Khảo Sát Khái Niệm Câu đơn Theo Quan điểm Truyền Thống Và Cú đơn ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Khảo sát khái niệm câu đơn theo quan điểm truyền thống và cú đơn theo quan điểm của ngữ pháp chức năng (hệ thống)
  • pdf
  • 21 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG ANH TUẤN KHẢO SÁT KHÁI NIỆM CÂU ĐƠN THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG VÀ CÚ ĐƠN THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG (HỆ THỐNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Mã số: 5 04 08 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Vân Hà Nội - 2005 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên. Trong đó PGS. TS Hoàng Văn Vân là nguời có vai trò quan trọng nhất. Quãng thời gian làm việc vớí Thầy là quãng thời gian em có thêm nhiều kiến thức bổ ích từ chính sự dìu dắt, chỉ bảo ân cần cũng như thái độ làm việc nghiêm túc của Thầy. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì những giúp đõ to lớn của Thầy để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô trong Khoa ngôn ngữ học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội, vì sự khích lệ, động viên cũng như những chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô. Hà Nội 24 tháng 10 năm 2005 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn 3 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ƯT Ứng thể Đht Đại hiện tượng ĐN Đề ngữ ĐNT Đích ngôn thể ĐT:đt Đích thể: đối tượng Đth Đương thể BN Bổ ngữ BN:đt Bổ ngữ: đối tượng CC Chu cảnh CC:tg Chu cảnh thời gian CC1 Chu cảnh 1 CC2 Chu cảnh 2 CN Chủ ngữ CT Cảm thể HHT Hiện hữu thể HT Hành thể KNgh Kinh nghiệm LG Lô gích LN Liên nhân NgB Ngôn bản PN Phụ ngữ PN1 Phụ ngữ 1 PN2 Phụ ngữ 2 PNT Phát ngôn thể QT: hh Quá trình hiện hữu QT: hv Quá trình hành vi 4 QT: pn Quá trình phát ngôn QT: qh Quá trình quan hệ QT: tt Quá trình tinh thần QT: vc Quá trình vật chất ThN Thuyết ngữ ThT Tham thể TNT Tiếp ngôn thể VN Vị ngữ á Cú chính â Cú thứ HỆ THỐNG KÍ HIỆU QUY ƢỚC / Ranh giới cụm từ, nhóm từ // Ranh giới cú /// Ranh giới cú phức [] Ranh giới cụm từ bị bao 1+2 Quan hệ mở rộng á + â Quan hệ phóng chiếu á ^â Quan hệ phóng chiếu â phụ thuộc á 1 ^2 Quan hệ bành trướng 2 phụ thuộc 1 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 1.1. Đối tƣợng nghiên cứu và lý do chọn đề tài Định nghĩa thế nào là câu, vấn đề từ xưa tới nay vẫn được xem là khó khăn bậc nhất của cú pháp học nói riêng và ngữ pháp học nói chung. Con số trên 300 định nghĩa về câu (Hoàng Trọng Phiến 1980: 14 ) hẳn đã phần nào chứng tỏ được điều này. Bên cạnh khái niệm câu ( sentence) trong truyền thống nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt còn tồn tại một khái niệm khác - khái niệm cú (clause), sẽ chẳng có gì phải bàn cãi nếu chỉ nhìn qua hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, khác với câu trong truyền thống nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, khái niệm cú rất ít khi được thảo luận, nó chủ yếu được đặt trong khái niệm câu đơn. Điều này không khỏi dẫn đến nhiều hoài nghi xung quanh vai trò và vị thế của hai khái niệm được xem là “có nhiều điểm tương đồng” này. Trong các đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ hiện nay, ngữ pháp chức năng được đánh giá là hướng đi mới đầy triển vọng. Ra đời muộn hơn (chỉ vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 