20+ điều Nhân Viên Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp Nên Và Không ...
Bạn là nhân viên phục vụ nhà hàng mới vào nghề và đang hoang mang chưa biết những điều nên và không nên làm trong ca làm việc? Tham khảo bài viết dưới đây của Hoteljob.vn để hiểu và nắm rõ hơn về điều này!
Bạn đã biết những điều nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp nên và không nên làm trong ca làm việc?
Nhân viên phục vụ nhà hàng là người trực tiếp phục vụ và thường xuyên tiếp xúc với thực khách trong việc “bán” sản phẩm và dịch vụ tại nhà hàng. Tuy nhiên, không phải nhân viên phục vụ nào cũng luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc, dẫn đến đôi khi có những hành vi kém thân thiện, gây ấn tượng không tốt đến khách hàng về chất lượng phục vụ tại nhà hàng. Do đó, một nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp phải xác định được đâu là điều nên và không nên làm trong ca làm việc để mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất khi họ sử dụng dịch vụ tại đây. Cụ thể:
Những điều NÊN LÀM
- Tuân thủ quy định về đồng phục trong giờ làm việc: đảm bảo vẻ ngoài luôn tươm tất, sạch sẽ nhằm khẳng định sự chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ tốt nhất tại nhà hàng. Bởi, gần 90% thực khách sẽ đánh giá chất lượng “vệ sinh an toàn thực phẩm” của nhà hàng chỉ qua vẻ ngoài của nhân viên phục vụ trước khi dùng thử món ăn.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ tuyệt đối, nhất là vấn đề móng tay: các móng tay phải được cắt ngắn, không được sơn, không được bám bẩn, không có mùi khó chịu (như hành tây),…
- Có thái độ cư xử văn minh, đúng mực với khách hàng: thông qua nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ linh hoạt, thái độ lịch sự, thân thiện, ân cần và lễ độ với khách
- Chủ động giao tiếp với khách hàng để nắm bắt thông tin, đánh giá tâm lý của khách để từ đó đưa ra những tư vấn, hướng dẫn order phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng chi trả của họ thay vì đợi họ tự trình bày.
Vẻ ngoài tươm tất, thái độ ân cần chu đáo đồng thời chủ động giao tiếp với khách hàng để tạo ấn tượng tốt đẹp đến khách, nắm bắt tâm lý và đưa ra những lời tư vấn order phù hợp...
- Hiểu và nắm rõ những kiến thức liên quan đến công việc phục vụ như: thực đơn, dịch vụ nhà hàng, chương trình khuyến mãi,… đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời đến khách.
- Hiểu và nắm rõ quy trình phục vụ chuẩn theo quy định của nhà hàng
- Biết kiềm chế cảm xúc cá nhân: tuyệt đối không để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến chất lượng công việc, luôn giữ thái độ thân thiện, tươi cười khi phục vụ thực khách (kể cả bản thân đang gặp chuyện không vui), khéo léo trong giao tiếp ứng xử và xử lý những tình huống phát sinh hay phàn nàn của khách hàng trong ca làm việc theo phạm vi quyền hạn của bản thân; linh hoạt báo ngay với giám sát hoặc quản lý để kịp thời giải quyết.
- Hạn chế tối đa sự va chạm hay đổ/ bể các đồ vật phục vụ như dao, muỗng, nĩa, ly, tách, chén, bát, đĩa,.. cả khi chuẩn bị, trong lúc phục vụ và khi thu dọn bàn ăn; tránh trường hợp gây nên những tiếng động lớn bất ngờ ảnh hưởng đến bữa ăn của thực khách.
- Phục vụ nhanh, chính xác từng món ăn với số bàn tương ứng; hạn chế tối đa tình trạng nhầm bàn, sai món ăn hay không đáp ứng những yêu cầu chế biến đặc biệt từ khách.
- Tôn trọng khách hàng, cấp trên; thân thiện với đồng nghiệp; sẵn sàng phối hợp với bộ phận khác trong phục vụ khách hàng theo sự chỉ đạo và phân công của quản lý.
