Xuyên Khung, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Xuyên Khung

XUYÊN KHUNG

Hình ảnh cây thuốc xuyên khungTên khác

Vị thuốc Xuyên khung còn gọi Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang), Phủ khung (Đan Khê Tâm Pháp), Đài khung (Bản Thảo Mông Thuyên), Tây khung (Cương Mục), Đỗ khung , Dược cần, Cửu nguyên xuẩn, Xà hưu thảo, Xà ty thảo, Kinh khung (Hòa Hán Dược Khảo), Giả mạc gia (Kim Quang Minh Kinh).

Tên khoa học: Ligusticum wallichii Franch-Họ Hoa tán - Umbelliferae (Apiaceae)

Cây Xuyên khung

( Mô tả, hình ảnh, thu hái, chế biến, thành phần hoá học, tác dụng dược lý ....)

Mô tả:

Xuyên khung là 1 loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, giữa ruột rỗng, mặt ngoài có đường gân dọc.Lá mọc so le, kép 2-3 lần, lá chét có 3-5 đôi, cuống dài, phiến lá rách sâu, khi dùng tay vò ra có mùi thơm, cuống lá dài 9-17cm, phía dưới ôm lấy thân. Hoa họp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn chừng 1cm, hoa nhỏ, mầutrắng. Quả loại song bế, hình trứng.

Thu hái:

Cây trồng sau 2 năm mới bắt đầu thu hoạch.

Phần dùng làm thuốc:

Củ (thân rễ) phơi hay sấy khô của cây Xuyên khung (Rhizoma ligustici Wallichi). Lựa củ to, vỏ ngoài đenvàng, thái lát ra thấy vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, không thối nát, chắc, nặng là tốt.

Mô tả dược liệu:

Hình ảnh vị thuốc xuyên khung

Củ như nắm tay, có mấu không đều, nhăn, đường kính 3-6cm hoặc hơi to. Mặt ngoài mầu nâu vàng, có nhiều mấu vòng tròn hơi lồi, có nhiều vết hình tròn lõm và bướu nhỏ vết của rễ. Chất cứng, vết vỏ không phẳng, mầu trắng xám hoặc trắng ngà, có vằn tròn và chấm điểm đầu nhỏ mầu vàng. Mùi thơm đặc biệt, nồng, vị cay đắng, tê lưỡi (Dược Tài Học).

Bào chế:

Hình ảnh củ xuyên khung

Lấy Xuyên khung khô ngâm nước 1 giờ, ủ kín độ 12 giờ cho mềm, thái lát dầy 1mm, phơi khô. Xuyên khung ngâm rượu: Thái Xuyên khung ra từng lát mỏng, ngâm với rượu (cứ 640g Xuyên khung, dùng 8 lít rượu), sao với lửa hơi nóng cho hơi đen, lấy ra để nguội (Trung Dược Đại Từ Điển).

Ngâm nướcrồi gạn đi, ủ lại cho mềm là được, thái phiến, phơi khô, dùng sống hoặcngâm rượu để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Rửa sạch, ủ 2-3 ngày cho đến khi mềm, củ nào chưa mềm, ủ lại (không nên đồ vì dễ bị nát, bay hết tinh dầu), thái lát hoặcbào mỏng 1-2 mm, phơi hoặcsấy nhẹ lửa (40-50o), Nếu dùng sống, sau khi thái có thể sao qua cho thơm hoặcphơi khô rồi tẩm rượu 1 đêm, sao sơ (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

Bảo quản:

Để nơi khô ráo, râm mát.

Thành phần hóa học:

Trong Xuyên khung có:

Một Ancaloid dễ bay hơi, công thức C27 H37 N3, Một Acid C10 H10 O4 với tỉ lệ chừng 0.02%, gần giống Acid Ferulic trong A ngùy. Một chất có tính chất Phenola với công thức C24 H46 O4 hoặc C23 H44 O4, độ chảy 108 độ. Một chất trung tính có công thức C26 H28 O4 độ chảy 98 độ, Saponin, dầu bay hơi, 3 chất kết tinh trong đó có Perlolyrine (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Chuanxiongzine, Tetramethylpyrazine, Perlolyrine, 1-5-Hydroxymethyl-2-Furyl-9H-pyrido [3,4-b] Indole (Bắc Kinh Chế Dược Công Á Nghiên Cứu Sở, Trung Dược Thông Báo 1980, 15 (10): 471).