20) nhưng ngay lập tức ngữ pháp chức năng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu. Trong nội bộ của ngữ pháp chức năng người ta thấy có nhiều hướng đi khác nhau nhưng có hai hướng đi giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đó là hướng chức năng của S . Dik (Funtional Grammar) và hướng ngữ pháp chức năng thiên về (hệ thống) của M.A.K Halliday (Systemic Funtional Grammar). Cả hai dòng ngữ pháp chức năng này đều gắng đạt đến tính phổ quát cao, mong muốn bao q uát được mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi so sánh hai dòng ngữ pháp này người ta thấy ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday có tính ưu việt hơn hẳn trong quan điểm ba bình diện ngữ pháp câu xét về mặt lý thuyết. Tính ưu việt của ngữ pháp chức năng của M.A.K Halliday còn thể hiện ở lý thuyết các loại hình 6 sự thể với một vòng tròn khép kín bởi ba khu vực lớn với ba miền trung gian, phản ánh được tất cả các loại hình sự thể. Ngoài ra ngữ pháp chức năng của M.A.K Halliday còn được đánh giá cao về tính linh hoạt trong ứng dụng thực tiễn (Diệp Quang Ban 2003: 14, 15 ). Đi theo hướng ngữ pháp chức năng, cả S. Dik và M.A.K Halliday đều lấy cú làm trung tâm, đối tượng nghiên cứu, làm điểm xuất phát. Theo M.A.K Halliday thì cú là một đơn vị có vị thế quan trọng nó là đơn vị hội tụ đầy đủ ba siêu chức năng (tư tưởng, ngôn bản, liên nhân), nó nằm ở giao điểm của ba bình diện (tầng, cấp độ và siêu chức năng). M.A.K Halliday cho rằng “cú (cú phức) có thể giúp ta giải thích đầy đủ tổ chức, chức năng của các câu vì thế không nhất thiết phải đưa vào khái niệm câu như là một phạm trù ngữ pháp tách biệt”, chỉ nên xem “nó như là đơn vị nằm giữa hai dấu chấm”. “Làm như vậy sẽ tránh được sự tối nghĩa” ( M.A.Halliday (bản dịch tiếng Việt) - 2001: 358). Tuy đạt được những kết quả khá khả quan nhưng sự vận dụng các đường hướng nghiên cứu vào tiếng Việt vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là các công trình có vận dụng ngữ pháp chức năng còn khá khiêm tốn. Đến nay, tính ứng dụng rộng rãi và tính ưu việt của ngữ pháp chức năng đã rõ ràn g, nhưng những lý thuyết chung mà M.A.K Halliday lấy tiếng Anh làm ví dụ minh hoạ cho đến một ngữ pháp chức năng (hệ thống) của tiếng Việt là một con đường không ngắn, và dễ đi đòi hỏi có sự góp sức của nhiều người, chính vì thế, việc vận dụng lý thuyết này vào thực tế tiếng Việt lúc này là một việc làm cần thiết. Chính vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Khảo sát khái niệm câu (đơn) theo quan điểm truyền thống và cú(đơn) theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống”. Lấy câu (cú đơn) trong tiếng Việt làm đối tượng nghiên cứu. Hy vọng có thể làm sáng tỏ một số vấn đề. 7 1. 2. Dự kiến những đóng góp của luận văn Đề tài dự kiến sẽ có những đóng góp sau đây:  Chỉ rõ bản chất của hai khái niệm “câu đơn” trong ngữ pháp truyền thống và “cú” trong ngữ pháp chức năng.  Cho thấy được vai trò và vị thế quan trọng của cú trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, một khái niệm xưa nay chưa được công nhận là đơn vị ngữ pháp cao nhất.  Góp phần giải quyết vấn đề vẫn còn tồn tại lâu nay, trong ngữ pháp tiếng Việt. 1. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Muốn làm được vậy chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ sau đây:  Khảo sát khái niệm về câu theo quan điểm truyền thống, những đóng góp và những vấn đề còn tồn tại.  