2 Câu Theo Quan Niệm Truyền Thống - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn học - Ngôn ngữ học >
2 Câu theo quan niệm truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.47 MB, 92 trang )

5 M ột câu là m ột ngữ tuyến trong đó tất cả các yếu tố có liên hệđến m ộ t thuật từ độc nhất hay là nhiều thuật từ có quan hệ vớinhau.(Lê Văn L ý - 1972 ( theo Hoàng Trọng Phiến - 1980: 17))6Câu là m ộ t ngữ tuyến, được hình thành m ột cách trọn vẹn về ngữpháp và về ngữ nghĩa, với m ột ngữ điệu theo quy luật của m ộtngôn ngữ nhất định, là phương tiện biểu đạt, biểu hiện tư tưởngvề thực t ế và về thái độ của người nói đối với hiện thực.(Hoàng Trọng Phiến - 1980 : 19, 162)7 Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng đ ể thông báo, có tính giao tiếp ,tính tình thái và tính vị ngữ.(Hữu Quỳnh - 1980: 136)8Câii là đơn vị dùng từ hay đúng hơn, dùng ngữ mà cấu tạo nêntrong quá trình tư duy, thông báo; nó có nghĩa hoàn chinh , cócấu tạo ngữ pháp và có tính độc lập.(Uỷ ban K H X H - 1983: 207)9Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngũ ; có cấu tạo ngữ pháp(bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu k ết thúc mang m ột ýn g h ĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giẩ của người nói,hoặc có th ể kèm theo thái độ sự đánh giá của người nói, giúphình thành và biếu hiện truyền đạt tư tưởng tình cảm. Câu đồnsthời là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn n g ữ .(Diệp Quang Ban 1992: 107)10 Câu là m ột chuỗi của m ột hay nhiều nhóm từ, có m ột ngữ điệuk ế t thúc và được đứng trước bởi m ột sự im lặng hay bới m ộtchuỗi các từ khác giống như thế. Trong in ấn, m ột cẩu có th ếđược đánh dấu bằng m ột con chữ viết hon ở dầu và m ột dấuchấm, m ộ t dấu h ỏi hay m ột dấu chấm than ở cuối.(Thompson 1985 (Dẫn theo Hoàng Văn Vàn - 2002 : 51))32 Điểm qua các định nghĩa kể trên, có thể nhân thấy trong truyền thốngnghiên cứu, câu được nhận diện từ nhiều.góc độ khác nhau. Phẩn lớn nhữngđịnh nghĩa về câu được giải quyết như là sự tổng hợp của nhiều tiêu chí.Tựu chung lại có một số tiêu chí sau đây được các nhà nghiên cứu tiếngViệt sử dụng để nhận diện câu.2.2.2 Tiêu chí nhận diện cáu theo quan niệm truyền thông2.2.2.1 Tiêu chí ngữ nghĩa - lô gíchDựa vào tiêu chí ngữ nghĩa lô gích, câu được xem như là một đơn vịdiễn đạt một phán đoán, một sự tình, hay một tư duy tương đối trọn vẹn (nộidung này được gọi dưới nhiều hình thức khác nhau như: M ans nghĩa lọnhẳn (1), m ột ý hoàn toàn dứt khoát (2), tương đối đẩy đủ về nghĩa (3), cónghĩa hoàn chỉnh (8) V.V.).Dựa vào lô gích các tác giả cuốn “ Việt Nam - văn phạm ”, cho rằng:“p h é p đặt câu là p h é p đặt các tiến g thành m ệ n h đ ề và đật m ệ n h đ ề thànhcâu”. Và giải thích rõ các bộ phận lập thành mệnh đề như: chủ từ, tính từ,động từ, túc từ. Tuy nhiên, các tác giả lại không nói rõ thế nào là mệnh đề.Cũng dựa trên tiêu chí về lô gích các tác giả cuốn “Khảo luận về ngữ phápViệt Nam” cho rằng “câu là m ột tổ hợp tiếng diễn đạt m ột sự rình” và giảithích rõ “ sự tình” là “một việc sảy ra hay là ta nhận thấy, mà trong mỗi việc(hay sự tình) có sự vật làm chủ thể (chủ sự)”. Và trong