Ligustilide, Wallichilide, 3-Butylidenephthalide, 3-Butylidene-7-Hydroxyphthalide Wang Pnshan và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (9): 2033).

Butylphthalide (Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (3): 137).

4-Hydroxy-3-Methoxy styrene, 1-Hydroxy-1-3-Methoxy-4-hydroxyphenyl ethane, Hydroxybenzoic acid, Vanilic acid, Coffeic acid, Protocatechuic acid(Vương Tăng Hỷ, Trung Thảo Dược 1985, 16 (5): 237).

Tác dụng dược lý:

Đối với hệ thần kinh trung ương:

. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: Xuyên khung có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Dùng nướcsắc Xuyên khung 25-50g/Kg thể trọng cho uống, thấy có khả năng ức chế ở chuột lớn, kéo dài thời gian ngủ. Tinh dầu Xuyên khung liều nhỏ có tác dụng ức chế đối với hoạt động của đại não nhưng lại hưng phấn đối với trung khuvận mạch, hô hấp và phản xạ ở tủy sống (con vật yên tĩnh, tự động vận động giảm xuống, nhưng huyết áp tăng cao, hô hấp và phản xạ cũng tăng). Nếu dùng liềuquá cao thì đại não bị tê liệt mạnh, các trung khuphản xạ tủy sống có thể bị ức chế, do đó huyết áp tụt xuống, nhiệt độ có thể giảm, hô hấp khó khăn, vận động có thể bị tê liệt và chết.

Tác dụng đối với hệ thần kinh: Nước sắc Xuyên khung cho uống với liều 25-50g/kg có tác dụng trấn tĩnh trên chuột và chuột nhắt. Thuốc kéo dài tác dụng gây ngủ của chất Barbituric nhưng không ảnh hưởng đến tác dụng kích thích của Caffein (Chinese Herbal Medicine).

Đối với tuần hoàn:

. Theo Thụ Thượng Sư Thọ: tinh dầu của Xuyên khung có tác dụng làm tê liệt tim, làm cho mạch máu ngoại vi gĩan ra, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu Oxy ở tim. Liều cao có thể làm cho huyết áp hạ xuống(Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng cồn 70 độ và nướcchiết hoạt chất trong Xuyên khung chế thành dung dịch 10%, tiêm vào tĩnh mạch chó, thỏ và mèo đã gây mê thấy huyết áp hạ xuống rõ [Tác giả giải thích rằng tác dụng này có liên quan đến ảnh hưởng của hệ thần kinh trung ương] (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

. Lý Quảng Túy và Kim Âm Xươngnghiên cứu 27 loại thuốc YHCT đối với huyết áp (thí nghiệm trên chó và mèo đã gây mê) thấy rằng Xuyên khung là 1 vị có tác dụng hạ áp rõ và kéo dài dù tiêm mạch máu hoặcbắp thịt (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Tác dụng đối với tim mạch:

Uống nước sắc Xuyên khung có tác dụng ra mồ hôi nhẹ ở súc vật thí nghiệm nhưng chích tĩnh mạch hoặc chích bắp thịt lại làm giảm huyết áp nơi súc vật được gây mê. Dịch chiết có tác dụng mạnh nhất để hạ áp. Thí nghiệm dài ngày trên chó và chuột thấy nước sắc Xuyên khung với liều 4g/kg mỗi ngày làm tăng huyết áp 20mmHg đối với huyết áp tăng thể thận nhưng không có tác dụng đối với huyết áp tăng thực thể (Chinese Herbal Medicine).

