GS.NGND Hoàng Trọng Phiến: Tâm Hồn Xanh, Mái Tóc Bạc - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
TIN TỨC & SỰ KIỆN
  • Trang nhất
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học
Tin tức Tin tức chung 15:08:20 Ngày 19/07/2022 GMT+7
GS.NGND Hoàng Trọng Phiến: Tâm hồn xanh, mái tóc bạc
Tôi vẫn ao ước được một lần theo Thầy tôi - GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến về xứ Quảng Nam - Đà Nẵng, được thỏa sức quẫy đạp giữa dòng nước Cẩm Lệ, tên con sông đẹp như một tứ thơ đã gắn bó với Thầy suốt những năm tháng thủa thiếu thời...

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Trọng Phiến sinh ngày 2/1/1934 tại làng Khuê Bắc (nay là phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng). Giáo sư Hoàng Trọng Phiến là một trong những nhà khoa học hàng đầu của giới Ngôn ngữ học Việt Nam. Ông không chỉ là một nhà ngữ pháp học nổi tiếng mà còn được biết đến với tư cách là người đặt nền móng cho bộ môn dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Việt Nam. Giáo sư Hoàng Trọng Phiến đã từ trần vào hồi 22h50 phút ngày 16/7/2022 (tức ngày 18/6 năm Nhâm Dần) hưởng thọ 88 tuổi.  

Lễ viếng vào hồi 7g30 phút ngày 20/7/2022 tại nhà Tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ truy điệu và đưa tang vào 8g30 ngày 20/7/2022, an táng tại nghĩa trang công viên Thiên Đức Phù Ninh, Phú Thọ.

Nếu chưa một lần gặp mặt, chỉ nghe tiếng cười rổn rảng, giọng nói đặc phương ngữ Quảng Nam đầy nhiệt huyết và sôi nổi, người ta sẽ nghĩ vị Giáo sư tóc bạc phơ, ở tuổi “thượng thượng thọ xưa nay hiếm” ấy còn rất trẻ, trẻ đến độ dường như không còn khoảng cách thế hệ mỗi khi Thầy ngồi trò chuyện với chúng tôi về một vấn đề liên quan đến thanh niên. Nghe những câu chuyện Thầy kể, tôi hình dung được phần nào về cuộc đời của một con người luôn sống hết mình bằng ngọn lửa nhiệt thành từ trái tim, bằng những khát vọng, đam mê và cả niềm lạc quan - chiếc chìa khóa đa năng giúp thầy mở ra những cánh cửa thành công. Hơn nửa thế kỷ gắn bó với bục giảng cũng như làm công tác nghiên cứu, giới khoa học, bạn bè, đồng nghiệp và học trò không chỉ yêu mến, kính trọng Thầy bởi những cống hiến cho ngành Ngôn ngữ học mà còn bởi tầm nhân cách và lối sống của một nhà sư phạm mẫu mực... Tôi thuộc thế hệ hậu sinh, dù không được Thầy trực tiếp dìu dắt làm khoa học (tôi học Văn, Thầy dạy Ngôn ngữ) nhưng rất “say” những bài giảng và luôn ngưỡng vọng, yêu kính Thầy trong tư thế của một dòng nước nhỏ chảy bên bờ sông lớn...

Tri ân các thầy cô, cán bộ lão thành của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt  nhân kỉ niệm 50 năm thành lập Khoa (Thầy Hoàng Trọng Phiến đứng ở giữa)

GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến sinh ngày 02/01/1934 trong một gia tộc nhỏ tại làng Khuê Bắc (nay là phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng). Ngày ấy, đây là một vùng ngoại ô nghèo, cuộc sống của người dân quê dựa chính vào nghề chài lưới và làm ruộng. Thầy bồi hồi kể cho chúng tôi nghe về tuổi thơ với những kỷ niệm êm đềm bên dòng sông Cẩm Lệ, những trò nghịch ngợm trẻ con trên núi Ngũ Hành Sơn mỗi lần được theo người lớn đi du xuân. Vốn thông minh lại ham học, ngay từ nhỏ cậu bé Phiến đã được các bậc cha chú ưu ái cho tham gia cùng viết văn tế trong những dịp hội làng. “Tình yêu thầy dành cho quê hương luôn mới mẻ và thiêng liêng như cái thủa ban đầu mới biết yêu và biết ghét. Lớn lên, thành đạt và công tác xa quê đã mấy chục năm nhưng thầy vẫn nhớ và nói tiếng mẹ đẻ xứ Quảng Nam và thầy rất thích thú khi bạn bè, đồng nghiệp gọi mình là một kẻ sĩ xứ Quảng thời hiện đại…”.

