Wikipedia:Bài Viết đầu Tiên Của Bạn
Có thể bạn quan tâm
- WP:VBM
Đây là trang giải thích dành cho các thành viên mới về bài viết đầu tiên của bạn trên Wikipedia, KHÔNG PHẢI là nơi để bắt đầu viết bài! Nếu bạn muốn thử nghiệm sửa đổi, xin mời sử dụng chỗ thử. |
Tạo bài mới |
---|
Giới thiệu |
|
Ý tưởng |
|
Hướng dẫn |
|
Tiến trình viết bài |
|
Công cụ |
|
|
Đây là trang để hướng dẫn một số thứ bạn nên biết khi viết một bài mới tại Wikipedia. Chúng tôi sẽ giải thích một số điều NÊN và KHÔNG NÊN khi viết bài, và chúng tôi mách cho bạn cách làm sao để tạo một bài mới. Trước khi viết một bài mới, dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn:
- Thử sửa đổi tại Trợ giúp:Chỗ thử (sẽ bị xóa định kỳ). Nếu bạn đã đăng ký tài khoản, bạn sẽ có một khu vực của riêng mình để bắt đầu viết bài: trang nháp trong không gian trang thành viên của riêng bạn. Bạn có thể từ từ vừa viết vừa tìm nguồn cũng như nghiên cứu cách trình bày sao cho đúng tiêu chuẩn của Wikipedia.
- Thử sửa các bài đang có để cảm nhận được cách viết và làm quen với mã trình bày mà Wikipedia sử dụng. Ngoài ra, hãy thử đọc một số bài đã được cộng đồng bầu chọn là có chất lượng cao: bài viết tốt, bài viết chọn lọc.
- Tìm kiếm trên Wikipedia trước để chắc rằng đã có một bài viết về chủ đề bạn muốn viết đã có mặt rồi hay chưa, rất có thể nó đang có tựa đề hơi khác. Nếu bạn tìm thấy một bài hiện đã có về chủ đề của bạn, tốt nhất là đổi hướng tên gọi mà bạn đang nghĩ đến sang bài viết hiện tại.
- Xin đừng tạo trang về chính mình hay bạn bè, người thân/quen của mình, những trang quảng cáo, bài bình luận cá nhân hay những bài viết khác mà bạn sẽ chẳng bao giờ tìm được chúng trong một bách khoa toàn thư.
- Cẩn thận với những thứ sau đây: sao chép các thứ, thông tin gây tranh cãi, bài viết quá ngắn, và bài viết có tính lợi ích cục bộ. Nhớ giữ đúng những quy định của Wikipedia.
- Thu thập nguồn tham khảo để chứng minh sự nổi bật và để làm nguồn cho thông tin của bạn. Những bài viết không thỏa mãn độ nổi bật bằng cách chú thích các nguồn đáng tin cậy đã xuất bản sẽ rất dễ bị xóa.
- Viết một trang mới.
- Liệt kê tham khảo đến các nguồn của bạn để chứng minh rằng bài viết nổi bật.
Xem thêm: Bài Cách tạo ra bài mới, hướng dẫn bạn trình tự để tạo một bài mới và Wikipedia:Sơ đồ hướng dẫn tạo trang mới trong Wiki.
Tìm bài viết có sẵn
Wikipedia tiếng Việt có khá nhiều bài viết. Trước khi viết bài mới, bạn hãy chắc chắn rằng Wikipedia chưa có bài viết về nó, có thể dưới một cái tên hơi khác một tí; bạn có thể tìm nó ở đây; xem qua Quy ước đặt tên tại Wikipedia. Nếu một bài viết về chủ đề của bạn đã ở đây, nhưng bạn cho rằng người ta sẽ rất có thể tìm kiếm nó theo một cái tên hoặc cách đánh vần khác, hãy xem cách tạo một trang đổi hướng với cái tên đó; bổ sung các trang đổi hướng cần thiết là một cách giúp Wikipedia rất hiệu quả đấy. Ngoài ra, nhớ xem qua nhật trình xóa của bài viết để tránh viết lại một bài đã từng bị xóa trước đây.