một câu có thể cónhiều sự tình có quan hệ với nhau. Ví dụ:Tôi đi coi hất.M ồng mười tháng ba là ngày g iỗ t ổ .Hôm qua trời mưa suốt ngày / / tôi không lại anh được.Trong đó, ‘Vô/’ là chủ thể của việc '"tôi đi coi h á t' và tương tự “mồngmười tháng bẩ' là chủ thể của việc “m ồng mười tháng ba là ngày giỗ t ổ \Câu "Hôm qua trời mưa suốt ngày / / tôi không lại anh dược:" Là câu diễnđạt hai sự tình, trong đó “trờ r và “ rôy” là hai chủ sự trong hai sự tình "trời33 mưa suốt n g à y ’ và “tôi không lại anh được”. Hai sự tình ấy lại có quan hệvới nhau. Sự tình thứ nhất là nguyên nhân của sự tình thứ hai. ( Trương VănTrình, N guyễn Hiến Lê - 1963 : 477, 478).Dựa vào ngữ nghĩa, các tác giả TrươngVãn Trình và Nguyễn Hiến Lêlấy ấn tượng về sự trọn vẹn làm tiêu chí nhận diện câu: “câu /à m ột tổ hợp(...) tương đối đầy đủ về nghĩa” Họ giải thích:.“Đầy đủ” ớ đây là nóitương đối đầy đủ, nghĩa là đầy đủ ở trong câu đó, chứ không phái là khôngcòn gì đê nói nữa. Để minh chứng cho điều này các tác giả đã dãn một câucủa Dương Quảng Hàm làm ví dụ:[1]SỞ d ĩ người ta phải k h ổ sở, lo nghĩ, là vì phải hành động, mủnguồn gốc của hành động là dục tình; bởi th ế nếu dứt hết dục tìnhth ì k h ô n g p h ả i là hành đ ộ n s , k h ô n g p h ả i lo nghĩ, k h ổ sở, m ù lò n gđược thư thái, thân được an nhăn. 127 Cho nên írons nhũn gian kẻgần đạo nhất là đứa anh nhi, mà người có nhiều đức cũng hồn nhiênnhư đứa bé con vậy.Theo các tác giả, đoạn văn trên được chia làm hai câu; nhưng giá cóhợp hai câu làm một cũng được, mà có ngắt câu [1] ra làm hai (đặt dấuchấm ớ trước “bởi thế”) cũng được nữa \Sđd - tr 480\. Cái ấn tượng về sựtrọn vẹn còn có thể thấy ở nhiều định nghĩa về câu tiếng Việt khác. Ví dụnhư “M ột ý hoàn toàn dứt khoát ” như trong định nghĩa của Nguyễn Lân(1956), “ có nghĩa hoàn chinh ” của u ỷ ban KHXH (1983), “mung m ột ýng h ĩ tương đối trọn vẹn” của Diệp Quang Ban (1992).v.v.2.2.2.2 Tiêu chí cấu trúcDựa trên tiêu chí cấu trúc, câu được nhận diện như là một đơn vị đượccấu tạo bằng các thành tố ngữ pháp. Nói cách khác, nó là phạm vi lớn nhấtcủa các mối quan hệ chính danh. Tất cả.các quan hệ ngữ pháp chí có đượctrong phạm vi câu. Dựa trên cấu trúc ngữ pháp để nhận diện là cách làm phổbiến của các các nhà nghiên cứu. Theo liêu chí này, càu được nhận diện bớicấu trúc của nó. Đó là các quan hệ ngữ pháp chi có được ở bậc câu, các đơn34 vị dưới bậc không thể có được các mối quan hệ này. Ví dụ: Chim hót. (kếtcấu, chủ - vị)[1]Á n cơm. (kết cấu, động từ- bổ ngữ)[2]Đồng hồ ba kim. (kết cấu, hạn định)[3]{Hoàng Trọng Phiến - 1980: 81)Trong các ví dụ trên thì chỉ [1] được xem là có quan hệ ớ cấp độ câu,còn [2] và [3] được xem là những quan hệ của từ thuộc cấp độ từ. Như vậy,cấu trúc Chủ - Vị chính là điều kiện cần yếu để nhận diện câu trong tiếngViệt, và cũng là cơ sở để phân biệt với các cấu trúc khác không thuộc bậccâu “k ế t cấu chủ - vị như trên làm thành câu tối thiểu. M ột câu tối thiếuthông thường được nhận biết bằng quan hệ hai thành tố ’ (Hoàng TrọngPhiến - 1980: 83).Thừa nhận Chủ - VỊ là cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cách làmcó được sự nhất trí của số đông những nhà nghiên cứu. Dựa trên tiêu chí cấutrúc câu có thể được nhận diện cụ thể hơn như là nhũng đơn vị có cấu trúcđơn giản (câu đơn), có cấu trúc phức tạp (câu phức), có cấu trúc phức tạpnhưng có mối quan hệ ngang hàng giữa các thành tố (câu ghép).v.v. Chúngtôi sẽ trở lại vấn đề này, xem xét cụ thể hơn trong phần tiêu chí phân loạicâu (2.2.3).