Cách Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp, Bạn đã Biết Chưa?

1. Cách phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp theo quy trình chuyên nghiệp

Việc làm là nhu cầu thiết yếu tạo nguồn thu nhập hàng tháng đáp ứng mong cầu của con người trong mọi giai đoạn sống. Mỗi người lại có niềm yêu thích, niềm đam mê với công việc riêng và nằm trong sự lựa chọn của nhiều người, nhân viên nhà hàng là việc làm có lẽ đang được ưu tiên nhất với lao động phổ thông khi ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đang có lợi thế đem lại cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu bạn sẽ và đang làm nhân viên phục vụ nhà hàng thì những chia sẻ về cách phục vụ nhà hàng dưới đây sẽ giúp bạn có những trải nghiệm đầu tiên với công việc này.  

1.1. Trước thời gian đón khách của nhà hàng 

Cách phục vụ nhà hàng bước chuẩn bị
Nhân viên phục vụ Setup bàn trước khi đón khách

Là nhân viên phục vụ nhà hàng bạn phải có mặt tại nhà hàng trước giờ mở cửa phục vụ khách chừng 30 phút đến 1 tiếng để cùng nhà hàng làm công tác chuẩn bị đảm bảo khi thực khách đầu tiên bước vào nhà hàng thì mọi thứ đã sẵn sàng hoạt động phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của họ. Theo đó, trong khoảng thời gian này, nhân viên phục vụ sẽ phải thực hiện những công việc sau: 

- Vệ sinh sạch sẽ khu vực phục vụ khách với công việc cụ thể: Lau sàn, bàn ăn,…

- Sắp xếp bàn ghế, set up bàn ăn, bày trí theo phong cách nhà hàng quy định từ khăn trải bàn, dụng cụ ăn uống, đồ trang trí 

- Chuẩn bị dụng cụ phục vụ ăn uống cho khách trên từng bàn đủ số lượng người ngồi quy định trên 1 bàn 

- Cùng nhân viên bếp chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ ăn 

- Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ phục vụ quá trình thưởng thức món ăn của khách hàng trong nhà hàng, đảm bảo mọi thứ đều hoạt động bình thường, sẵn sàng đón tiếp khách hàng. Nếu xảy ra hư hỏng, trục trặc phải liên hệ ngay với quản lý để kịp thời phối hợp với kỹ thuật trong nhà hàng sửa chữa, thay thế trước giờ khách đến. 

- Kiểm tra thông tin khách đặt bàn trong ngày về vị trí ngồi và thời gian đặt để bố trí chỗ ngồi cho khách mới không bị trùng vị trí và thời gian đã đặt.   

1.2. Trong thời gian nhà hàng phục vụ thực khách 

Cách phục vụ nhà hàng trực tiếp
Nhân viên phục vụ giới thiệu món ăn cho khách  

Khi vị khách đầu tiên bước vào nhà hàng là lúc nhân viên nhà hàng bắt đầu “diễn” với khuôn mặt luôn vui tươi, hồ hởi để khách hàng cảm thấy thân thiện, gần gũi trong không gian nhà hàng. Đây là khoảng thời gian mà nhân viên phục vụ phải luôn chân luôn tay với công việc, nhất là lúc đông khách vào thời điểm đến bữa ăn trưa hoặc tối. Những công việc cụ thể trong giai đoạn này được cụ thể như sau:

- Khi khách đến, nhân viên phục vụ cùng nhân viên lễ tân chào khách theo phong cách nhà hàng 

- Hỏi khách các về vấn đề về đặt bàn, số lượng người cùng dùng bữa, điều kiện chọn bàn,… để sắp xếp bàn phù hợp đáp ứng tiêu chí khách đưa ra đảm bảo không gian thưởng thức món ăn thoải mái nhất cho khách

- Hướng dẫn khách đến vị trí bàn ưng ý bằng cách đưa tay lịch sự hướng về phía bàn hoặc trực tiếp đi trước dẫn khách tới bàn và giới thiệu đây là bàn của khách

- Một số thao tác cho nhân viên phục vụ tại nhà hàng chuyên nghiệp như kéo ghé nhẹ nhàng để khách ngồi, ưu tiên mời người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ em trước.

- Trực tiếp là người phục vụ khách trước, trong và sau khi họ ăn các công việc như:

+ Trải khăn ăn cho khách theo hình thức ăn uống mà nhà hàng kinh doanh là dùng bữa ăn kiểu thường, Buffet,… hoặc theo loại món ăn Việt, Trung Quốc, đồ ăn Tây, đồ ăn Nhật,… 

+ Giới thiệu thực đơn và tư vấn món chính cùng những món ăn mới tại nhà hàng cho khách đồng thời cũng đừng quên những món ăn đem lại giá trị cao cho nhà hàng và khéo léo hỏi họ có muốn dùng món ăn kèm 

+ Tiếp nhận yêu cầu gọi món và ghi order của khách, hỏi khách có thêm yêu cầu thêm hay bớt vị của món ăn không để lưu ý vào order để đầu bếp lưu ý 

+ Nhắc lại những món ăn khách yêu cầu một lần nữa để đảm bảo chính xác về tên món, số lượng món theo yêu cầu của khách rồi chuyển order cho bộ phận bếp 

 + Mang khay thức ăn cho khách theo quy trình phục vụ bàn tại nhà hàng 

+ Mới khách thưởng thức món ăn và chúc ngon miệng 

+ Tiếp tục công việc đứng ở vị trí thích hợp để khách dễ dàng nhìn và gọi mỗi khi có thêm yêu cầu. Nhờ người đứng thay thế nếu vắng mặt đảm bảo phục vụ kịp thời những yêu cầu của khách. 