Nếu bạn tìm mà vẫn không thấy bài viết mình cần, hãy thử mở rộng phạm vi tìm kiếm để tìm những bài viết đã có thể chứa đựng chủ đề của bạn trong đó. Ví dụ, nếu bạn muốn viết một bài về thành viên của một ban nhạc, bạn có thể tìm ban nhạc đó rồi thêm thông tin về chủ đề của bạn vào bài viết để mở rộng nó.
Thu thập nguồn tham khảo
Độ nổi bật |
---|
Hướng dẫn tiêu chuẩn đưa vào |
NgườiHọc giảTổ chức & công tyTrường họcBệnh việnSáchSự kiệnPhimÂm nhạcNội dung webCon sốĐịa điểmTruyền thôngThể thaoTrò chơi điện tử |
Xem thêm |
Hệ quả thường thấy sau khi xóaTại sao trang của tôi lại bị xóa? |
Thu thập nguồn tham khảo cho thông tin trong bài viết của bạn. Để xứng đáng được có bài trong bách khoa toàn thư, một chủ đề nào đó phải được xem là đủ nổi bật và sự nổi bật đó phải kiểm chứng được thông qua các tham khảo đến các nguồn đáng tin cậy.
Những nguồn này cần phải đáng tin cậy; có nghĩa là, chúng phải là những nguồn có một hình thức quản lý biên tập nào đó. Các nguồn in trên giấy (và phiên bản trên web của các nguồn đó) có vẻ đáng tin cậy nhất, mặc dù nhiều nguồn chỉ có trên web cũng không phải là không đáng tin cậy. Một số ví dụ đơn cử gồm: sách được những nhà xuất bản lớn phát hành, báo chí, tạp chí, các tạp chí khoa học được thẩm định chéo, website của các loại ấn phẩm đó, và các website khác thỏa mãn các yêu cầu cơ bản giống như một nguồn in trên giấy.
Nói chung, các nguồn KHÔNG có sự quản lý biên tập đều không đáng tin cậy. Những nguồn nào đơn cử bao gồm: sách do các ấn phẩm trả tiền xuất bản, tạp chí trực tuyến tự xuất bản, blog, diễn đàn web, thảo luận nhóm trên web, hệ thống thông cáo điện tử, trang người hâm mộ, và những thứ tương tự. Về cơ bản, nếu cứ ai đó toàn quyền đăng tải thông tin mà không có người khác kiểm tra các thông tin đó, nó có thể không đáng tin cậy.
Nói một cách đơn giản, nếu tồn tại những nguồn đáng tin cậy với đủ thông tin để viết về chủ đề, thì chủ đề đó là nổi bật và những nguồn đó có thể kiểm chứng thông tin trong bài viết Wikipedia. Nếu bạn không thể tìm được các nguồn đáng tin cậy (như báo chí, tạp chí chuyên ngành, hoặc sách) cung cấp thông tin cho bài viết, chủ đề sẽ là không nổi bật hay không kiểm chứng được và gần như chắc chắn sẽ bị xóa. Vì vậy, việc đầu tiên của bạn là đi tìm nguồn tham khảo.
Khi bạn đã có nguồn tham khảo cho bài viết của mình, bạn có thể học cách đặt tham khảo vào bài viết bằng cách đọc Wikipedia:Chú thích nguồn gốc. Nhưng đừng lo lắng quá về việc làm sao định dạng nó cho đúng. Sẽ rất tuyệt nếu bạn làm được, nhưng vấn đề chủ yếu là đưa nguồn tham khảo vào bài viết mặc kệ nếu nó chưa được định dạng đúng.