Các tiêu chí phân loại câu theo truyền thống những ưu, nhược điểm của những tiêu chí phân loại này.  Khảo sát vai trò của cú trong tiếng Việt theo quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday, so sánh với khái niệm câu trong ngữ pháp truyền thống, từ đó chỉ rõ vai trò của nó trong nghiên cứu ngữ pháp.  Tiêu chí đề phân loại cú, có so sánh với các tiêu chí phân loại câu, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh của những tiêu chí này. 1. 4. Lịch sử vấn đề Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngành khoa học ngôn ngữ ở Việt Nam phát triển muộn hơn nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu mà ngành ngôn ngữ học nói chung và cú pháp học ở Việt Nam 8 nói riêng đã đạt được là khá khả quan. Các nhà Việt ngữ học đã cố gắng vận dụng những đường hướng, quan điểm tiên tiến của nhiều tác giả, trường phái ngôn ngữ trên thế giới để giải quyết các vấn đề cụ thể của tiếng Việt. Trong số những vấn đề nổi lên, thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu thì việc tìm ra một định nghĩa cho câu tiếng Việt là vấn đề được quan tâm hơn cả. Song cũng như nhiều nơi có ngành khoa học ngôn ngữ phát triển vấn đề về câu tiếng Việt đến nay vẫn chưa được giải quyết ổn thoả. Với câu hỏi câu là gì? Các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Bên cạnh khái niệm câu, khái niệm cú trong truyền thống nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt cũng tồn tại như là một đơn vị có vai trò và vị thế đặc biệt. Tuy nhiên, theo Cao Xuân Hạo “Thật không có một thuật ngữ nào bất hạnh hơn”. Khái niệm cú rất ít khi được thảo luận và chủ yếu được đặt trong khái niệm câu đơn. Sở dĩ, cú ở đây được chúng tôi đề cập đến là vì trong truyền thống câu và cú là hai khái niệm chưa được phân biệt một cách rạch ròi. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn trình bày lịch sử của hai vấn đề mà các nhà nghiên cứu còn nhiều ý kiến khác nhau. Hai vấn đề k hông nằm ngoài phạm vi câu hỏi mà các nhà nghiên cứu theo quan niệm truyền thống đã cố gắng tìm cho nó câu trả lời thoả đáng, đó chính là hai vấn đề và cũng là hai nhiệm vụ quan trọng của cú pháp học: Câu và cú là gì? Để tiện cho việc trình bày chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu vấn đề thành hai giai đoạn. Giai đoạn từ 1945 trở về trước và giai đoạn từ 1945 đến nay. Lý do chúng tôi chọn năm 1945 làm ranh giới phân chia hai giai đoạn là vì năm này đánh dấu sự ra đời của nhà nước Việt Nam. Sự ra đời này có vai trò to lớn với sự phát triển không chỉ của ngôn ngữ học mà còn với nhiều ngành khoa học khác. Nhà nước Việt Nam với vị thế mới, đã nâng tiếng nói Việt Nam lên một tầm cao tương ứng và cũng nhờ những chính sách đúng đắn về ngôn ngữ, đã tạo ra được một sự chuyển biến to lớn 9 cả về chất và lượng. Đây cũng là mốc thời gian vững chắc để Nguyễn Tài Cẩn phân kỳ “Giai đoạn tiếng Việt hiện nay” (Nguyễn Tài Cẩn – 1998 : 8). 1. 