+ Khi khách đã thưởng thức xong món ăn, nhân viên phục vụ báo với thu ngân tiến hành in hóa đơn, đem tới bàn để khách thanh toán trực tiếp tại bàn hoặc ra quầy thanh toán tùy từng quy định của nhà hàng. Kẹp hóa đơn vào sổ da lịch sự khi đem ra cho khách hàng thanh toán  

+ Cảm ơn khách, chào tạm biệt và hẹn khách gặp khách vào lần sau 

+ Thu dọn đồ ăn, dụng cụ trên bàn và sắp xếp thay thế khăn trải bàn để bàn ăn về nguyên hiện trạng ban đầu sẵn sàng đón tiếp vị khách tiếp theo 

1.3. Sau khi nhà hàng hết khách 

Sau khi nhà hàng đã vãn khách, nhân viên phục vụ vẫn tiếp tục hoàn thành nốt công việc thu dọn tất cả đồ ăn, dụng cụ trên những bàn ăn cuối. Rửa cốc và ly nếu được phân công. Kiểm tra đồ đạc đã được gọn gàng trước khi ra về 

2. Cách đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng 

Nhân việc phục vụ trong nhà hàng khi tuyển dụng thường không yêu cầu kinh nghiệm tuy vị trí này là bộ mặt đại diện cho nhà hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới đánh giá và sự hài lòng của khách hàng. Vì thế công tác đào tạo cho họ kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp cần được triển khai thực hiện thường xuyên và có kế hoạch cụ thể. 

đào tạo Cách phục vụ nhà hàng
Quản lý hướng dẫn nhân viên phục vụ mới cách bày trí bàn theo phong cách nhà hàng 

2.1. Lên kế hoạch đào tạo chi tiết

Để đảm bảo công tác đào tạo cho nhân viên mới đúng quy chuẩn nhà hàng đồng thời để họ tiếp thu nhanh chóng, người quản lý nên lập kế hoạch chi tiết, cụ thể dựa trên những tiêu chí nhà hàng cần nhân viên biết những gì? Nhân viên cần phải nhớ những quy định nào trong nhà hàng? Đưa ra một số tình huống xảy giữa khách hàng với nhân viên phục vụ để họ có tư duy xử lý. Cụ thể một số công việc cần đào tạo cho nhân viên phục vụ như: 

- Cung cấp thông tin các món ăn có trong thực đơn nhà hàng để có cách tư vấn cho khách 

- Số bàn được quy định trong nhà hàng 

- Quy trình phục vụ khách trước, trong và sau khi khách đến nhà hàng 

- Cách sử dụng thiết bị, dụng cụ trong nhà hàng, đặc biệt là máy order chuyển tới bộ phận bếp 

- Những kiến thức liên quan đến tâm lý khách hàng, nhu cầu cần phục vụ của khách hàng 

- Cách làm sạch một số dụng cụ đặc biệt 

- Nội quy của nhà hàng cần phải nhớ 

Việc lập ra kế hoạch cụ thể giúp quản lý đào tạo nhân viên tốt hơn, nhanh hơn và đầy đủ hơn đảm bảo không bỏ sót bước quan trọng nào trong quá trình đào tạo. 

2.2. Hướng dẫn và giám sát cách nhân viên phục vụ 

Nhân viên mới bắt đầu tiếp xúc với công việc dù có giỏi đến đâu cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Vì vậy việc giám sát, kèm cặp để hướng dẫn và kịp thời chỉnh sửa những sai sót của họ là rất cần thiết. Người quản lý không cần trực tiếp thực hiện công việc này, có thể giao cho một nhân viên phục vụ “cứng” trong nhà hàng thực hiện thay mình công việc này. Và hãy chắc chắn rằng người hướng dẫn không buông lời khó chịu, xúc phạm tới nhân viên mới khiến họ nản chí. 

Theo sát nhân viên phục vụ mới không có nghĩa trao áp lực cho họ. Vai trò là một người quản lý bạn phải có kỹ năng đào tạo, khéo léo, tinh tế nhìn nhận vấn đề để đốc thúc nhắc nhở nhân viên mới đồng thời có hướng đào tạo khác nếu sau nhiều ngày đào tạo không có kết quả.  Vui vẻ trả lời những thắc mắc mà nhân viên đưa ra bởi như vậy có nghĩa là họ đang dần tiếp thu công việc rất tốt. Hãy trả lời để họ hiểu sâu hơn, kỹ hơn về trách nhiệm tại vị trí phục vụ trong nhà hàng.