Những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, cậu học trò Hoàng Trọng Phiến rời gia đình lên chiến khu Trung Man (huyện Hòa Vang) vừa học tập, vừa tham gia công tác kháng chiến. Hoàn cảnh khó khăn của đất nước những năm tháng chìm trong khói lửa không hề làm cho thế hệ trẻ lúc ấy thối chí, ngược lại, ai cũng hừng hực khí thế bởi đã mang sẵn trong tim một hoài bão, khát vọng. Trường cấp III Lê Khiết, nơi thầy học tập là ngôi trường danh tiếng một thời, từ nơi đây đã đóng góp cho đất nước rất nhiều những nhà giáo, nhà khoa học, nhà văn hóa lớn như các giáo sư: Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn, Phạm Duy Hiển, Hoàng Tụy, Nguyên Ngọc… “Đó là những năm tháng khó quên, tuổi trẻ chúng tôi nắm tay nhau cùng đi trên một con đường đầy chông gai nhưng cũng thật nhiều kỷ niệm ngọt ngào…” - Thầy ngừng lời, đôi mắt ánh lên hào hứng.

Giáo sư Hoàng Trọng Phiến tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Khoa Văn học, 26/11/2006. Ảnh: Bùi Tuấn

Sau ngày hiệp định Giơnevơ được ký kết (năm 1954), cũng như nhiều bạn bè cùng khóa, chàng thanh niên Hoàng Trọng Phiến tập kết ra Bắc và và được cử đi hoàn thiện nốt chương trình học bậc phổ thông ở Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung Quốc). Về nước năm 1956, Thầy trở thành lứa sinh viên khóa đầu (K1) của Khoa Ngữ văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). Thầy kể thật say sưa về những năm tháng sinh viên trẻ trung, nhiệt huyết vừa học tập vừa tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể: “Bước chân vào giảng đường đại học, tôi đã xác định rất rõ lý tưởng của mình. Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó công tác đoàn thể cũng là một lĩnh vực mà tôi đã gắn bó bằng rất nhiều thời gian và công sức. Được các thầy, cô tin tưởng, anh em, bạn bè tín nhiệm, tôi trở thành Bí thư Liên chi đoàn rồi Bí thư Đoàn thanh niên đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Nằm trong không khí phấn khởi chung khi hòa bình vừa được lập lại ở miền Bắc, những hoạt động của thanh niên lúc bấy giờ rất sôi nổi, hào hứng. Tổ chức Đoàn thực sự trở thành nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm, là môi trường lý tưởng để thanh niên tu dưỡng, hiện thực hóa những hoài bão, khát vọng cao đẹp. Đứng đầu tổ chức thanh niên ở một trường đại học lớn với tôi đó là niềm tự hào, cũng là trách nhiệm nặng nề, đặc biệt ở lĩnh vực công tác tư tưởng, tuyên truyền, vận động để thanh niên thuộc các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong Trường “nhận đường đúng đắn”, hướng theo lý tưởng cách mạng. Chính từ trong những hoạt động cụ thể tôi đã rút ra được nhiều bài học quý báu, làm hành trang cho quãng đời công tác sau này…”.

Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn năm 1959, Thầy được giữ lại làm cán bộ tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, không phải giảng dạy và nghiên cứu văn học Trung Quốc như điều Thầy hằng mong muốn mà là dạy Ngôn ngữ học, một chuyên ngành khoa học xã hội còn khá mới mẻ - âu đó cũng là “cái duyên” mà số phận đã “lim” sẵn cho Thầy. Tình yêu đối với các tác phẩm văn học là cơ sở tự nhiên để Thầy yên tâm đi theo một “con đường mới”, dễ dàng “chấp nhận” một “đối tượng mới” và sau đó không lâu thì đã dành trọn tình yêu cho đối tượng này. Bạn bè tôi thường bảo: Hình như Thầy Phiến sinh ra là để yêu? Có phải ở Thầy, tình yêu đồng nghĩa với sự hài lòng? Thầy yêu cuộc sống và cả không gian sống riêng tư trong căn hộ giản dị bởi Thầy hài lòng về nó; Thầy yêu nghề trồng người cũng giống như yêu công việc trồng cây bởi Thầy vốn “mát tay” để những “lứa quả” dâng cho đời luôn phát huy giá trị; Thầy yêu lĩnh vực khoa học Ngôn ngữ bởi nó “vốn khó gần và kiêu kỳ như một nàng mỹ nữ” (chữ dùng của Thầy Phiến), còn Thầy - “chàng trai” đa tình và đa tài đã chinh phục thành công và hơn hết Thầy luôn dành nụ cười thật hóm hỉnh, thật vị tha cho cuộc đời, cho mọi người - chỉ có những người mang “trái tim yêu” mới thế…!

Thầy Hoàng Trọng Phiến thuộc thế hệ những nhà khoa học đầu tiên được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống về ngôn ngữ học. Năm 1964, Thầy sang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Matxcơva mang theo niềm mong muốn được tiếp thu, học hỏi những trường phái nghiên cứu về ngôn ngữ mới của thế giới. Noi gương nhiều học giả đàn anh thành danh bằng con đường tự học như Nguyễn Tài Cẩn, Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc, Nguyễn Kim Thản… Thầy đã dành 4 năm miệt mài nghiên cứu, học tập trên nước bạn. Bản luận án tiến sĩ viết bằng tiếng Nga của Thầy do 2 giáo sư I.X.Stepanop và V.M.Sônxep hướng dẫn đã được Hội đồng Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đánh giá xuất sắc năm 1968. Sau đó, chính Thầy là người mở đầu việc đưa vào nghiên cứu ở Việt Nam các vấn đề về bán phụ tố, cấu tạo từ, phong cách học, cú pháp học… trong loại hình ngôn ngữ học Đông phương, tổ chức và tham gia dịch từ tiếng Nga 2 công trình “Cơ sở ngôn ngữ học đại cương” (1984) và “Ngữ nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ” (1996). Các thế hệ học trò vẫn nhớ về Thầy Phiến với phong cách giảng dạy độc đáo, hấp dẫn ở nhiều môn học chuyên ngành như: Phong cách học tiếng Việt, Ngôn ngữ học đại cương, Cú pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ báo chí... Rất nhiều những cuốn giáo trình, những báo cáo, công trình khoa học của Thầy hoặc do Thầy là chủ biên từ lâu đã trở thành những tư liệu tham khảo quý cho những người nghiên cứu về ngôn ngữ học và cả những sinh viên thuộc các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này như: Lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (1976), Phong cách học tiếng Việt hiện đại (1976), Cú pháp tiếng Việt (1980), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (chủ biên - 1990), Bài tập cơ sở ngôn ngữ học (1994), Sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Địa danh Nhật Bản (2001), Từ điển hư từ tiếng Việt (2003) và hơn 100 bài báo cáo khoa học… Thầy Hoàng Trọng Phiến còn là nhà khoa học đứng chủ trì nhiều đề tài nhánh cấp Nhà nước trong đó phải kể đến 02 đề tài về Địa danh biên giới Tây Nam và Địa danh biển đảo Việt Nam…