Đối với mạch ngoại vi và áp huyết:

Nước hoặc cồn ngâm kiệt Xuyên khung và chất Ancaloid chích cho thỏ, mèo và chó được gây mê đều có tác dụng hạ áp lâu dài. Những thí nghiệm dùng nước ngâm kiệt của Xuyên khung bơm vào dạ dầy của chó và chuột gây huyết áp cao mạn tính do thận viêm hoặc huyết áp cao thể Cortison đều có tác dụng hạ áp. Chỉ dùng Xuyên khung đơn độc không có tác dụng hạ áp rõ nhưng tăng tác dụng hạ áp của Reserpin. Hoạt chất Xuyên khung còn có tác dụng làm giảm sức cản của huyết áp ngoại vi, tăng lưu lượng của huyết quản ngoại vi, của động mạch chủ và chân, tăng số hoạt động mao mạch và tăng tốc độ máu của vi tuần hoàn (Trung Dược Học).

Đối với mạch máu ở não:

Xuyên khung làm tăng lưu lượng máu ở não, làm giảm phù não do đó có tác dụng phòng thiếu máu não và chứng nửa đầu đau, có tác dụng trị chứng tai điếc bột phát do thần kinh, phòng được sự hình thành máu cục sau khi cấy da (Trung Dược Học).

Đối với tim:

Trên thực nghiệâm ếch hoặccóc, đối với tim cô lập hoặcchỉnh thể với nồng độ thấp thấy có tác dụng hưng phấn, tim co bóp tăng, nhịp tim chậm lại. Với nồng độ cao có tác dụng ngược lại: ức chế tim, làm gĩan tim và tim ngừng đập (Trung Dược Học).

Đối với tiểu cầu:

Xuyên khung có tác dụng ức chế sự ngưng tập của tiếu cầu và sự hình thành cục máu (Trung Dược Học).

Đối với cơ trơn:

Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao dùng dung dịch nướccủa Xuyên khung thí nghiệm trêntử cung cô lập của thỏ đã có thai, thấy bằng với liều nhỏ dung dịch nước Xuyên khung có tác dụng kích thích sự co bóp của tử cung thỏ có thai, cuối cùngđi đến hiện tượng co quắp, ngược lại nếu dùng liều lượng lớn, tử cung bị tê liệt và đi đến ngừng co bóp. Tiêm dung dịch Xuyên khung liên tục 1 thời gian cho thỏ và chuột bạch có thai thì thấy thai chết trong bụng mà không đẩy ra được (do Xuyên khung gây co bóp tử cung, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của thai làm cho thai chết). Hai tác giả trên nhận định rằng người xưa dùng Xuyên khung trị sản phụ bị băng huyết là do Xuyên khung có khả năng làm co tử cung, làm cho mạch máu ở vách tử cung áp chặt vào tử cung gây ra cầm máu (do Xuyên khung làm gĩan mạch máu nên không cầm máu được). Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà lan cũng có tác dụng tương tự: nếu dùnglượng nhỏ làm tăng nhu động ruột dần dầnmà không có khả năng làm cho ngừng hẳn, còn nếu dùng liều cao nhu động ruột bị hoàn toànngừng hẳn không khôi phục lại được (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Lượng nhỏ của 10% nước sắc Xuyên khung có tác dụng điều hòa niêm mạc tử cung thỏ có thai, trong khi đó với liều cao lại làm ngưng tác dụng co tử cung hoàn toàn. Chích liên tục dịch chiết Xuyên khung cho thỏ và chuột có thai gây chết thai nhưng không trục thai ra. Liều nhỏ nước sắc Xuyên khung ức chế nhu động ở tiểu trường thỏ hoặc chuột Hà Lan, Trong khi đó liều cao lại làm ngừng co bóp(Chinese Herbal Medicine).

Liều nhỏ dịch ngâm kiệt Xuyên khung có tác dụng làm tăng co bóp cơ tủ cung cô lập của thỏ có thai, liều cao lại làm tê liệt cơ. Đối với ruột cô lập của thỏ và chuột Hà Lan cũng có tác dụng tương tự: lượng nhỏ làm tăng nhu động ruột còn liều cao làm tê liệt. Saponin Xuyên khung, Acid A ngùy và thành phần Lipid nội sinh trung tính cũng có tác dụng tương tự (Trung Dược Học).

Tác dụng kháng khuẩn: In vitro, Xuyên khung có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh như Shigella sonnei, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella thương hàn và phẩy khuẩn tả. In vitro thuốc cũng có tác dụng ức chế nhiều khuẩn gây bệnh ngoài da(Chinese Herbal Medicine).