4.1 Giai đoạn trƣớc 1945 Ở giai đoạn này việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt xét về đại cục chưa có tính chất của một ngành khoa học đích thực. Tuy nhiên, có thể xem đó là những “thử nghiệm đầu tiên” đối với một ngành khoa học còn rất mới ở Việt Nam. Nhìn chung, có thể tóm lược việc nghiên cứu giai đoạn này bằng hai từ “thực tế” và “mô phỏng” (Đinh Văn Đức – 1986: 3, Lưu Vân Lăng – 1988: 5). Có thể thấy rõ điều này qua một số công trình tiêu biểu giai đoạn này như: Grammaire de la langue Annamite của Trương Vĩnh Kí (1883). Études sur la langue Annamite của Grammond & Lê Quang Trinh (1911). Cours élémentaire d’ Annamite của Bouchet (1912). Việt Nam văn - phạm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1940) v.v. 1.4.1.1 Vấn đề thứ nhất: Câu là gì? Với vấn đề “câu là gì” các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt giai đoạn này, không đặt ra cho mình nhiệm vụ phải trả lời và mặc nhiên coi vấn đề như đã được giải quyết xong, hi hữu có những tác giả định nghĩa “nhưng đó cũng chỉ là những định nghĩa nhắc lại những định nghĩa về câu trong các sách ngữ pháp dùng ở trường trung tiểu học Pháp” (Nguyễn Kim Thản- 1997: 501). Ngữ pháp nhà trường của Pháp vốn dĩ đã mang dấu ấn đậm nét của ngữ pháp duy lý (chủ yếu dựa vào các khái niệm lô gíc như : nhận định (đề nghị / phán đoán) chủ ngữ / vị ngữ.v.v. Định nghĩa câu của Trần Trọng Kim - Bùi Kỷ – Phạm Duy Khiêm trong cuốn “ Việt Nam Văn phạm” là một ví dụ tiêu biểu cho nhận định này. Theo tác giả của “ Việt Nam - văn - phạm” thì phép đặt câu là phép đặt các tiếng lập thành mệnh đề và các mệnh đề thành câu. Theo các tác giả này thì một mệnh đề bao gồm một chủ từ cộng với một tĩnh từ hay một động từ, chủ từ là tiếng đứng 10 làm chủ ở trong mệnh đề. Tính từ là tiếng chỉ cái thể của chủ từ, những từ này có thể có nhiều bổ từ (túc từ).v.v, định nghĩa của họ có thể diễn giải như sau: Câu = Một chủ từ + một tính từ (hay một động từ) N túc từ. Câu = N chủ từ + N tính từ (hay N động từ) + N túc từ ( Nguyễn Kim Thản - 1997: 501 ) 1.4.1.2 Vấn đề thứ hai : Cú là gì? Trong giai đoạn này tên gọi “cú” chưa được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên có thể thấy về cơ bản nội dung của chúng đã được thảo luận dưới tên gọi mệnh đề. Cách làm này có thể thấy ở các tác giả cuốn “Việt Nam Văn - phạm” theo họ thì phép đặt câu bao gồm hai bước: bước đặt các tiếng thành mệnh đề và bước đặt mệnh đề thành câu và trong phần tiếp theo các tác giả đã đi thảo luận khá kĩ về các kiểu loại mệnh đề, cách (phép) lập mệnh đề thành câu. Song họ lại không cho biết thế nào là một mệnh đề. Cách làm này xuất phát từ sự ảnh hưởng sâu rộng của ch ủ nghĩa truyền thống Pháp và dấu ấn của nó còn để lại đến mãi về sau này. Có thể thấy, sự khác biệt giữa câu và mệnh đề theo các tác giả của cuốn “Việt Nam văn phạm” chỉ là sự khác biệt về mặt số lượng của các mệnh đề và sự khác biệt đó không phải thuộc về những phẩm chất cơ bản của đơn vị mà nó mang tên. 1.4.2 Giai đoạn từ 1945 đến nay Giai đoạn này đã chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh của ngành ngôn ngữ học ở Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, là giai đoạn đánh dấu sự vận dụng có chọn lọc các đường hướng nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau mà việc nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam giai đoạn này cũng còn nhiều điểm hạn chế. Một trong những hạn chế đó xuất phát từ nguyên nhân chiến tranh, hai miền Nam – Bắc vì thế trong 11 một thời gian dài không có sự trao đổi qua lại về mặt học thuật và hậu quả tất yếu là mỗi miền lại phát triển theo một xu hướng riêng của mình. Cũng do hoàn cảnh chiến tranh nên các đường hướ ng nghiên cứu ngôn ngữ du nhập