■Bên cạnh việc coi cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là cấu trúc Chủ Vị còn có một quan niệm khác - quan niệm cho rằng cấu trúc cơ bản củacâu tiếng Việt là cấu trúc Đề - Thuyết, đây là quan niệm của các tác giảthuộc Uỷ ban KHXH trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1983). Theo hướngnày một tổ hợp được nhận diện là câu khi nó có thuyết tính và chưa thànhcâu khi chưa có thuyết tính.35 nội dung của câu. Với một tập hợp các tiêu chí, không khỏi khiến người tabăn khoăn vậy thì: “Trong các tiêu chí trên, những tiêu chí nào là tiêu chícần yếu đối với việc nhận diện câu? Có cần thiết căn cứ trên nhiều tiêu chíkhác nhau đó không? Nếu có thì các tiêu chí trên bổ sung cho nhau thếnào?.v.v.Lấy tiêu chí ngữ nghĩa mà đông đảo các nhà nghiên cứu đề xuất khinhận diện câu làm ví dụ. Theo tiêu chí này, câu được nhận diện như là mộtđơn vị có nghĩa lọn hẳn, một tư tưởng tương đối đầy đủ, một ý hoàn toàndứt khoát, một ý trọn vẹn.v.v. Khi lấy tiêu chí này để xác định câu, các nhànghiên cứu phải đương đầu với một vấn để nan giải thế nào là trọn vẹn, làmột ý hoàn toàn dứt khoát, một tư tưởng tương đối đầy đủ. Rõ ràng khó cóthể chỉ ra được một cách hiển ngôn khi mà ngay bán thân nó phụ thuộc vào“cảm thức của người bản ngữ” cái ấn tượng đó là luỳ vào cá nhân, hoàncảnh. Ví dụ đã dẫn ờ mục (2.2.1) của Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lêlà một minh chứng. Theo tác giả, đoạn văn này được chia làm hai câu;nhưng giá có hợp hai câu làm một cũng được, mà có ngắt câu [1] ra làm haiđặt dấu chấm ở trước “bới thế” cũng được nữa. Do vậy, coi đây là một tiêuchí nhận diện, thiết nghĩ là một cách làm ít hiệu quả, chỉ nên xem nó là mộtnét bổ sung chứ không phải là một điều kiện cần yếu để nhận diện câu.Dựa vào lô gíc để nhận diện câu là cách làm của một số học giả. Cáchlàm này không phải không có những tác dụng đáng kể, bởi trong nội dungbiểu hiện của ngôn ngữ, lô gíc chiếm một bình diện khá quan trọng, có thêthấy rõ điều này qua mô hình tam phân của c .s. Peirce, một trong ba siêuchức năng quan trọng của cú theo cách nói của M.A.Halliday. Tuy nhiên,nếu vì thế mà đánh đồng giữa ngôn ngữ và lôgích, “đánh một dấu bằng giữacâu và phán đoán” thì lại là một việc làm sai lầm. Lấy đó là một tiêu chí đểnhận diện câu thì chắc chắn ta lại phải viện đến những tiêu chí bổ sung vàvô hình trung chúng ta lại phải đối mặt với một định nghĩa về câu mà ở đócâu được tổng hợp từ nhiều nhiều nguồn, nhiều góc cạnh và một định nghĩakiểu khái niệm là không tránh khỏi.37 Cách nhận diện câu đứng trên quan điểm giao tiếp là cách làm khákhả quan vì nó đem lại không ít những thành quả. Câu là đơn vị nhó nhấtđược dùng trong giao tiếp. Trên phương diện này câu được xem như là nơithể hiện thái độ, sự nhận định của người nói với hiện thực. Nhận định đó cóthể là khẳng định, hay phủ định; thái độ có thể là nghi ngờ, hay cầu khiến,ra lệnh hay khẳng định. Mặt khác, cũng bởi chỉ câu là đơn vị được dùngtrong giao tiếp còn các đơn vị như từ, hình vị ... không có được cương vịnày nên vì thê không đâu khác câu chính là nơi để người nói thể hiện mình;đó là quan điểm, tình cảm.v.v điều đó là sự thật không thể bác bỏ. Tuynhiên, cái ta cần ở đây lại là một tiêu chí đủ mạnh để nói lên cái gì đượcthực hiện qua những nhận định, thái độ chủ quan ấy. Và do vậy, nó có tácdụng trong việc phân loại nhiều hơn là trong việc nhận diện câu với các đơnvị không phải câu.Dựa vào cấu trúc ngữ pháp để nhận diện câu là cách làm phổ biếnnhất của các nhà nghiên cứu truyền thống. Đây cũng là một cách làm cóhiệu quả bởi chỉ ở bậc câu các mối quan hệ ngữ pháp mới được xem là đầyđủ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại chưa thống nhất được một điểm quantrọng nhất đó là “cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là gì?Đa số các nhànghiên cứu cho rằng cấu trúc cơ bản của câu tiếng Việt là “Chủ-Vị”. Tuynhiên, cũng còn mộl bộ phận các nhà nghiên cứu cho rằng kết cấu cơ bản ấylà “Để- Thuyết” . Quan điểm này càng có cơ sở hơn khi mà Cao Xuân Hạotrong khi đi khảo sát vể câu tiếng Việt đã chỉ ra rằng có đến 75% số lượngcâu tiếng Việt được cấu tạo, hay có cấu trúc “Đề - Thuyết”. Như vậy, dựatrên cấu trúc ngữ pháp sẽ không mang lại một kết quả như mong muốn khimà cái quan trọng nhất, cái cấu trúc cơ bản chưa được nhận diện đúng đắn.Tiêu chí dựa vào ngôn điệu và âm vị mà một số nhà nghiên cứu sửdụng đề nhận diện câu được xem là một tiêu chí gây nhiều tranh cãi. CaoXuân Hạo khi bàn đến vấn đề này đã chỉ rõ, dưới đây chúng tôi tríchnguyên văn:38 “Trong cấc thuộc tính ngữ âm học, nhiều tác giả nói đến sự có m ặt của m ộtchỗ ngừng ở đẩu và cuối câu (chẳng hạn, Harris-1954: 14). Đặc trưng nàycó thật và có ít nhiều giá trị thủ phấp, nhưng nó không cho ta biết gì vềcương vị của câu cả. vả lại khó lòng biết được chỗ ngừng cuối câu với chỗngừng giữa câu.Ngoài ra, người ta còn viện đến ngữ điệu. N gữ điệu hiếu theo nghĩalà những nét ăm điệu bao trùm lên những ngữ đoạn lớn hơn từ (khấc vớithanh điệu) quả có được dùng vào những m ục đích ngôn ngữ học ở một s ốngôn ngữ - toàn là những ngôn ngữ không có thanh điệu. Những tác giả nóiđến ngữ điệu như là m ột đặc trung của câu bao g iờ cũng nói rõ nó có giá trịđó trong ngôn ngữ nào (chẳng hạn xem Bloom ũeld 1933: 170). Và ngaytrong những ngôn ngữ dùng ngữ điệu đ ể phân biệt câu hỏi với câu khẳngđịnh chẳng hạn, nghĩa là dùng ngữ điệu đ ế phân biệt loại câu chứ khôngphải đ ế phân định biên giới của câu, tức là phân biệt câu với cái g ì chưaphải là cấu, thì đó cũng là m ột nét phụ không tất yếu và không đặc thù.Chẳng hạn ngữ điêu đi lên trong tiếng Anh có th ể đánh dấu cẩu hỏi, nhưngnhiều câu hỏi không có ngữ điệu đi lên và rất nhiều đoạn câu không phải làcàu hỏi lại có ngữ điệu đi lên y hệt như câu hởi (Hockett 1958: 199).N gữ điệu nói chung là m ột hiện tượng ngoài ngôn ngữ, thường đượckèm theo ngôn ng ữ với tính cánh là m ột công cụ hỗ trợ như củ chỉ gật đẩu,nháy mắt, khua tay theo lời nói. N ó không phải là m ột thuộc tính của câunói mà là m ột nét đặc trưng có tính chất cử ch i đệm theo hành động phátngôn (Berendonner 1981: 14).