Tác dụng an thần: dùng nướcsắc Xuyên khung thụt vào bao tửchuột nhắt và chuột cống đều có thể làm cho chuột giảm hoạt động tự phát, tăng tác dụng gây ngủ của loại thuốc ngủ Natri Bacbital và tác dụng đối kháng với Cafein hưng phấn trung khu thần kinh (Trung Dược Học).

Tác dụng kháng sinh: theo Lưu Quốc Thanh và Trương Duy Tân thì Xuyên khung có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng như vi trùng thương hàn, vi trùng sinh mủ, thổ tả, Lỵ Sonner... Xuyên khung cũng có tác dụng chống phóng xạ, kháng khuẩn và chống nấm ngoài da, có tác dụng trị chứng thiếu vitamin E (Trung Dược Học).

Vị thuốc Xuyên khung

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng .... )

Tính vị:

Hình ảnh củ xuyên khung

Hình ảnh vị thuốc xuyên khung

Vị cay, tính ấm (Bản Kinh).

"Hoàng Đế, Kỳ Bá, Lôi Công: vị chua, không độc. Lý Cảo: Tính ôn, nhiệt, hàn" (Ngô Phổ Bản Thảo).

Vị đắng, cay (Đường Bản Thảo).

Vị cay, hơi ngọt, khí ấm (Bản Thảo Chính).

Vị cay, tính ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Quy kinh:

Vào kinh Can, Đởm (Trung Dược Học).

Vào kinh thủ Quyết âm Tâm bào, túc Quyết âm Can và thủ Thiếu dương Tiểu trường,túc Thiếu dương Đởm (Thang Dịch Bản Thảo).

Vào kinh Can, Tỳ và Tam tiêu (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

Vào kinh Can, Đởm, Tâm bào(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Công dụng:

Ôn trung nội hàn (Biệt lục).

Bổ huyết (Y Học Khải Nguyên).

Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong hư (Thang Dịch Bản Thảo).

Nhuận táo, chỉ tả lỵ, hành khí, khai uất (Cương Mục).

Điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ ( Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

Hành khí, khai uất, khứ phong, táo thấp, hoạt huyết, chỉ thống (Trung Dược Đại Từ Điển).

Hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống(Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Hoạt huyết, hành khí, khu phong, chỉ thống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Chủ trị :

Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, không con (Bản Kinh).

Trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu (Biệt lục).

Trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh (Dược Tính Luận).

Trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn, kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứgây đau, mụn nhọt (Trung Dược Đại Từ Điển).

Trị Can kinh bất điều, kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Điển) .

Trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Liều dùng:

4 - 8g

Kiêng kỵ:

Bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiềntáo, không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

Khí thăng, đờm suyễn, không dùng (Bản Thảo Tùng Tân).

Bụng đầy, Tỳ hư, ăn ít, hỏa uất, không dùng (Đắc Phối Bản Thảo).

Uống Xuyên khung lâu ngày làm mất chân khí (Phẩm Hối Tinh Nghĩa).

Xuyên khung sợ vị Hoàng kỳ, Sơn thù, Lang độc ; Ghét vị Tiêu thạch, Hoạt thạch, Hoàng liên ;Phản vị Lê lô (Bản Thảo Mông Thuyên).

Hợp với Bạch chỉ làm thuốc dẫn, sợ vị Hoàng liên (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Xuyên khung

Trị phụ nữ có thai trong bụng đau:

Khung cùng 80g, A giao 80g, Cam thảo 80g, Ngải diệp 120g, Đương quy 120g, Thược dược 160g, Can địa hoàng240g. Sắc uống. (Giao Ngải Thang - Kim Quỹ Yếu Lược).

Trị thai khí bị tổn thương làm thai động không yên hoặc thai chết trong bụng:

Dùng Khung cùng, tán bột, uống với rượu hoặc dùng Xuyên khung, Quy vĩ, Quế tâm, Ngưu tất (Thiên Kim phương).