Hơn 60 năm tuổi Đảng, ngoài 50 năm tuổi nghề, bên cạnh vai trò là Bí thư đầu tiên (từ 1959 đến 1962) của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, GS. Hoàng Trọng Phiến cũng đã có những đóng góp không nhỏ cho Khoa, cho Trường với tư cách là một nhà quản lý. Từ năm 1971 đến 1973, Thầy là Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học (Khoa Ngữ văn) và từ năm 1973 đến 1984, Thầy giữ cương vị Chủ nhiệm Khoa Tiếng Việt (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội). Thầy cũng từng là giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo (Nhật Bản) từ năm 1989 đến 1992. Ở bất cứ vị trí công tác nào Thầy cũng hoàn thành nhiệm vụ một cách mẫu mực và phần thưởng dành cho Thầy, cao hơn tất cả những huân, huy chương, bằng khen là lòng kính yêu, cảm phục của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và học trò. Ở một khía cạnh nào đó, Thầy giống như một nghệ nhân tài hoa luôn khéo léo chèo, lái con đò trở nặng tri thức qua những “khúc sông gập ghềnh, sóng gió nhất”.

Nhiều học giả nước ngoài bảo rằng, dù chỉ mới gặp Thầy lần đầu tiên đã giữ mãi ấn tượng tốt đẹp về một vị Giáo sư Ngôn ngữ học giản dị với mái tóc nghệ sĩ bồng bềnh, chất giọng xứ Quảng ấm áp, dễ thương và đặc biệt là vốn tri thức uyên bác thể hiện trong phong cách trẻ trung, thoải mái, độ lượng, khoan hòa; còn sinh viên nước ngoài thường gọi Thầy một cách trìu mến là “Giáo sư Hoàng của chúng tôi”. Mấy chục năm sau ngày được Nhà nước cho về nghỉ chế độ, GS. Hoàng Trọng Phiến vẫn giữ được tác phong thanh thoát, trẻ trung của một cán bộ Đoàn. Thầy có thể ngồi say sưa hàng giờ nghe chúng tôi nói về các hoạt động của tuổi trẻ để rồi bao giờ Thầy cũng đưa ra được những nhận xét rất tinh tế, thú vị. Bài học sâu sắc mà chúng tôi học được từ Thầy chính là phương thức tự tạo ra niềm lạc quan trong mọi hoàn cảnh, biết sống hết mình cho những đam mê…

Thầy Hoàng Trọng Phiến phát biểu trong Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt

Trong những câu chuyện hồi tưởng về thời trai trẻ, bao giờ Thầy cũng nhắc nhiều nhất đến cô Dương Liễu Chi - người bạn đời “lý tưởng”, người phụ nữ dịu dàng, thanh lịch của phố cổ Hội An. Ở cái tuổi “tri thiên mệnh”, hồ như cảm giác về tuổi tác chẳng làm Thầy bận tâm, mái tóc đã bạc phơ phơ nhưng tâm hồn Thầy thì còn thanh xuân lắm. Nghe Thầy nói, ngắm Thầy cười, tự nhiên tôi thấy thấm thía một điều thật giản dị: Để giữ mái tóc xanh người ta có thể dùng thuốc nhuộm, nhưng làm cách nào để giữ được tâm hồn luôn tươi xanh thì có lẽ chỉ những người như Thầy tôi - GS.TS.NGND Hoàng Trọng Phiến mới trả lời được...

(Bài viết đã được đăng trên webiste nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Đông Dương tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006).