Những điều KHÔNG NÊN LÀM
- Ngồi chung bàn với khách khi chưa được sự đồng ý của khách hoặc quản lý nhà hàng
- Có hành vi khiếm nhã với khách: như chỉ trỏ, bàn tán khách; gây gỗ, đánh nhau với khách; xúc phạm khách;…
- Không tuân thủ nội quy nhà hàng về trang phục và đồng phục như: ăn mặc lố lăng, rườm rà; trang điểm đậm, cầu kỳ; tóc bù xù, rối rắm; mang giày cao gót hay dép lê; đeo nhiều trang sức có giá trị;…
- Làm việc riêng trong ca làm việc như: tám chuyện, sử dụng điện thoại,…
- Tự tiện ăn uống, nhai kẹo cao su hay cắn hạt dưa, hút thuốc khi đang phục vụ khách
- Có hành vi bất lịch sự tại nơi làm việc như khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, gãi đầu, ngoáy tai, ngoáy mũi, dựa tường, ngáp ngủ, …
Một nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ để khách hàng phàn nàn về những điều nhỏ nhặt liên quan đến chất lượng dịch vụ
- Đi làm muộn quá nhiều lần. Tự tiện nghỉ làm mà không xin phép hoặc không có lý do chính đáng
- Tự ý bỏ vị trí phân công khi chưa có sự cho phép của giám sát hoặc quản lý nhà hàng
- Tự ý sử dụng điện thoại của nhà hàng để dùng vào việc riêng không phục vụ cho công việc trong giờ làm việc
- Sử dụng những từ ngữ không lành mạnh, ngôn từ thiếu lịch sự trong giao tiếp với khách hàng, cấp trên và đồng nghiệp
- “Phân biệt đối xử” giữa các khách hàng; tỏ thái độ không thân thiện với những khách hàng có vẻ ngoài không sang trọng hay khách hàng boa ít; đếm tiền boa ngay trước mặt khách;…
- Phục vụ thiếu chuyên nghiệp, phục vụ chậm, nhầm bàn, sai món ăn, làm đổ thức ăn lên người khách,…
Với những thông tin mà Hoteljob.vn chia sẻ trên đây, hy vọng đã phần nào định hình được những điều mà một nhân viên phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp nên và không nên làm trong ca làm việc; từ đó, giúp ứng viên tìm việc phục vụ hay bạn trẻ mới vào nghề tham khảo, tự hoàn thiện mình để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu công việc được giao.
Xem thêm: 13 Kiểu Nhân Viên Phục Vụ Thiếu Chuyên Nghiệp Trong Nhà Hàng
Ms. Smile
Từ khóa » đi Phục Vụ Nhà Hàng
-
Kinh Nghiệm Phục Vụ Nhà Hàng Cho Người Mới Bắt đầu - IPOS
-
Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Và Những Điều Cần Biết
-
Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Và Những Điều Cần Nắm Rõ
-
Những Kỹ Năng Tuyệt Vời Học Được Khi Làm Nhân Viên Phục Vụ ...
-
CÁC CÁCH TRỞ THÀNH PHỤC VỤ NHÀ HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
-
#5 Kỹ Năng Phục Vụ Quán ăn Cần Có được Chuyên Gia Tiết Lộ
-
Cách Phục Vụ Nhà Hàng Chinh Phục Mọi Khách Hàng - In Bình Minh
-
Phục Vụ Nhà Hàng- Ngành Nghề Có Nhiều Cơ Hội Phát Triển Nhất Hiện ...
-
Ghi điểm Với Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp - Sapo
-
Phục Vụ Nhà Hàng - Ngành Nghề Có Nhiều Cơ Hội Phát Triển Nhất ...
-
Cách Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp, Bạn đã Biết Chưa?
-
5 Bước Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Mà Chủ Nào Cũng Phải Biết
-
Hướng Dẫn Cách Làm Phục Vụ Quán ăn Chuyên Nghiệp - Việc Làm Tốt
-
26 điều Cần Lưu ý Khi Làm Phục Vụ Tại Các Nhà Hàng, Khách Sạn