Trị băng trung, hạ huyết, tân dịch không cầm:

Xuyên khung, Tục đoạn, Thục địa, Bạch giao, Đỗ trọng, Sơn thù, Ngũ vị tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Toan táo nhân (Thánh Huệ phương).

Trị tửu tích, hông sườn trướng, ói mửa, bụng có nước:

Xuyên khung, Tam lăng đều 40g, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nướcsắc Thông bạch (Thánh Tế Tổng Lục).

Trị cơ thể và các khớp đau nhức:

Xuyên khung, Bạc hà đều 6g, Tế tân 4g, Khương hoạt 8g, Bạch chỉ, Phòng phong, Kinh giới đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Xuyên KhungTrà Điều Tán - Cục phương).

Trị khí hư, đầu đau:

Xuyên khung tán bột. Mồi lần uống 8g (Tập Giản phương).

Trị khí quyết, đầu đau, phụ nữ khí thịnh đầu đau, sản hậu đầu đau:

Xuyên khung, Thiên thai ô dược. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà

Trị phong nhiệt đầu đau:

Xuyên khung 4g, Trà diệp 8g. Sắc uống nóng (Giản Tiện phương).

Trị đầu phong, hóa đờm:

Xuyên khung thái nhỏ, sấy khô, tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 4-6g với nướctrà (Kinh Nghiệm Hậu phương).

Trị nửa đầu đau do phong:

Xuyên khung, tung bột, ngâm rượu, uống (Đẩu Môn phương).

Trị phong nhiệt bốc lên, đầu váng, mắt hoa,ngực không thông:

Xuyên khung, Hòe tử đều 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 12g với nước trà (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).

Trị đầu phong, chóng mặt, giữa đầu đau, mồ hôi nhiều, sợ gió, ngực có đàm ẩm:

Xuyên khung 640g, Thiên ma 160g. Tán bột, luyện mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g với nướctrà (Xuyên Khung Hoàn - Tuyên Minh Luận).

Ngực đau:

Xuyên khung 1 củ lớn, tán bột, sấy với rượu, uống. Bệnh 1 năm dùng 1 củ, 2 năm dùng 2 củ (Tập Nghiệm phương).

Trị trẻ nhỏ não bị nhiệt, mắt nhắm, thái dương đau, mắt sưng đỏ:

Xuyên khung, Bạc hà, Phác tiêu đều 8g, tán bột, lấy 1 ít thuốc thổi vào lỗ mũi (Toàn Ấu Tâm Giám).

Trị răng và miệng hôi:

Lấy nướcsắc Xuyên khung ngậm (Quảng Tế phương).

Trị các chứng ung nhọt sưng đau:

Xuyên khung tán bôt, hòa Khinh phấn, trộn với dầu mè bôi (Phổ Tế phương).

Trị phụ nữ có thai 5-7 tháng, bị tổn thương hoặcthai chết trong bụng, máu dơ ra, đau, cấm khẩu:

Đương quy 240g, Xuyên khung 160g. Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2-3 lần. (Phật Thủ Tán - Bản Sự phương).

Trị ngực sườn đầy tức:

Xuyên khung, Thương truật, Hương phụ, Lục khúc, Sơn chi tử (sao), lượng bằng nhau, tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Mỗi lần uống 8-10g với nướcấm (Việt Cúc Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).

Trị sản hậu huyết vận:

Đương quy 40g, Xuyên khung 20g, Kinh giới huệ (sao đen) 8g, sắc uống(Kỳ Phương Loại Biên).

Trị sản hậu ngực và bụng đau:

Xuyên khung, Quế tâm, Mộc hương, Đương quy, Đào nhânđều 40g, Tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu nóng (Khung Quy Tán -Vệ Sinh Gia Bảo).

Trị sản hậu bị té ngã đau:

Đương quy 32g, Xuyên khung 12g, Đào nhân14 hột (bỏ vỏ và đầu nhọn), Hắc khương 2g, Chích thảo 2g. Dùng rượu và Đồng tiệnsắc uống (Sinh Hóa Thang - Nam NữKhoa).

Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra:

Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Sung úy tử, Đương quy, Bạch thược (Ích Mẫu Thảo Kim Đơn - Y Học Tâm Ngộ)

Trị hành kinh bụng đau (do huyết ứ):

Xuyên khung, Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Bạch thược (Đào Hồng Tứ Vật Thang -Y Tông Kim Giám).

