ở cả liều thấp.

Tác dụng với tuần hoàn: Tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng giãn mạch máu ngoại vi, tăng lưu thông máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu oxy ở tim. Liều cao có thể làm hạ huyết áp, tê liệt cơ tim.

Đối với mạch máu não: làm tăng lưu lượng máu não, giảm phù não. Nhờ vậy, nó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau.

Đối với tiểu cầu: ức chế kết tập tiểu cầu và sự hình thành cục máu đông.

Đối với cơ trơn: Nó có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai gây hiện tượng co quắp. Liều cao ngược lại.

Tác dụng kháng khuẩn: ức chế nhiều vi khuẩn gây bệnh như Shigella, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả.

Tác dụng an thần: Xuyên khung tăng tác dụng gây ngủ của một số loại thuốc.

Vị thuốc xuyên khung (Nguồn internet). Vị thuốc xuyên khung (Nguồn internet)

3.Tác dụng theo đông y:

Xuyên khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm.

Công dụng: Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng, đầy trướng, nhức đầu, phong thấp.

4. Chủ trị:

Chủ trị: đau nhức (đầu, bụng, khớp, liên sườn, hông… ) do phong hàn, phụ nữ huyết bị bế kinh, trị chảy máu chân răng, mụn nhọt…

5. Cách dùng:

Có thể dùng đơn độc dược liệu hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Sắc lấy nước uống.

6. Liều dùng:

4 – 8g xuyên khung.

7. Cấm kị:

Các bệnh không dùng xuyên khung: Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, biểu hiện: nôn mửa, ho, mồ hôi trộm, họng và miệng khô, sốt… Khí thăng, đờm suyễn, đầy bụng, tỳ hư, ăn ít.

Các vị thuốc không phối hợp với xuyên khung: Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc, Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên…

DS Thu Trang

Theo Nội khoa Việt Nam

Từ khóa » Cây Xuyên Khung Có Tác Dụng Gì