vào Việt Nam bằng nhiều nguồn và không đầy đủ. Điều này đã gây trở ngại không nhỏ cho việc có được một giải pháp trọn vẹn theo một đường hướng nào đó. 1.4.2.1 Vấn đề thứ nhất: Câu là gì? Trước câu hỏi câu là gì, mặc dù chưa đưa ra được trả lời có sự nhất trí hoàn toàn nhưng khác với giai đoạn trước, giai đoạn này các nhà nghiên cứu tiếng Việt đã cho thấy sự tìm tòi và có sự vận dụng sáng tạo trong nghiên cứu. Đi theo những đường hướng khác nhau mỗi nhà nghiên cứu có cánh nhìn nhận vấn đề riêng, và có sự vận dụng cụ thể. Đi tìm câu trả lời, có tác giả nhấn mạnh đến bình diện cấu trúc của câu, có tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa hoặc cả hai. Giai đoạn này chứng kiến ba hướng đi nổi bật đó là :  Hướng đi thiên hơn về ngữ pháp truyền thống.  Hướng đi chịu ảnh hưởng của cấu trúc luận và cấu trúc chức năng luận.  Hướng đị chịu ảnh hưởng của ngữ pháp chức năng. 1.4.2.1.1 Hƣớng đi thiên hơn về ngữ pháp truyền thống Tiếng Việt là một ngôn ngữ không biến hình từ nên có lẽ vì vậy trong hầu hết các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt “không có công trình đáng kể nào mà lại theo khuynh hướng hình thức một cách tuyệt đối”. Đi theo hướng ngữ pháp truyền thống các nhà nghiên cứu ngữ pháp giai đoạn này đã nhìn nhận vấn đề theo hướng chú ý đến cả hình thức lẫn nội dung, thậm chí coi trọng mặt nội dung hơn cả hình thức. Định nghĩa của tác giả cuốn “Ngữ pháp Việt Nam” là một ví dụ. Định nghĩa này không chỉ 12 phản ánh sự tìm tòi, thể nghiệm của tác giả khi đi giải quyết một vấn đề nan giải của cú pháp mà nó còn đánh dấu bước phát triển của ngữ pháp tiếng Việt đang cố thoát ra khỏi cái bóng của ngữ pháp nhà trường Pháp, mặc dầu nó không khỏi gợi ra cho người ta nhiều thắc mắc như: liệu câu có nhất thiết do nhiều từ hợp lại? Một ý hoàn toàn là như thế nào?.v.v. Đi theo hướng này còn phải kể đến Phan Khôi với Việt ngữ nghiên cứu (1955), Thanh Ba- Bùi Đức Tịnh với Văn phạm Việt Nam (1952), Nguyễn Hiến Lê với Để hiểu văn phạm (1952). 1.4.2.1.2 Hƣớng đi chịu ảnh hƣởng của cấu trúc luận và cấu trúc chứ c năng luận Do chiến tranh nên giai đoạn này Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc. Đi theo hướng cấu trúc nhưng ở mỗi miền lại có sự khác biệt. Miền Nam chịu ảnh hưởng của trường phái cấu trúc miêu tả Mỹ, còn miền Bắc lại chịu ảnh hưởng của trường phái cấu trúc châu Âu (đặc biệt là lý thuyết đại cương của Ferdinand de Saussure). Theo hướng cấu trúc luận, ở miền Nam, giai đoạn này nổi bật lên đó là “ Khảo luận ngữ pháp Việt Nam ” (1963) của Trương Văn Trình và Nguyễn Hiến Lê. Còn tiêu biểu cho hướ ng đi chịu ảnh hưởng của trường phái miêu tả Mỹ, ở miền Nam, đó là những công trình nghiên cứu về tiếng Việt của Lê Văn Lý. Cũng theo hướng này còn có những tác giả như: Bùi Đức Tịnh với “ Văn phạm Việt Nam - giản dị và thực dụng” (1962), Trần Ngọc Ninh với “Cơ cấu Việt ngữ” (1973). Ở miền Bắc, giai đoạn này, do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, các nhà nghiên cứu Việt ngữ chịu ảnh hưởng nhiều quan điểm của các học giả Nga (Liên Xô cũ). Định nghĩa về câu của viện sĩ Vinagradov là một trong số đó . Có thể tìm thấy sự ảnh hưởng này trong những công trình nghiên cứu về câu của nhiều học giả Việt Nam giai đoạn này như: Hoàng Trọng Phiến “ Cú pháp tiếng Việt (câu) (1980)”, Diệp Quang Ban “Câu đơn tiếng Việt (1978)”, Hoàng Tuệ “ Giáo trình về Vịêt 13 ngữ (1962)”, Nguyễn Kim Thản “ Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt (1963)”, Lê Cận, Phan Thiều “ Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (1983)” v.v. 1.4.2.3 Hƣớng đi chịu ảnh hƣởng của ngữ pháp chức năng Ra đời muộn hơn nên ngữ pháp chức năng đã kế thừa được những ưu điểm và khắc phục được những điểm hạn chế của các đường hướng nghiên cứu trước nó. Ngữ pháp chức năng xuất hiện ở Việt Nam khá muộn - vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 - nghĩa là chậm hơn so với việc xuất hiện của nó ở một số nước khoảng 20 năm. Con số những c ông trình có vận dụng lý thuyết chức năng cũng còn rất “khiêm tốn”. Ở Việt Nam công trình có vận dụng ngữ pháp chức năng được biết đến đầu tiên đó là “ Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng ” (quyển1) Cao Xuân Hạo do nhà xuất bản KHXH ấn hành năm 1991. Khác với các đường hướng ngữ pháp hình thức, câu hỏi để khái luận hoá câu thường là “câu có cấu trúc hình thức như thế nào ?”. Ngữ pháp chức năng lại nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác : “Câu có chức năng gì ?”. Cùng theo quan điểm này còn có Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất Tươm trong cuốn “ Ngữ pháp chức năng tiếng Việt. Quyển 1. Câu trong tiếng Việt. Cấu trúc, nghĩa, công dụng ” do Cao Xuân Hạo chủ biên, nhà xuất bản giáo dục ấn hành năm 1992. 1.4.3 Vấn đề thứ hai: Cú là gì? Trong giai đoạn này đi theo quan niệm truyền thống khái niệm cú cũng đã được một vài nhà nghiên cứu thảo luận tuy nhiên vẫn chưa có sự phân biệt rạch ròi về bản chất giữa hai loại đơn vị này, chủ yếu sự phân biệt vẫn dựa trên tiêu chí về số lượng. Ví dụ: theo Trương Văn Trình và Nguy ễn Hiến Lê, “Trong một câu diễn tả nhiều sự tình thì mỗi tổ hợp diễn tả một sự tình chúng tôi gọi là một cú. Câu diễn tả một sự tình là câu đơn cú ( Trương Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê 1963: 477 ). Quan niệm này không khác với quan niệm về cú ở giai đoạn trước. Đa số các nhà nghiên cứu giai đoạn này thảo luận cú dưới hình thức câu đơn và sự phân biệt giữa câu và cú chỉ diễn 14 ra khi có một bộ phận của câu được cấu tạo nên từ một ngữ đoạn có cấu trúc của một câu đơn nhưng chúng chỉ giữ vai trò bổ sung nếu đem so vớ i cấu trúc lớn. Theo Cao Xuân Hạo thì sự khác biệt giữa câu và cú “tiểu cú” chỉ ở chỗ câu thể hiện một nhận định (statement) còn cú không có được điều này, hành động này được thực hiện ngay khi phát ngôn để đưa ra một mệnh đề mà biểu thị một cái gì đó đ ược xem như có sẵn và mặc dù ở đó có kết cấu được xem là cấu trúc chủ vị đi chăng nữa thì hành động mà nó phản ánh được xem như là có sẵn và thuộc về quá khứ. Nó là tiền giả định chứ không có mặt trong câu và ngôn ngữ nào cũng có những đặc trưng để phân biệt tiểu cú với câu. Cũng chịu ảnh hưởng của ngữ pháp chức năng, nhưng theo hướng (hệ thống). “Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống” của Hoàng Văn Vân, do nhà xuất bản KHXH ấn hành năm 2002 là một thể nghiệm khác c ủa việc vận dụng lí thuyết chức năng vào thực tế tiếng Việt. Lấy cú làm đơn vị mô tả và xem xét nó ở cả ba bình diện: chuyển tác, thức, văn bản. Xem cú như là một đơn vị ngữ pháp cao nhất. Đây là một cách làm mới vì trong truyền thống cú không được công nhận như là một đơn vị mô tả một cách hiển ngôn. Trong truyền thống nghiên cứu tiếng