Bên cạnh đó cũng cần đưa ra câu hỏi để kiểm tra khả năng học hỏi công việc của nhân viên. Đây là cách tốt nhất để bạn nhận định khả năng tiếp thu của nhân viên để nếu sau những cố gắng đào tạo nhân viên mới không nhập tâm hãy đưa ra lời cảnh cáo về thái độ học việc của họ. 

2.3. Cho họ không gian thử sức 

Hãy trao cho họ niềm tin bằng cách dành cho họ không gian riêng để bộc lộ kỹ năng phục vụ của bản thân sau thời gian học việc. Nếu nhân viên mới tiếp thu công việc nhanh chóng, hãy để họ một mình và quan sát cách họ làm. Cứ để họ mắc lỗi để xem cách họ khắc phục từ đó rút ra kinh nghiệm làm việc cho mình. Tuy nhiên, những lúc như vậy người hướng dẫn phải quan sát thật kỹ để đảm bảo những lỗi đó không trở nên nghiêm trọng hơn với cách giải quyết ngớ ngẩn làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng phục vụ của nhà hàng. 

3. Kỹ năng nhân viên phục vụ nhà hàng cần để có bước tiến sự nghiệp  

kỹ năng và cách phục vụ nhà hàng
Rèn luyện kỹ năng để được thăng tiến lên vị trí cao hơn trong nhà hàng 

Nhân viên phục vụ nhà hàng muôn thực hiện tốt công việc đón nhận cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn trong tương lai cần phấn đấu hoàn thiện chính bản thân mình. Công việc không yêu cầu bằng cấp, trình độ học vấn bởi công việc cần nhiều hơn là kỹ năng cần thiết để đáp ứng tốt những hoạt động hàng ngày của nhân viên. Và để mang lại cho khách hàng sự hài lòng cao nhất một số kỹ năng dưới đây nếu được rèn luyện sẽ giúp ích công việc cho bạn rất nhiều. 

- Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng cơ bản nhưng là kỹ năng cần thiết nhất của nhân viên phục vụ - người tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Kỹ năng giao tiếp được áp dụng khi giới thiệu, tư vấn món ăn của nhà hàng cho khách với thái độ nhã nhặn, lịch sự, giọng nói dễ nghe, phát âm rõ ràng. Ngoài ra giao tiếp tốt cũng có thể được thể hiện thái độ, cử chỉ qua nụ cười, ánh mắt,…  

- Kỹ năng quan sát: Là kỹ năng phục vụ tối đa hiệu quả công việc. Nhân viên phục vụ luôn phải quan sát quanh khu vực được giao để biết những lúc khách gọi, hỗ trợ khách khi cần, rót rượu cho khách khi uống cạn,…             

- Kỹ năng xử lý sự cố: Nhà hàng sẽ không tránh khỏi đôi lúc gặp phải những vị khách khó tính và nhân viên phục vụ là người trực tiếp phải đối mặt với những sự cố có thể phát sinh này. Vì vậy kỹ năng xử lý sự cố sẽ giúp bạn có cách xử lý khôn khéo vừa không làm ảnh hưởng tới khách hàng vừa đảm uy tín, chất lượng phục vụ của nhà hàng. Trong trường hợp sự cố xảy ra vượt quá khả năng giải quyết, bạn cần nhờ tới sự can thiệp của quản lý nhà hàng. 

- Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng: Kỹ năng này không phải dễ nhưng nếu bạn là một người nhanh nhạy, khéo léo phân tích thông tin từ khách hàng, sau một thời gian làm việc bạn hoàn toàn rèn luyện được kỹ năng hữu ích này. Nếu nắm bắt tâm lý khách hàng ở từng độ tuổi sẽ giúp bạn nâng cao được chất lượng phục vụ, củng cố thêm uy tín của nhà hàng. 

- Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng trong thời gian họ thưởng thức ẩm thực nhà hàng là điều mà nhân viên phục vụ nào cũng cần phải lưu tâm. Đặc biệt khi làm việc trong nhà hàng – khách sạn cho chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn 5 sao khách hàng cần được phục vụ nhu cầu tối đa từ việc nhỏ nhất là kéo ghế, giúp khách treo áo khoác,… đến cung cách phục vụ trong bữa ăn. Khi bạn cho họ cảm giác hài lòng, chắc chắn sẽ có cái duyên gặp mặt lần sau. 

Việc làm nhân viên phục vụ nhà hàng

Cách phục vụ nhà hàng là nhân tố quan trọng góp phần gia tăng chất lượng dịch vụ, tăng uy tín của nhà hàng trong tâm trí khách hàng. Đây là mục tiêu quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh nhà hàng đều muốn hướng tới. Hy vọng những thông tin mà timviec365.vn chia sẻ trên đây làm hài lòng nhu cầu tìm kiếm thông tin của nhiều độc giả. Đừng quên truy cập website mỗi ngày để cập thêm nhiều thông tin mới mẻ bổ ích nhé!

Từ khóa » đi Phục Vụ Nhà Hàng