Nguyễn Minh Trường - [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • Tăng cường hợp tác giữa ĐHQGHN và Quỹ Huyndai Motor Chung Mong Koo (19/12/2024)
  • Vườn ươm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo ĐHQGHN: Nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp ở đại học (18/12/2024)
  • ĐHQGHN chú trọng công tác đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế (18/12/2024)
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thu hút học viên, nghiên cứu sinh nhờ quy chuẩn, chất lượng trong công tác đào tạo (18/12/2024)
  • Chi đoàn Cơ quan ĐHQGHN đoàn kết và tiếp tục phát huy tinh thần “Vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ” (17/12/2024)
  • Giải pháp của người học để không mất đi cơ hội việc làm trong kỷ nguyên của AI (17/12/2024)
  • Học bổng ADF đồng hành cùng sinh viên ĐHQGHN trên con đường chinh phục ước mơ (13/12/2024)
  • ĐHQGHN tiên phong nghiên cứu và xây dựng dự thảo bộ nguyên tắc quản trị trí tuệ nhân tạo (13/12/2024)
  • Chú trọng phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục đại học (12/12/2024)
  • Khoa học cơ bản với trách nhiệm quốc gia: Cần phát huy vai trò trong kỷ nguyên mới (11/12/2024)
  • >> Xem tiếp
Các bài cũ hơn
  • IChO 2022: Học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên giành huy chương Vàng (19/07/2022)
  • Trại sáng tác số 3: Xử lý dữ liệu định lượng và những lưu ý khi ứng dụng Stata trong viết bài báo công bố quốc tế (19/07/2022)
  • Học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (19/07/2022)
  • IPhO 2022: Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên có 3 huy chương Vàng (19/07/2022)
  • Khai mạc Trại hè Toán và khoa học “Thắp sáng ước mơ” cho học sinh vùng cao (16/07/2022)
  • Tăng cường đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích ở ĐHQGHN (15/07/2022)
  • Ngô Quý Đăng: 2 lần giành huy chương Vàng, điểm tuyệt đối tại Olympic Toán học quốc tế sau 20 năm chờ đợi (15/07/2022)
  • Học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên giành 02 huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (15/07/2022)
  • ĐHQGHN tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng mô hình đào tạo a+b (14/07/2022)
  • [Video] Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng (13/07/2022)
  • >> Các bài cũ hơn
Xem tin bài theo thời gian :

HÌNH ẢNH

Tháng 6/2023, Tạp chí Times Higher Education (THE) đã công bố kết quả của bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2023, về tổng thể ĐHQGHN ở nhóm 401-600 thế giới, với thứ hạng về mục tiêu Giáo dục có chất lượng (Quality Education) có sự bứt phá mạnh mẽ khi đứng ở vị trí 70 thế giới (thứ 5 Đông Nam Á và thứ 1 ở Việt Nam).

HÌNH ẢNH

Trong Bảng xếp hạng QS thế giới theo lĩnh vực năm 2023 (QS WUR by subject 2023), ĐHQGHN tiếp tục duy trì vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn với 6 lĩnh vực tiếp tục được xếp hạng so với năm 2022. Ngoài ra, có 2 nhóm lĩnh vực của ĐHQGHN tiếp tục được xếp hạng là Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology) và Khoa học Tự nhiên (Natural Sciences), trong đó, nhóm lĩnh vực Khoa học Tự nhiên được xếp số 1 tại Việt Nam.

HÌNH ẢNH

Bảng xếp hạng QS 2022: ĐHQGHN có thêm lĩnh vực mới được xếp hạng và gia tăng vị trí trên 4 lĩnh vực. ĐHQGHN tiếp tục gia tăng vị thế tại các lĩnh vực mũi nhọn khi có 6/51 lĩnh vực được xếp hạng. Ngoài 5 lĩnh vực tiếp tục được xếp hạng (trong đó có 4/5 lĩnh vực gia tăng vị trí xếp hạng), ĐHQGHN có thêm 1 lĩnh vực mới được xếp hạng lần đầu tiên là Kỹ thuật điện và điện tử (Engineering – Electrical & Electronic).

HÌNH ẢNH

Ngày 01/06/2022, tạp chí Times Higher Education công bố kết quả Xếp hạng các trường đại học Châu Á năm 2022 (THE Châu Á). Theo đó, Đại học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) có vị trí xếp hạng trong nhóm 301-350 Châu Á trong tổng số 616 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng. ĐHQGHN được đánh giá cao nhất ở nhóm tiêu chí Giảng dạy (môi trường học tập, 22.3 điểm)

HÌNH ẢNH

Ngày 09/6/2022, Tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds) đã công kết quả của Bảng xếp hạng đại học thế giới QS World University Rankings 2023 – QS WUR 2023. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có năm thứ 5 liên tiếp được xếp hạng trong top 1000 các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo tiêu chí của QS WUR.