Việt, khái niệm cú cũng nhiều lần được nhắc đến. Tuy nhiên, vai trò của chúng rất mờ nhạt, các nhà nghiên cứu dành cho nó một sự quan tâm không nhiều. Việc khẳng định vai trò và tiềm năng to lớn của cú trong mô tả ngữ pháp là một hướng đi mới. Như vậy, có thể thấy vấn đề về “câu” trong tiếng Việt là một vấn đề rất phức tạp, được tiếp cận và nhìn nhận từ rất nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề câu là gì đến nay xem ra vẫn còn là một thách thức lớn bởi trước một vấn đề đa diện lại được nhìn nhận từ nhiều góc đội khác nhau thì việc có được sự nhất trí cao là một việc rất khó. Hầu hết các đường hướng nghiên cứu trước ngữ pháp chức năng, đều xem ngôn ngữ là tập hợp các 15 quy tắc, ở đó bình diện xã hội của câu (cú) chưa được quan tâm một cách thoả đáng. Chính vì vậy không khỏi có sự phiến diện trong nghiên cứu vấn đề này. Do vậy việc xem xét câu (cú) tiếng Việt, trong cảnh huống/ văn hoá xã hội là một việc làm cần thiết lúc này. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU Phương pháp làm việc chính là phương pháp so sánh kết hợp với các phương pháp luận khoa học chung là quy nạp, diễn dịch: trên cơ sở phân tích những cứ liệu được rút ra từ các tài liệu, các văn bản bằng tiếng Việt, từ đó đem so sánh để tìm ra những tồn tại, hạn chế của các đường hướng nghiên cứu khác khi nghiên cứu vấn đề câu. Luận văn còn sử dụng phương pháp chức năng hệ thống của M.A.K Halliday phát triển từ lý luận ngôn ngữ học chức năng. Từ quan niệm xã hội học - ký hiệu về ngôn ngữ, lấy cú làm trung tâm từ đó xem xét nhận diện nó từ các bình diện khác nhau nhằm mục đích làm sáng tỏ đơn vị ngữ pháp quan trong của tiếng Việt. Nguồn tư liệu chủ yếu được lấy từ các tài liệu, sách báo, tạp chí bằng tiếng Việt, xuất bản trong nước, và những văn bản đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. 3. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn trừ phần mở đầu và phần kết luận sẽ được cấu trúc thành ba chương với nội dung cơ bản như sau: Chương 1: Cú pháp – những vấn đề chung và việc nghiên cứu cú pháp tiếng Việt. Chương này, chúng tôi trình bày về cú pháp với những vấn đề cơ bản như: vấn đề về đối tượng của cú pháp, mối quan hệ giữa quan hệ ngữ pháp với hình thức cú pháp. Chúng tôi cũng trình bày khái quát về việc nghiên cứu cú pháp ở trong và ngoài nước, sau đó trình bày một vài đặc điểm cơ bản của cú pháp tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập. Chương 2: Khái niệm câu đơn tiếng Việt theo quan niệm truyền thống. Trong chương này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu và phân t ích khái niệm về 16 câu (đơn) theo quan niệm truyền thống và các tiêu chí đề phân loại và nhận diện đơn vị câu. Từ đó chỉ ra những tồn tại của vấn đề theo đường hướng này. Chương 3. Khái niệm cú tiếng Việt theo quan điểm chức năng hệ thống. Trong chương này c húng tôi sẽ trình bày về khái niệm cú (đơn) trong tiếng Việt theo quan điểm của lý thuyết chức năng hệ thống, vận dụng các tiêu chí nhận diện cú theo lý thuyết này để giải quyết vấn đề cú trong tiếng Việt. Các tiêu chí nhận diện được chia theo hai nhóm: nh óm các tiêu chí về ngữ nghĩa và nhóm các tiêu chí về ngữ pháp - từ vựng. Trong chương này chúng tôi dành một phần (3.5) để so sánh giữa việc khái luận cú theo quan điểm truyền thống với cú theo quan điểm của ngôn ngữ học chức năng hệ thống từ đó chỉ ra tính chất ưu việt của ngôn ngữ học chức năng hệ thống trong việc giải quyết vấn đề câu. 