(...)Theo những thực nghiệm bằng sonagraph, đường nét ẵm điệu củacấu tiếng Việt lệ thuộc hoàn toàn vào thanh điệu của cắc lừ (tiếng ), k ể cảkh i từ mang "khinh thanh” Những hiện tượng “.lên giọng, xuống g iọ n g ”được thực hiện trong m ộ t phạm vi rất eo hẹp mà nếu vượt ra ngoài thì câukhông còn hiếu được nữa (vì cấc thanh điệu bị biến dạng), và chí có tácdụng biểu cảm. Ngừng nét âm điệu mà Thompson (1965) g ọ i là “ngữ điệu39 kết thúc câu ” là những nét có th ể có được trong m ột vài tình huống, nhấtđịnh nhưng hoàn toàn không phải là m ột đặc trưng bất biến của phẩn kếtthúc câu. Những kết quả thực nghiệm do Hoàng Cao Cương (1985) thu đượcbằng m ấy glottograph cho thấy rằng tác dụng của ngữ điệu trong việc phânloại câu “ ờ nhạt hơn nhiều so với các ngôn ngữ không có thanh đ iệu ”, vàmkhông th ế k ế t luận g ì về sự tương ứng củã m ột ngữ điệu xấc định với đơn vịcâu, nhất là đối với câu trần thuật bình thường: m ay ra nhờ ngữ điệu có thếphân biệt m ột bên là câu hỏi xác định với cău mệnh lệnh với bên kin là cấcloại câu khác (1985:47). Những th í nghiệm xoá băng gh i âm cho thấy rằngnhững đoạn tách ra kh ỏi câu nếu có đủ những điều kiện ngữ phấp đ ế đượchiểu như m ột câu, đều được người nghe cảm thụ như m ột cảu bình thường.Chẳng hạn những đoạn in nghiêng trong câu sau đây, sau k h i Ẵoá nhữngphẩn đi trước và đi sau trên băng từ so với những câu trọn vẹn, cũng gồmnhững từ như th ế không th ể phân biệt được (...)A nh nhớ đến làng Bồn và ngôi nhà của dì anh.Bà Miến nghèo k h ổ và hiền lành.Hai anh em ăn học trên tỉnh.D ĩ nhiên, các tấc giả đưa ngữ điệu vào định nghĩa câu trong tiếngViệt đều khẳng định những điều như: “Câu có m ột ngữ điệu nhất định ” hay“ chỗ k ế t thúc của câu được đánh dấu bằng điếm chấm dứt ngữ điệu củacâu ” chứ không bao g iờ cho biết cái ngữ điệu quyết định cương vị của câuđó rã sao. Họ chỉ có lý m ột phẩn nào đối với trường họp đặc biệt như khicác từ không có “tính vị n g ữ ”lầm thành câu, chẳng hạn:Quân khốn kiếp!M ẩy bay / V v ”.(Cao Xuân Hạo 2004: 29,30,31)Có lẽ không cần bình luận gì thêm quanh việc đưa ngôn điệu và âmvị như là những tiêu chí để nhận diện câu tiếng Việt, bởi thực chất nó không40 nói nên được cương vị của câu ra sao. Trong tiếng Việt nó chỉ có tác dụngphân biệt loại câu, chứ không phải phân biệt câu với những đơn vị khôngphải là câu.Như vậy, những tiêu chí đặt ra để nhận diện câu trong tiếng Việt củacác tác giả theo quan niệm truyền thống nếu xét riêng từng tiêu chí thì xemra chưa thực sự thuyết phục. Nhũng định nghĩa về câu cũng do vậy mà thiếuđi sự đồng bộ nhất quán. Ngôn ngữ vốn sinh ra và tồn tại bởi những chứcnăng mà nó thực hiện, thế nhưng ngữ pháp truyền thống lại coi nhẹ mặtchức năng, tiêu chí về chức năng vì thế không được coi là một tiêu chí quantrọng để nhận diện câu có chăng cũng rất mờ nhạt và rất hiếm hoi. Có thểxem “Ngữ pháp tiếng Việt” của Uỷ ban KHXH là một thể nghiệm như vậy.Tuy nhiên, trong toàn bộ công trình thì hướng đi này lại không nhất quán.Trên thang cấp độ, câu (cú theo cách nói của M.A.Halliday) là đơnvị cao nhất. Nó là nơi tập trung của nhiều mối quan hệ khác nhau, là nơi màkhông đâu khác hội tụ đầy đủ các mối quan hệ của ngôn ngữ. Có thể nói nólà một đối tượng phức tạp và đa diện nhất. Việc định nghĩa câu cũng vì thếmà còn nhiều bất đồng, bởi nhìn ở mỗi góc độ, mỗi phương diện sẽ cho tanhững diện mạo, hình hài không thể giống nhau. Và cứ như vậy, có lẽ sẽkhông thể nào có thể có được một định nghĩa có sự nhất trí hoàn toàn. Cóthể đưa ra một khái niệm về chúng nhưng đó là việc làm khác. Điều đángnói ở đây là làm thế nào để có một định nghĩa về câu phản ánh đứng cáidiện mạo của nó trong mối quan hệ mà chúng ta đang xét và cũng chí có ởđó ta mới có thể có được một định nghĩa phản ánh đúng cái diện mạo tađang cần tìm. Ngữ pháp chức năng không tìm câu trả lời xem câu có cấutrúc như thế nào, mà lại hướng tới chức năng của chúng, chúng có chứcnăng gì trong ngôn bản? Ngôn ngữ sinh ra vốn không có mục đích tự thân.Sự có mặt của nó là do nhu cầu giao tiếp của con người. Nhìn từ góc độ nàythì hệ thống ngôn ngữ không đơn thuần là hệ thống của các kí hiệu nó là hệthống của các chức năng, do nó và vì nó mà tồn tại. Cũng vì thế ngữ phápchức năng được đánh giá cao hơn vì đã đặt bình diện chức năng của ngôn41 ngữ lên hàng đầu. Vì sự không nhất quán trong cánh nhận diện câu đã khiếnngười ta không khỏi nghi ngờ về tiêu chí phân loại của chúng.2.2.4 Tiêu chí phán loại câu tiếng ViệtTheo truyền thống câu tiếng Việt dược phân loại chú yếu dựa trênhai tiêu chí cơ bản. Tiêu chí thứ nhất, dựa vào mực đích nói năng của câu đểphân loại. Lấy tiêu chí mục đích nói năng để phân loại, câu tiếng Việt đượcphán thành:- Câu tường thuật (nhàm m ục đích k ế về hoạt động, trạng thúi, tính chất haychủng loại của đối tượng).- Câu nghi vấn (câu nhằm m ục đích nêu lên sự hoài nghi, của người n ói vànói chung đòi người nghe tường thuật hay nói về đặc trưng của đối tượng).- Câu cầu khiến ( nhằm m ục đích nói lên ý ch í của người nói và đòi hỏimong muốn đối phương thực hiện những điều nêu ra trong câu nói).- Câu cảm thán {nhàm nói lên các thứ tình cảm, trạng thái tinh thẩn củangười nói){Nguyễn K im Thản 1997: 595, 599, 606, 609).Phân chia câu dựa vào mục đích nói được đông đảo các nhà nghiêncứu tiếng Việt sử dụng và nhìn chung trong cách phân loại này, cả về sốlượng, tên gọi cũng như quan niệm của đa số tác giả ít có sự khác biệt.Cách phân loại thứ hai dựa vào cấu trúc ngũ’ pháp của câu. Cáchphân loại này cũng rất phổ biến. Theo tiêu chí về cấu trúc ngữ pháp câuđược phân thành các kiểu loại cụ thể hơn. Ricng cách phán loại này các nhànghiên cứu vẫn còn có nhiều điểm chưa thống nhất, nhưng nhìn chung cóhai kiểu phân loại nổi bật.Kiểu thứ nhất dựa vào cấu trúc ngữ pháp câu và theo đó câu đượcphân thành hai kiểu câu cụ thể hơn đó là câu đơn (câu đơn giản) và câughép (câu phức hợp). Trong nội bộ của các kiểu câu lại có thể phân thànhcác kiểu loại nhỏ hơn. Cáu đơn được phân thành câu song phần, câu đơnphần, câu danh xưng. Tuy nhiên, trong nội bộ nhóm này, chí riêng tên gọi42 các kiểu loại cụ thể của câu, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có dược sự