Trị nửa người liệt do tai biến mạch máu não:

Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ, Cát cánh, Ngưu tất, Cam thảo (Huyết Phủ Trục Ứ Thang -Y Lâm Cải Thác).

Trị phá thương phong:

Dùng Xuyên khung hợp với Kinh giới, Bạch chỉ, Đương quy, Địa hoàng, Thược dược, Bạch truật, Cam thảo. Mùa đông thêm Quế chi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị ngực sườn đầy tức:

Xuyên khung, Hồng hoa mỗi thứ 6g, Quy vĩ, Chỉ xác đều 10g, Thanh bì, Hương phụ, Đào nhânđều 8g. Cho nướcvà rượu mỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Qui Tả Can Thang - Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Trị ngực sườn đầy tức:

Xuyên khung, Hồng hoa, lượngbằngnhau, chế thành phiến (cứ 12 phiến chứa 20g Xuyên khung và Hồng hoa). Mỗi lần uống 4 phiến, ngày 3 lần. 4-6 lần là1 liệu trình. Trị 84 trường hợp (có 10 trường hợp suốt liệu trình có thêm Cát căn Hoàng Đồng Phiến, ngày 3 lần, mỗi lần 2ml; 2 người dùng 2 loại thuốc trên thêm Nhũ hương, Một dược). Kết quả: hiệu quả thấp: 9, tốt: 57, không kết quả 17, nặng hơn: 1 (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:

Dùng Xuyên khung chiết xuất chất Acid A ngùy (Ferulic) 20mg cho vào Glucosa 5% - 250ml, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 10 lần. Trị 8 trường hợp bệnh động mạch vànhkhỏi: 6, hết cơn đau thắt ngực: 6, lượng mỡ trong máu giảm với mức độ khác nhau (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).

Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:

Dùng dung dịch kiềm Xuyên khung trị cơn đau thắt ngực 30 trường hợp có kết quả 92,5%,số kết quả tốt: 62,95%. Cơn đau giảm trong 24 giờ chiếm hơn phân nửa, 40% điện tim trở lại bình thường (Tân Y Dược Học Tạp Chí 1977, 1:15).

Trị bệnh động mạch vành, ngực đau thắt:

Dùng dung dịch tiêm Xuyên khung truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trị 10 trường hợp bệnh mạch vành đau thắt ngực, kết quả tốt: 7, tiến bộ: 2, không kết quả: 1(Trung Y Tạp Chí 1980, 9: 69).

Trị nhồi máu não và tắc mạch máu não:

Dùng dịch tiêm Phức Phương Xuyên Khung (Xuyên khung, Đan sâm, Đương quy trị 400 trường hợp nhồi máu não và tắc mạch não 400 trường hợp. Theo dõi bằng chụp động mạch não, điện tâm đồ, lưu lượng huyết dịch đều có cải thiện (P nhỏ hơn 0,005 - 0,001) tỉ lệ có kết quả là 94,5%(Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 6 (4): 234).

Trị thần kinh tam thoa đau:

Xuyên khung 30g, Đương quy, Đan sâm, Bạch thược, Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Toàn yết, Thuyền thoái, Địa long đều 8g. Trị 21 trường hợp dây thần kinh tam thoa đau trong 1 tháng, kết quả đạt 90.6% (Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí số 1982, 4: 34).

Trị đầu đau:

Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa. (Do phong hàn: thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong; Do phong nhiệt thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều;Do phong thấp thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cảo bản;Do huyết ứthêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương (Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí 1985,10: 447).

Trị kinh bế, kinh nguyệt không đều, sinh khó, nhau thai không ra:

Xuyên khung 8g, Đương quy 12g, cho rượu và nướcmỗi thứ 1 nửa, sắc uống (Khung Quy Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị cột sống viêm phì đại, xương gót chân có gai:

Xuyên khung tán bột, cho vào bao (bọc) đắp vào chỗ đau hoặc lót vào giầy. Mỗi tuần thay 1 lần. Sau 5-10 ngày hết hoặc giảm đau. Có người sau 2 tháng lại tái phát, tiếp tục đắp lại (Tân Học Tạp Chí 1975).