Những điều cần tránh
Viết tắt- WP:AVOIDCREATE
Quy định chung |
---|
Nguyên tắc |
|
Quy định về nội dung |
|
Quy định về cách ứng xử |
|
Các thể loại quy định khác |
|
Quy ước |
|
|
- Danh sách các ý tưởng tồi cho bài viết
- Tránh những sai lầm thường gặp
- Wikipedia:1000 điều bạn không nên viết
Vài cẩn thận khi viết bài
Sao chép. Đừng vi phạm bản quyền Để an toàn, đừng trích dẫn quá vài câu văn bản từ bất cứ nơi nào khác, và liệt kê các tài liệu tham khảo mà bạn sử dụng. Bạn có thể chép những nội dung nào mà bạn chắc chắn nó thuộc phạm vi công cộng, nhưng thậm chí đối với các tài liệu phạm vi công cộng, bạn vẫn phải chú thích lại nguồn gốc. Cũng chú ý rằng đa số các trang web không thuộc phạm vi công cộng và đa số lời bài hát cũng không. Nếu bạn cho rằng những gì bạn đang đóng góp là thuộc phạm vi công cộng, hãy nói nơi bạn lấy chúng, hoặc là trong bài viết hoặc tại trang thảo luận, và tại trang thảo luận hãy đưa ra lý do tại sao bạn cho rằng nó thuộc phạm vi công cộng (ví dụ "Nó được xuất bản vào năm 1895..."). Nếu bạn cho rằng bạn đang thực hiện "sử dụng hợp lý" các tài liệu có bản quyền, xin đặt ghi chú tại trang thảo luận nói lý do tại sao bạn phải làm vậy. Để biết thêm thông tin: Quyền tác giả và hướng dẫn về nội dung không tự do của chúng tôi dành cho văn bản. Nghiên cứu kỹ và chú thích nguồn gốc Những bài viết tự dưng nghĩ ra mà viết thì tốt hơn là không có gì, nhưng chúng khó mà kiểm chứng, một phần rất quan trọng trong nỗ lực tạo ra một tác phẩm tham chiếu đáng tin cậy. Xin hãy nghiên cứu qua những nguồn tốt nhất hiện có và chú thích chúng một cách hợp lý. Làm điều này, cùng với việc không sao chép quá nhiều nội dung văn bản, sẽ giúp tránh khả năng đạo văn. Các nội dung ủng hộ một chiều và gây tranh cãi Xin đừng viết những bài viết bảo vệ cho một quan điểm nhất định về chính trị, tôn giáo, hay bất cứ thứ gì khác. Hãy hiểu những gì chúng tôi muốn nói theo một quan điểm trung lập trước khi tham gia vào loại chủ đề này. Bài viết quá ngắn chỉ có định nghĩa Các định nghĩa kiểu từ điển sẽ thuộc về Wiktionary. Hãy cố gắng viết một đoạn ngắn nhưng đầy đủ nói đến một điều gì đó về chủ đề. Chúng tôi hoan nghênh những bài viết ngắn tốt, được gọi là "bài sơ khai", sẽ đóng vai trò là bệ phóng cho những người khác bổ sung. Nếu bạn không có đủ tài liệu để viết một bài sơ khai tốt, có lẽ bạn không nên viết bài mới. Phía cuối bài sơ khai, bạn nên ghi thêm "tiêu bản sơ khai" giống như thế này: {{sơ khai}}. (Những thành viên Wikipedia khác sẽ rất biết ơn nếu bạn dùng một tiêu bản sơ khai cụ thể hơn, như {{sơ khai âm nhạc}}. Xem danh sách các loại sơ khai để có danh sách tất cả các tiêu bản sơ khai cụ thể). Những tiêu bản này giúp theo dõi những bài viết cần mở rộng. Những bài viết có lợi ích cục bộ Đây là những bài viết về những nơi như trường học, hoặc đường sá chỉ có được sự quan tâm từ số lượng khá nhỏ như những cựu học sinh hay những người sống gần đó. Hiện chưa có đồng thuận về những bài như vậy, nhưng một số người sẽ chất vấn chúng nếu chúng không có nội dung gì chứng tỏ nó đặc biệt và khác biệt với hàng chục ngàn nơi tương tự khác như thế nào. Hình ảnh sẽ thêm sự quan tâm. Cố gắng tô vẽ màu sắc địa phương cho những bài viết mang tính lợi ích cục bộ như vậy. Nguồn tham khảo từ bên thứ ba là rất hữu ích để chứng minh rằng chủ đề đang viết là nổi bật.Viết bài
Sau khi đã nắm các thông tin trên, hãy vào Wikipedia:Thuật sĩ bài viết để ôn lại lần cuối, kiểm tra xem đã có tên bài tương tự trên Wikipedia chưa, nếu chưa thì bạn có thể tập viết bài trong nháp. Nháp là một trang con thuộc trang thành viên của bạn, là không gian riêng của bạn, viết bài trong nháp có những ưu điểm sau:
- Không bị áp lực phải sửa bài trong 7 ngày nếu lỡ chẳng may bài bị treo biển "chất lượng kém" hay "dịch quá thô, cần xóa"
- Không bị các tuần tra viên vào treo các bản mẫu bảo trì như "cần thêm nguồn", "cần sửa ngữ văn", "cần wiki hóa"...
