Wikipedia:Hướng Dẫn Mô Tả Sử Dụng Hợp Lý
Có thể bạn quan tâm
- WP:HDMTHL
- WP:HDMTSDHL
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ có những ngoại lệ, hãy áp dụng nó một cách có ý thức. Bất kỳ thay đổi nào liên quan đến nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
[[Thể loại:{{{1}}} Wikipedia|Hướng dẫn mô tả sử dụng hợp lý]]
Mọi tập tin không tự do trên Wikipedia đều cần phải có lý do sử dụng hợp lý (SDHL) giải thích tại sao việc dùng tập tin đó tuân thủ đầy đủ tất cả các tiêu chuẩn về nội dung không tự do của Wikipedia. Những lý do này còn được gọi là mô tả sử dụng hợp lý và phải được trình bày trong trang mô tả hình ảnh. Tập tin không tự do nào cũng phải có mô tả SDHL. Lý do SDHL sẽ giúp những thành viên khác xác định được hình này có thể sử dụng nhiều nơi hay chỉ được sử dụng ở một vài bài nào đó, cũng như xem xem yêu cầu sử dụng hợp lý có chính đáng hay không. Nếu bạn định dùng một hình cho nhiều bài thì bạn cũng cần phải ghi lý do cho từng bài một. Tức là, bao nhiêu bài thì phải có bấy nhiêu lý do. Trang mô tả hình cần phải có những thứ sau:
- Một bản mô tả sử dụng hợp lý chi tiết.
- Một thẻ quyền sử dụng hợp lý. Xem danh sách thẻ quyền đầy đủ ở Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh.
Những hình không tự do mà không có thẻ quyền sử dụng hợp lý hoặc mô tả sử dụng hợp lý có thể bị xóa sau 7 ngày! Bài này sẽ hướng dẫn bạn cách ghi mô tả SDHL.
Những thông tin cần điền
[sửa | sửa mã nguồn]Một bản mô tả SDHL đầy đủ phải giải thích được rằng việc sử dụng tập tin này thỏa mãn các tiêu chuẩn cho nội dung không tự do như thế nào và nên nhắc đến:
- Hình sử dụng trong bài nhằm mục đích gì?
- Đó có phải là biểu trưng, ảnh chụp, hoặc hình bao bì cho chủ thể chính của bài viết hay không?
- Có phải hình đang được dùng làm phương tiện nghe nhìn chính cho chủ thể hay không? (ví dụ, biểu trưng của công ty hay hình minh họa trên bìa của DVD)
- Nó có minh họa cho chủ thể của bài không? (ví dụ, hình chụp một phân cảnh trong phim)
- Tại sao không thể thay hình bản quyền bằng một hình tự do? Hoặc tại sao không thể thay bằng văn xuôi đơn thuần? Hình đó có gì đặc biệt mà văn xuôi không thể diễn tả được?
- Ví dụ, hình từ phim (áp phích, cảnh trong phim) thường sẽ dùng hình có bản quyền vì không có hình tự do để thay thế, bởi vì phim là một thứ được bảo hộ bản quyền kỹ càng. Tương tự, nhiều thứ khác cũng đều được bảo hộ bản quyền kỹ càng: tranh vẽ, tác phẩm hội họa, video game, các sản phẩm truyền thông, tác phẩm văn học, sách báo, các sản phẩm phần mềm, logo của các tổ chức, v.v. Không có cách nào để tạo ra nội dung tự do từ những thứ này. Ví dụ, chúng ta không thể tạo ra hình tự do từ áp phích phim Harry Potter khi mà chính bản thân áp phích đã được bảo hộ bản quyền. Mọi hình chụp lại áp phích đều chỉ là tác phẩm phái sinh từ tấm áp phích và sẽ có bản quyền.