Tham khảo thêm

Tác dụng xuyên khung trong các tài liệu khác

" Xuyên khung là vị thuốc trịkhí trong huyết. Bệnh Can cấp dùng vị cay để bổ vì vậy chứng huyết hư nên dùng Xuyên khung .Vị cay tán kết vì vậy các chứng khí trệ cần dùng. Người ta nói rằng vị Mạnh khúc, Quý cùng (Xuyên khung)chống lại được thấp tà, trị chứng bụng to như bụng cá, trị tiêu chảy do thấp, mỗi lần chỉ dùng 2 vị, hiệu quả như thần . Chứng huyết lỵ đau, huyết lỵ đã thông mà đau không giảm là âm thiếu khí uất, thêm Xuyên khung để hành khí điều huyết thì bệnh khỏi" (Bản Thảo Cương Mục).

"Xuyên khung được nhiều người dùng, đầu mặt đau do phong không thể thiếu nó nhưng cần phối hợp với các loại thuốc khác" (Bản Thảo Diễn Nghĩa).

+"Xuyên khung vận hành lên đầu mắt, dẫn xuống huyết hải, vì vậy, bệnh về tinh thần dùng bài Tứ Vật (Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Thục địa). Xuyên khung có khả năng tán phong ở kinh Can, dùng trị chứng đầu đau ở kinh Thiếu dương (Đởm, Tiểu trường) và Quyết âm (Tâm bào, Can), làthánh dược trị đầu đau do huyết hư. Thường dùng trong 4 trường hợp sau:

1- Dẫn vào kinh Thiếu dương (Tiểu trường, Đởm).

2- Đầu đau do kinh lạc gây nên.

3- Chuyển vận thanh dương và khí.

4- Khứ thấp khí ở đầu" (Bản Thảo Kinh).

"Xuyên khung có tác dụng tán kết đi vào kinh Can, là thuốc trị huyết trong khí... Xuyên khung và Đương quy đều làthuốc trị về huyết nhưng Xuyên khung hoạt huyết mạnh hơn vì vậy có tác dụng phát tán phong hàn, trị đầu đau, phá ứ tụ, thông huyết mạch, giảm đau, tiêu phù, trục huyết, thông kinh. Cùng sắc uống với Tế tân trị ung nhọt" (Cảnh Nhạc Toàn Thư).

" Đầu đau mà không khỏi, tất yếu phải dùng Xuyên khung thêm thuốc dẫn kinh: Thái dương thêm Khương hoạt, Dương minh thêm Bạch chỉ, Thiếu dương thêm Sài hồ, Thái âm thêm Thương truật, Quyết âm thêm Ngô thù du, Thiếu âm thêm Tế tân" (Dụng Dược Pháp Tượng).

Xuyên khung chịu Thư hoàng, được Tế tân có tác dụng giảm đau, trị mụn nhọt. Được Mẫu lệ có tác dụng trị đầu đau do phong, nôn nghịch" (Lôi Công Dược Chế).

" Xuyên khung dẫn lên đầu mặt, dẫn xuống kinh thủy, khai uất kết ở trung tiêu, là thuốc trị huyết trong khí. Trị khí huyết đều tốt. Thuốc có tác dụng tán hàn trừ thấp, trừ phong khí, trị đầu đau, hông sườn đau, dưỡng thai, giúp ích cho sản phụ, trị được các chứng trưng hà tích tụ, huyết bế không thông, mụn nhọt lở ngứa, ung thư mụn nhọt] hàn nhiệt, sưng đau" (Bản Thảo Hối Ngôn)

 Dâm dương hoắc, dam duong hoac - vị thuốc Chế độ ăn uống cho người bị đau dạ dày

 Dâm dương hoắc, dam duong hoac - vị thuốc Tôi bị đau dạ dày hơn 5 năm, nhờ uống thuốc này mà tôi đã khỏi

 Dâm dương hoắc, dam duong hoac - vị thuốc Tham khảo ý kiến thầy thuốc

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Cây Xuyên Khung Có Tác Dụng Gì