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Hữu Châu, 2001. Đại cương ngôn ngữ học (tập 2). Hà Nội: Nxb GD 2. Đinh Văn Đức, 2001. Ngữ Pháp tiếng Việt (từ loại). Hà Nội: Nxb ĐHQGHN 3. Đinh Văn Đức & Lê Xuân Thọ, 2005. Trạng ngữ ngữ dụng – một thành tố cú pháp giao tiếp của phát ngôn tiếng Việt . T/c ngôn ngữ, số 8 /2005. 4. Cao Xuân Hạo, 1991. Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1). Hà Nội: Nxb KHXH. 5. Cao Xuân Hạo (chủ biên), 1992. Câu trong tiếng Việt. Hà Nội: Nxb GD-HN. 6. Diệp Quang Ban, 1992. Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb GD. 7. Diệp Quang Ban, 2003. Phân biệt ba bình diện văn bản, giao tiếp, biểu hiện trong ngữ pháp câu.T/c ngôn ngữ, số 7. 2003. 8. Diệp Quang Ban, 2000. Thử điểm qua việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trong nửa thế kỉ qua- T/c ngôn ngữ, số 9. 2000. 9. Diệp Quang Ban, 1995. Tiếng Việt lớp 7 (tập 2). Hà Nội: Nxb GD. 10. Hữu Quỳnh, 1980. Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại. Hà Nội: Nxb GD. 11. Hồ Lê, 1991. Cú pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb KHXH. 12. Hoàng Trọng Phiến, 1980. Ngữ pháp tiếng Việt (câu). Hà Nội: Nxb ĐH&THCN. 13. Hoàng Văn Vân, 2000. Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt (mô tả theo quan điển chức năng hệ thống). Hà Nội: Nxb KHXH. 14. Lê Xuân Thại, 1969. Cụm từ và phân tích câu theo cụm từ. T/c ngôn ngữ, số 2/1969 18 15. Lê Xuân Thại, 1998. Câu chủ vị trong tiếng Việt. Hà Nội: Nxb KHXH. 16. Lƣu Vân Lăng, 1975. Một số mâu thuẫn trong quan niệm cụm từ là trung tâm của ngữ pháp tiếng Việt.T/c ngôn ngữ, số 1. 1975. 17. Lƣu Vân Lăng, 1970. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân - T/c ngôn ngữ, số 3. 1970. 18. Lƣu Vân Lăng, 1994. Những vấn đề của ngữ pháp tiếng Việt (chủ biên). Nxb KHXH. 19. Lý Toàn Thắng, 1981. Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu. T/c ngôn ngữ, số 1/1981. 20. Halliday. M.A. 2001. Dẫn luận ngữ pháp chức năng. Hà Nội: Nxb ĐHQGHN. Bản dịch của Hoàng Văn Vân. 21. Nguyễn Đức Dân, 1987. Lô gich – ngữ nghĩa – cú pháp. Hà Nội: Nxb ĐH & THCN. 22. Nguyễn Chí Hoà, 2003. Đề- chủ ngữ- vai ngữ nghĩa trong tiếng Việt. Ngữ học trẻ, 2003. 23. Nguyễn Kim Thản, 1991. Một số vấn đề về việc biên soạn quyển ngữ pháp phổ thông.T/c ngôn ngữ, số 1/1969 24. Nguyễn Kim Thản, 1997. Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: Nxb GD. 25. Nguyễn Lai, 1997. Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương. Hà Nội: Nxb ĐHQGHN. 26. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp – Thành phần câu tiếng Việt - Nxb ĐHQGHN-HN 1998. 27. Nguyễn Tài Cẩn - Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt T/c NN số 6. 1998. 19 28. Nguyễn Tài Cẩn- ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng -từ ghép-đoản ngữ)- Nxb ĐHQGHN- HN 1998. 29. R. H. Robins – Lược sử ngôn ngữ học (Hoàng Văn Vân dịch) – Nxb ĐHQG HN 2003. 30. Trƣơng Văn Trình, Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ ph áp Việt Nam – Nxb Đại học Huế – H 1963. 31. Trần Ngọc Thêm – Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt – Nxb GD –TP.Hồ Chí Minh 2000. 32. Uỷ ban KHXH – Ngữ pháp tiếng Việt – Nxb KHXH-HN 1983(sách tái bản L3). 20 Tải về bản full

Từ khóa » định Nghĩa Về Câu Của Hoàng Trọng Phiến