- Có những thứ không khó để tạo ra nội dung tự do. Chẳng hạn như nếu chỉ cần chụp ảnh là được, vậy thì những vật thể/chủ thể đó có thể được minh họa bằng hình tự do và không cần phải dùng đến hình bản quyền. Một số đối tượng tiêu biểu là: những người còn sống, đồ ăn thức uống, quần áo, phong cảnh, thiên nhiên, hậu trường các bộ phim, v.v. Không khó để tạo ra hình/nội dung không tự do từ những đối tượng này, tuy có thể là hiện tại trên Wikipedia/Commons chưa có hình. Nhưng thật sự là ai cũng có thể dễ dàng chụp hình các đối tượng đó và hiến cho Wikipedia/Commons, không phải bạn thì sẽ là người khác, không phải bây giờ thì sẽ là một tháng sau, một năm sau... không có trên Commons thì có thể đang có đâu đó trên các trang web khác mà bạn không biết. Do đó, hình có bản quyền về những đối tượng này không thỏa quy định về nội dung không tự do của Wikipedia và sẽ bị xóa nhanh.
- Có thể dùng hình có bản quyền để minh họa cho bài về những người đã khuất. Vì họ đã khuất nên việc tìm họ để chụp hình là gần như không thể. Tuy nhiên, Wikipedia luôn ưu tiên dùng hình tự do hơn hình có bản quyền. Nếu có thể, hãy tìm hình tự do (hình chụp người đó tại các sự kiện công cộng, hình đã hết hạn bản quyền tại Việt Nam...) để thay cho các hình SDHL.
- Thành phần nào của tác phẩm có bản quyền này được sử dụng và ở mức độ thế nào so với việc sử dụng của người giữ bản quyền? Ví dụ, nếu hình là một bức ảnh chụp hoặc biểu trưng, thì toàn bộ tác phẩm đó sẽ được sử dụng. Một ảnh chụp màn hình chỉ cho thấy phần khám phá quan trọng nhất của một phim tài liệu hay đoạn kết của bộ phim, ví dụ như vậy, chỉ là một phần nhỏ của tác phẩm, có thể không hợp lý khi so sánh với việc sử dụng của người nắm bản quyền. Trong trường hợp là một đoạn âm thanh, chiều dài phải không được dài hơn hay ngắn hơn 10 phần trăm chiều dài bản nhạc hoặc có chiều dài là 30 giây.
- Nếu dùng được, độ phân giải có bị thu nhỏ so với tác phẩm gốc hay không? Trong trường hợp một đoạn nhạc, chất lượng có bị giảm so với bản gốc hay không?
- Bất cứ thông tin nào khác cần thiết để hỗ trợ những người khác xác định việc sử dụng ảnh này là phù hợp với việc sử dụng hợp lý.
Bản mẫu
[sửa | sửa mã nguồn]Việc sử dụng bản mẫu là không bắt buộc, bạn cũng có thể dùng văn xuôi để viết mô tả SDHL, nhưng bản mẫu giúp thông tin được trình bày một cách có cấu trúc và hệ thống. Không những thế, Wikipedia còn có sẵn các bản mẫu chuyên mô tả SDHL những chủ thể phổ biến như áp phích phim, bìa album, bìa sách, v.v. đã ghi sẵn lý do SDHL giúp bạn. Nếu bạn chưa am hiểu cách viết mô tả, khuyến khích bạn dùng các chuyên biệt cho nhanh gọn và tiện lợi. Nếu không thể tìm thấy bản mẫu chuyên biệt cho hình của mình, bạn hãy dùng bản mẫu khái quát. Cho dù bạn dùng bản mẫu nào thì cơ sở sử dụng hợp lý cũng phải thỏa mãn đầy đủ 10 tiêu chuẩn của quy định về nội dung không tự do.
Bản mẫu chungDưới đây là khung sườn của bản mẫu {{Mô tả sử dụng hợp lý 2}}, một bản mẫu khái quát và chung chung dùng được cho mọi đối tượng. Bạn hãy copy đoạn code sau, dán vào trang mô tả tập tin, đọc 10 tiêu chuẩn của nội dung không tự do, đọc các hướng dẫn trong ngoặc vuông. Sau đó, hãy xóa các hướng dẫn trong ngoặc vuông đi và điền vào các tham số sao cho thích hợp.