- Thư thả thời gian để bạn tìm nguồn tham khảo và nghiên cứu cách biên tập sao cho đáp ứng tiêu chuẩn hiện nay của Wikipedia
- Bạn hoàn toàn có thể đem trang này đi hỏi cố vấn để xin góp ý
Khi cảm thấy bài đã đạt tiêu chuẩn, hãy di chuyển sang không gian chính (hoặc nhờ cố vấn làm giúp).
Nếu bạn viết bài trong không gian chính, nên treo biển {{đang viết}} vào đầu trang để thông báo với những biên tập viên khác là bạn đang biên tập bài. Những bài này thường sẽ không phải là đối tượng bị xóa trừ một số trường hợp thật đặc biệt (ví dụ như không được sửa đổi trong vòng 1 tuần hoặc hơn).
Kỹ thuật biên tập
- Đọc Wikipedia:Hướng dẫn từng bước để biết cách định dạng bài viết
- Đọc Trợ giúp:Cước chú để biết cách ghi nguồn
- Xếp bài vào thể loại, đọc hướng dẫn ở Trợ giúp:Thể loại. Bài nào cũng phải nằm trong ít nhất một thể loại tương ứng. Nếu không sẽ rất khó cho người đọc khi họ muốn tìm bài viết.
- Liên kết bài này đến ít nhất một bài sẵn có (kiểm tra bằng "Các liên kết đến đây" trong hộp công cụ) để bài không bị "mồ côi"
Những người khác có thể thoải mái đóng góp vào bài viết khi nó đã được lưu. Người tạo trang không có quyền gì đặc biệt để quản lý nội dung về sau. Xem Wikipedia:Quyền sở hữu bài viết.
| |
---|---|
| |
Giới thiệu |
|
Đóng gópvào Wikipedia |
|
Sách hướng dẫn |
|
Câu thường hỏi |
|
Mục lục |
|
Làm thế nàoWikipedia |
|
Mã wiki |
|
Bảng tin nhắn |
|
Nhấn để nhờ giúp đỡ trên trang thảo luận của bạn và một tình nguyện viên sẽ ghé thăm. |
Từ khóa » Trình Bày Wikipedia
-
Trình Bày – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Cẩm Nang Biên Soạn/Bố Cục
-
Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Cẩm Nang Biên Soạn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Nguồn đáng Tin Cậy
-
Wikipedia:Bài Viết Chọn Lọc/Quy Tắc Trình Bày
-
Wikipedia:Trang Chính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Chú Thích Nguồn Gốc
-
Wikipedia:Nội Dung Không Tự Do
-
Wikipedia:Hướng Dẫn Mô Tả Sử Dụng Hợp Lý
-
Tiểu Sử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Cộng đồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Wikipedia Tiếng Việt Không Phải Là Wikipedia Việt Nam