nhấttrí với nhau. Ví dụ: câu phân thành câu đơn - câu ghép, câu đơn phân thànhcâu đơn bình ihường, câu đơn đặc biệt; câu ghép phân thành câu ghép songsong câu ghép qua lại (Uỷ ban KHXH 1983), câu đơn giản - câu phức hợp;câu đơn chia thành câu song phần câu đơn phần, câu danh xưng; câu phứchợp phân thành câu phức hợp liên hợp, câu phức hợp có liên hệ qua lại .v.v(.Nguyễn Kim Thản 1964).Kiểu thứ hai phân câu thành ba kiểu loại nhó hơn: Câu đơn (câu đơngiản), câu trung gian (câu phức thành phần), câu phức hợp (câu ghép) đạidiện cho cách phân loại này có Diệp Quang Ban, Hoàng Trọng Phiến, HữuQuỳnh v.v. Trong nội bộ các kiểu nhỏ vừa được phân thành lại có thể phànchia nhỏ hơn. Câu đơn phân thành câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt,câu đơn mở rộng thành phần phụ, nòng cốt, câu dưới bậc; câu ghép phànthành: câu ghép có kết từ, câu ghép có phụ từ liên kết (câu ghép qua lại)...Diệp Quang Ban 1992). Câu đơn phân thành câu đơn hai thành phần, câuđơn một thành phần; câu phức hợp phàn thành câu phức hợp liên hợp, câuphức họp phụ thuộc lẫn nhau, câu phức hợp hỗn hợp (Hữu Quỳnh 2001).Như vậy, nhìn vào cách phân loại trên có thể thấy, vẫn còn tồn tại nhũngcách hiểu khác nhau khi sử dụng một tiêu chí, chưa kể cách xử lý cáctrường hợp cụ thể trong các tình huống cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đềnày trong mục (2.2.5).Điểm giống nhau của các tác giả là việc đối lập giữa câu đơn và câughép. Các tác giả đều nhất trí rằng sự đối lập giữa câu đơn câu ghép về cơbản chính là ở số lượng đơn vị cấu thành nên. Câu đơn là câu chí bao gồmmột kết cấu C- V làm nòng cốt. Trong khi câu ghép lại có hai kết cấu C- Vtrở lên. Trong đó hai kết cấu c - V phải có quan hệ ngang bằng nhau vềngữ pháp còn về ngữ nghĩa chúng có thể là chính phụ, đẳng lập hay liênhợp. Sự khác biệt chủ yếu của hai cách phân loại trên chính là ở loại câutrung gian “câu phức thành phần”. Nhóm các tác giả thứ nhất không chođây là kiểu câu đối lập với câu đơn và câu ghép. Ngược lại, nhóm thứ hai43

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống[140420][140420]Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống[140420][140420]
    • 92
    • 1,791
    • 5
  • 123 123
    • 6
    • 402
    • 0
  • Luyen tap- Tiet 38 Luyen tap- Tiet 38
    • 14
    • 393
    • 0
  • Giúp Windows XP tắt nhanh hơn Giúp Windows XP tắt nhanh hơn
    • 6
    • 334
    • 0
  • Giúp Windows XP tắt nhanh hơn Giúp Windows XP tắt nhanh hơn
    • 6
    • 80
    • 0
  • Giúp Windows XP tắt nhanh hơn Giúp Windows XP tắt nhanh hơn
    • 6
    • 120
    • 0
  • hay hay
    • 2
    • 84
    • 0
  • Đáp án đề KT HK II (07-08). Đáp án đề KT HK II (07-08).
    • 5
    • 292
    • 0
  • tam giac dong dang tam giac dong dang
    • 22
    • 239
    • 0
  • De on tap cuoi nam - Anh 8 De on tap cuoi nam - Anh 8
    • 2
    • 716
    • 7
  • hinh 8 ca nam hinh 8 ca nam
    • 123
    • 332
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(28.47 MB) - Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống[140420][140420]-92 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » định Nghĩa Về Câu Của Hoàng Trọng Phiến