{{Mô tả sử dụng hợp lý | Mô tả = Đây là hình [nêu tên chủ thể trong hình] | Nguồn = [Link nguồn hình. Nếu đây không phải hình lấy trên mạng mà là hình scan từ sách báo tạp chí, hình bạn tự chụp, hãy nói rõ ra.] | Bài = [Tên bài viết bách khoa] | Phần sử dụng = [Chọn một trong các thứ sau: Hộp thông tin / Đầu bài / Thân bài] | Phân giải thấp = Hình có độ phân giải thấp nên sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thương mại của hình ảnh, tập tin gốc. | Mục đích = [Hình giúp minh họa cho bài viết như thế nào] | Thay thế = [Tại sao không thể thay hình này bằng một hình tự do?] | Thông tin khác = [Nếu bạn còn biết thông tin nào khác về hình, hãy ghi ở đây] }}Ví dụ mẫu để tham khảo:
- Tập tin:Chụp màn hình JSTOR ngày 15 tháng 4 năm 2021.png (ảnh chụp màn hình một trang web)
- Tập tin:Trang nhất tờ Völkischer Beobachter, số ngày 31 tháng 1 năm 1933.jpeg (hình scan một trang báo)
Bản mẫu chuyên biệt
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là các bản mẫu chuyên biệt cho những chủ thể phổ biến (áp phích phim, bìa sách, bìa đĩa nhạc, logo, ảnh chụp màn hình trò chơi điện tử, v.v.). Các bản mẫu này đã chứa sẵn lời giải thích SDHL. Do đó, bạn chỉ còn cần phải điền một vài thông tin thiết yếu (như nguồn, tên bài viết, hình được dùng trong hộp thông tin hay ở đầu bài hay ở thân bài,...). Danh sách bản mẫu đầy đủ nằm trong Thể loại:Bản mẫu mô tả sử dụng hợp lý.
Dưới đây là bản mẫu cho các áp phích phim. Tập tin mẫu để tham khảo: Tập tin:Gentlemen Prefer Blondes (1953) film poster.jpg (hãy bấm vào nút [ Sửa đổi ] để xem mã nguồn).
{{Mô tả áp phích | Media = film | Bài = [tên bài viết] | Dùng cho = [Hộp thông tin / Đầu bài / Giữa bài] | Nguồn = [link tới trang web nơi bạn lấy hình áp phích] }}Dưới đây là bản mẫu cho các bìa sách. Tập tin mẫu để tham khảo: Tập tin:The Sympathizer (Viet Thanh Nguyen).png (hãy bấm vào nút [ Sửa đổi ] để xem mã nguồn).
{{Mô tả bìa sách | Article = [tên bài viết] | Use = [Hộp thông tin / Đầu bài / Giữa bài] | Website = [link tới trang web nơi bạn lấy hình bìa sách] }}Dưới đây là bản mẫu cho các bìa đĩa nhạc. Tập tin mẫu để tham khảo: Tập tin:Bleed It Out single.jpg (hãy bấm vào nút [ Sửa đổi ] để xem mã nguồn).
{{Mô tả bìa đĩa nhạc |Bài = [tên bài viết] |Sử dụng = [Hộp thông tin / Đầu bài / Giữa bài] |Nguồn = [link tới trang web nơi bạn lấy hình bìa đĩa] }}Dưới đây là bản mẫu cho các biểu trưng (logo). Tập tin mẫu để tham khảo: Tập tin:Argibank logo.svg (hãy bấm vào nút [ Sửa đổi ] để xem mã nguồn).
{{Mô tả sử dụng hợp lý biểu trưng |Bài = [tên bài viết] |Nguồn = [link tới trang web nơi bạn lấy hình logo] |Dùng cho = [Hộp thông tin / Tổ chức / Nhãn hiệu / Sản phẩm / Công ích / Khác]Dưới đây là bản mẫu cho các ảnh chụp màn hình trò chơi điện tử. Tập tin mẫu để tham khảo: Tập tin:Grand Theft Auto V combat.jpg (hãy bấm vào nút [ Sửa đổi ] để xem mã nguồn).
{{Mô tả sử dụng hợp lý ảnh chụp màn hình trò chơi điện tử | Article = [tên bài viết] | Name = [tên game] | Distributor = [nhà phân phối game] | Publisher = [nhà phát hành game] | Developer = [nhà phát triển game] | Use = [Infobox / Header / Section / Other] }}Dưới đây là bản mẫu cho các ảnh chụp màn hình bình thường.