HÌNH ẢNH

Ngày 02/06/2021, trong Bảng xếp hạng các trường đại học khu vực Châu Á năm 2021 do tạp chí Times Higher Education (THE Châu Á) công bố, ĐHQGHN tiếp tục có mặt trong năm thứ hai với vị trí trong nhóm 251 – 300, đứng đầu Việt Nam. Tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu Việt Nam trong năm thứ hai tham bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á của THE năm 2021, với tổng số điểm cao nhất trong số ba cơ sở giáo dục đại học Việt Nam (26,9–29,6), ĐHQGHN còn có điểm cao nhất về 4/5 tiêu chí xếp hạng (Giảng dạy, Nghiên cứu, Trích dẫn và Triển vọng Quốc tế), trong khi ĐHQG Tp.HCM có điểm cao nhất về tiêu chí Thu nhập từ chuyển giao tri thức và công nghệ.

HÌNH ẢNH

Ngày 23/6, Tạp chí Times Higher Education - THE công bố Bảng xếp hạng những đại học trẻ tốt nhất thế giới - Young University Rankings 2021. Theo đó, Việt Nam có hai đại diện có mặt trong bảng xếp hạng uy tín này là Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (top 251 - 300) và Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (ĐHQGHCM) (top 401+).

HÌNH ẢNH

Theo kết quả xếp hạng ngày 09/6/2021, ĐHQGHN lần thứ 4 liên tiếp đứng trong nhóm 801-1000 các trường đại học tốt nhất toàn cầu. Mặc dù liên tục duy trì ở nhóm thứ hạng này trên bảng xếp hạng, nhưng điểm xếp hạng của ĐHQGHN ngày càng gia tăng, dẫn tới thứ hạng tuyệt đối trong bảng xếp hạng cũng dần được nâng cao. Cụ thể, trong ba lần xếp hạng trước, ĐHQGHN đứng trong nhóm 78,5% (2019), 74,9% (2020), 67,5% (2021) các trường đại học hàng đầu. Ở lần xếp hạng lần này, ĐHQGHN vươn lên đứng trong nhóm 61,6% các trường đại học hàng đầu thế giới. SỰ KIỆN
  • Cuộc thi “I choose Vietnam, I choose VNU” dành cho sinh viên quốc tế
  • Hội thảo khoa học quốc gia: “Khoa học cơ bản với trách nhiệm quốc gia”
  • Chung kết Cuộc thi “Khởi nghiệp Sáng tạo Công nghệ - R&D to Startup” năm 2024
  • Thông báo mời đăng ký tham gia khóa đào tạo: VSL Writing Camp 7 – “Chinh phục các dự án nghiên cứu quốc tế”
  • Tuần lễ Game Hàn Quốc năm 2024
  • Tọa đàm: Nội lực của Ước mơ
  • Thư mời quan tâm nhận thầu các gói thầu triển khai giai đoạn thực hiện đầu tư dự án “Đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế - Dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà trung tâm khoa khám bệnh và kỹ thuật nghiệp vụ - Bệnh viện Đại học Y Dược”
  • [Sắp diễn ra] Xây dựng và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
  • Cuộc thi An toàn thông tin quốc tế Moscow Capture the Flag 2024
  • Chương trình giao lưu sinh viên quốc tế với tên gọi “ASEAN trong thế giới ngày nay” (ASEAN in Today’s World – AsTW)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Trường ĐH Luật, ĐHQGHN tuyển dụng giảng viên năm 2024
  • Tiên phong đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong kỷ nguyên thông minh
  • Tuyển sinh Chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị địa phương theo định hướng ứng dụng năm 2024
  • VNU-CSS tổ chức Gala chào mừng năm học mới 2024-2025
  • Kế toán quản trị - Công cụ thúc đẩy số hóa các quy trình kinh doanh
TRÊN WEBSITE KHÁC THĂM DÒ DƯ LUẬN
Bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
  • Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
  • Trường ĐH Khoa học Xã hội
  • Trường ĐH Ngoại ngữ
  • Trường ĐH Công nghệ
  • Trường ĐH Kinh tế
  • Trường ĐH Giáo dục
  • Trường ĐH Việt Nhật
  • Trường ĐH Y Dược
  • Trường ĐH Luật
  • Trường Quản trị và Kinh doanh
  • Trường Quốc tế
  • Khoa Các Khoa học liên ngành
  • Viện Quốc tế Pháp ngữ

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » định Nghĩa Về Câu Của Hoàng Trọng Phiến