{{ScreenshotU|tên bài|miêu tả|người giữ bản quyền}}Từ hai bài trở lên
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu bạn định dùng hình trong ít nhất hai bài thì ngoài bản mô tả SDHL ở trên, bạn cần còn phải ghi lý do dùng hình cho bài thứ hai bằng bản mẫu {{Mô tả sử dụng hợp lý hình ảnh KTD}}. Nếu có ba bài thì bạn phải kê thêm một bảng cho bài thứ ba. Hay nói cách khác, có bao nhiêu bài dùng hình thì phải có đúng bấy nhiêu bản mẫu với bấy nhiêu lý do.
{{Mô tả sử dụng hợp lý hình ảnh KTD |Bài = [chỉ cần ghi tên, không cần liên kết đến bài viết] |Mục đích = [Hình giúp minh họa cho bài viết như thế nào] |Thay thế = [Tại sao không thể thay hình này bằng một hình tự do?] }}Văn xuôi
[sửa | sửa mã nguồn]Dưới đây là vài ví dụ cơ bản. Bản mô tả tốt cần giải thích rõ tại sao bài viết phải cần dùng hình đó, tại sao không thể thay hình đó bằng các hình tự do, chức năng của hình trong bài viết là gì. Nếu hình được dùng trong nhiều bài, bạn phải ghi mô tả cho từng bài một. Tức là, có bao nhiêu bài thì phải có đúng bấy nhiêu mô tả. Nếu nội dung trong bài đề cập đến hình thì bạn hãy ghi ra. Nếu không đề cập thì bạn phải giải thích lý do tại sao phải dùng hình đó để minh họa cho bài. Đây chỉ là ví dụ, không nên chép lại y hệt.
Biểu trưng trong bài về chính chủ thể của biểu trưng đóVí dụ, mô tả SDHL hình logo của các doanh nghiệp, tổ chức thương mại, tổ chức phi chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh thành Việt Nam cho bài viết về chính các tổ chức đó.
=== Sử dụng hợp lý trong [[TÊN BÀI]] === Tuy hình này được bảo hộ bản quyền nhưng ta có thể dùng nó theo luật sử dụng hợp lý Hoa Kỳ và quy định về nội dung không tự do của Wikipedia vì: # Biểu trưng minh họa cho bài viết giáo dục về chính thực thể của logo đó. # Hình được dùng để minh họa trực quan cho chủ thể trong bài. # Hình có độ phân giải thấp và do đó không phù hợp để sản xuất hàng giả, hàng nhái mà có thể gây phương hại đến tổ chức hay pháp nhân nắm giữ bản quyền hình ảnh logo gốc. # Cách dùng biểu trưng không khiến người đọc lầm tưởng rằng bài này là do chính chủ nhân của biểu trưng viết nên hoặc được chủ nhân đó ủy quyền. # Không thể thay thế hình này bằng các hình ảnh không bản quyền hay hình có bản quyền tự do có giá trị giáo dục tương đương.Bạn cũng có thể viết thêm để chứng minh rằng mình đã cố gắng tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Wikipedia như thế nào (như Wikipedia:Biểu trưng), chẳng hạn như bạn đã giảm kích thước hình xuống nếu đó là ảnh vector.
Hình chụp lịch sử === Sử dụng hợp lý cho [[TÊN BÀI]] === Tuy hình này được bảo hộ bản quyền nhưng ta có thể dùng nó theo luật sử dụng hợp lý Hoa Kỳ và quy định về nội dung không tự do của Wikipedia vì: # Hình đặc biệt mang tính lịch sử của một cá nhân nổi tiếng. [Bạn nên kẹp nguồn để chứng minh cho lời nói của mình thay vì chỉ nói suông, chẳng hạn như bài báo/tạp chí/sách đề cập đến hình] # Hình có độ phân giải nhỏ hơn nhiều so với hình gốc. Bản sao chép từ hình này sẽ có chất lượng rất thấp, không đủ để gây phương hại đến hay khiến tổ chức hay pháp nhân nắm giữ bản quyền hình gốc thiệt thòi. # Hình chỉ dùng cho mục đích phổ cập thông tin. # Hình giúp tăng đáng kể lợi ích cho bài vì bài có bàn luận về hình này cũng như tầm quan trọng lịch sử của nó. Áp phích phim trong bài về chính bộ phim đó === Sử dụng hợp lý trong [[TÊN BÀI]] === Tuy hình này được bảo hộ bản quyền nhưng ta có thể dùng nó theo luật sử dụng hợp lý Hoa Kỳ và quy định về nội dung không tự do của Wikipedia vì: # Áp phích minh họa cho bài viết mang tính giáo dục về chính bộ phim của áp phích đó. # Hình được dùng để minh họa trực quan cho chủ thể trong bài. # Hình có độ phân giải thấp. # Việc dùng hình này để minh họa sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của tấm áp phích gốc của bên giữ bản quyền hay hạn chế các quyền lợi của bên đó hay hạn chế khả năng phân phối của tấm gốc. Bản sao chép từ hình này có chất lượng rất thấp và không thể dùng để tạo ra các bản sao phi pháp, hàng nhái. # Áp phích chỉ là một phần nhỏ trong sản phẩm thương mại lớn là bộ phim. # Không thể thay thế hình này bằng các hình ảnh không bản quyền hay hình có bản quyền tự do có giá trị giáo dục tương đương. Không thể tạo ra hình tự do từ áp phích vì những hình chụp lại áp phích này cũng đều sẽ bị "đánh" bản quyền vì là tác phẩm phái sinh. Hình vẽ lại, phóng tác, cải biên thì không thích hợp để minh họa cho bộ phim này vì không phải do xưởng phim tạo ra. Bìa sách trong bài về chính quyển sách đó === Sử dụng hợp lý trong [[TÊN BÀI]] === Tuy hình này được bảo hộ bản quyền nhưng ta có thể dùng nó theo luật sử dụng hợp lý Hoa Kỳ và quy định về nội dung không tự do của Wikipedia vì: # Bìa sách minh họa cho bài viết mang tính giáo dục về chính quyển sách đó. # Hình được dùng để minh họa trực quan cho chủ thể trong bài và là thứ dễ nhận diện nhất (so với bìa cuối hay các trang trong sách). # Hình có độ phân giải thấp. # Việc dùng hình này để minh họa sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của bìa sách gốc của bên giữ bản quyền hay hạn chế các quyền lợi của bên đó hay hạn chế khả năng phân phối của bìa gốc. Bản sao chép từ hình này có chất lượng rất thấp và không thể dùng để tạo ra các bản sao phi pháp, hàng nhái. # Bìa sách chỉ là một phần nhỏ trong sản phẩm thương mại lớn là cả cuốn sách. # Không thể thay thế hình này bằng các hình ảnh không bản quyền hay hình có bản quyền tự do có giá trị giáo dục tương đương. Không thể tạo ra hình tự do từ bìa vì những hình chụp lại cũng đều sẽ bị "đánh" bản quyền vì là tác phẩm phái sinh. Hình vẽ lại, phóng tác, cải biên thì không thích hợp để minh họa cho quyển sách này vì không phải do chính NXB tạo ra.Như đã nói, ở trên chỉ là ví dụ chung chung. Để biết mình cần phải ghi những thông tin gì, hãy xem Wikipedia:Nội dung không tự do. Thông tin cần phải càng cụ thể càng tốt, có nghĩa là bạn phải giải thích được tại sao bạn lại cần sử dụng hình này trong bài. Dù vậy, không có nghĩa là cứ viện ra được lý do thì chắc chắn là hình sẽ không bị xóa, nhưng ít ra bạn chứng minh được là mình có lý lẽ riêng. Và các tuần tra viên sẽ xem xét lý lẽ đó trước khi đề nghị xóa hình và thường sẽ giải thích liệu lý do SDHL bạn ghi có hợp lệ với quy định của Wikipedia hay không.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Trợ giúp:Trang miêu tả tập tin
- {{Mô tả sử dụng hợp lý}}: tiền nhiệm, phiên bản cũ của {{Mô tả sử dụng hợp lý 2}}
Từ khóa » Trình Bày Wikipedia
-
Trình Bày – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Cẩm Nang Biên Soạn/Bố Cục
-
Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Bài Viết đầu Tiên Của Bạn
-
Wikipedia:Cẩm Nang Biên Soạn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Nguồn đáng Tin Cậy
-
Wikipedia:Bài Viết Chọn Lọc/Quy Tắc Trình Bày
-
Wikipedia:Trang Chính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Chú Thích Nguồn Gốc
-
Wikipedia:Nội Dung Không Tự Do
-
Tiểu Sử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khái Niệm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Cộng đồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Wikipedia:Wikipedia Tiếng Việt Không Phải Là Wikipedia Việt Nam