Cách Phục Vụ Nhà Hàng Chinh Phục Mọi Khách Hàng - In Bình Minh
Bạn biết không, nhà hàng tồn tại không phải chỉ cần đồ ăn ngon là đủ. Mà cách phục vụ nhà hàng cũng góp phần giúp cho công việc kinh doanh thành công hơn. Bởi chính nhân viên phục vụ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nếu không xử lý khéo léo hay nghiệp vụ kém sẽ dẫn đến nhiều sai sót và khách hàng lần lượt bỏ đi.
Cần nhớ rằng, khách hàng chính là chuỗi xương sống của mỗi nhà hàng. Chẳng phải nguồn thu của chúng ta là đến từ khách hàng ư? Do đó, ngay lúc này, bạn cần nắm rõ những tác phong, nghiệp vụ mà một nhân viên phục cần phải có.
Mục lục bài viết
1. Cách phục vụ chuyên nghiệp với quy trình phục vụ nhà hàng
Dịch vụ ăn uống tại nhà hàng phát triển phi mã. Mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Lúc này sự hơn thua của nhà hàng không nằm ở việc đồ ăn ra sao hay không gian thưởng thức ẩm thực như thế nào. Vì mỗi nhà hàng chắc chắn sẽ đầu tư vào chất lượng món ăn rất nhiều. Mà nhân viên giao tiếp, phục vụ khách hàng là yếu góp phần quan trọng trong chiến lược giữ chân khách hàng. Thế nên, theo tiêu chuẩn VTOS, nghiệp vụ nhà hàng dành cho nhân viên phục vụ nhà hàng có thể áp dụng linh hoạt vào các loại hình nhà hàng khác nhau.
Nếu bạn sẽ và đang làm nhân viên phục vụ hay là người quản lý đào tạo thì những chia sẻ về cách phục vụ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững, sâu hơn về công việc này.
1.1. Trước thời gian đón khách của nhà hàng
Nhân viên phục vụ chính là bộ mặt đại diện của nhà hàng. Họ là những người tiếp xúc thường xuyên và đón nhận lời nhận xét từ khách hàng. Bởi vậy bất kỳ nhân viên nào cũng cần phải biết cách chăm sóc khách hàng để tạo cho họ những phút giây tận hưởng ẩm thực thoải mái nhất.
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ khi khách đến mới phục vụ. Thật ra, chúng ta có nhiều việc phải làm hơn thế. Đầu tiền, với vai trò là một nhân viên phục vụ nhà hàng bạn phải có mặt tại nơi làm việc trước giờ mở cửa phục vụ khách chừng 30 phút đến 1 tiếng để cùng những nhân viên còn lại như quản lý, đầu bếp làm công tác chuẩn bị. Để khi chính thức mở cửa đón khách, người đầu tiên đến ăn thì mọi thứ đã sẵn sàng hoạt động. Theo đó, trong khoảng thời gian này, nhân viên phục vụ cần hoàn thành những công việc sau: – Vệ sinh sạch sẽ khu vực khách sử dụng, thường xuyên lui tới: Lau sàn, bàn ăn, nhà vệ sinh, bồn rửa,…
– Sắp xếp bàn ghế, set up bàn ăn, bày trí các vật dụng theo phong cách nhà hàng quy định, chẳng hạn như trải khăn bàn lên mỗi bàn ăn, đặt dụng cụ ăn uống đũa, nĩa, dao, chén và đi kèm là chậu hoa nhỏ. – Kiểm tra kỹ số lượng dụng cụ phục vụ ăn uống cho khách trên từng bàn đã đủ số lượng người ngồi quy định trên 1 bàn hay chưa – Hỗ trợ nhân viên bếp sắp xếp và chuẩn bị nguyên vật liệu làm đồ ăn – Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ trong lúc khách đang ăn tại quán, đảm bảo mọi thứ đều hoạt động bình thường, có mặt đúng lúc khi cần. Nếu xảy ra hư hỏng, trục trặc phải liên hệ ngay với quản lý để kịp thời phối hợp và sữa chữa hay thay thế trước giờ khách đến.- Cần kiểm tra một lượt về thông tin khách đặt bàn trong ngày, đó là thông tin vị trí ngồi và thời gian đặt để bố trí chỗ ngồi để không bị trùng vị trí với khách hàng khác và thời gian đã đặt.
1.2. Trong thời gian nhà hàng phục vụ thực khách
Khi vị khách đầu tiên bước vào quán cũng là lúc công việc thực sự của một nhân viên nhà hàng chính thức bắt đầu. Điều quan trọng đầu tiên mà nhiều bạn quên mất là phải luôn nở nụ cười trên môi, gương mặt luôn vui tươi, hồ hởi để khách hàng cảm thấy thân thiện, gần gũi. Đây là khoảng thời gian nhân viên bận rộn nhất. Đặc biệt khi vào thời điểm đông khách như buổi trưa hoặc tối. Những công việc cần thiết trong thời gian này như sau: – Khi khách đến, nhân viên phục vụ cùng lễ tân sẽ chào khách theo quy định của nhà hàng – Hỏi khách những thông tin về đặt bàn, số lượng người cùng dùng bữa, điều kiện chọn bàn,… để sắp xếp bàn phù hợp đáp ứng đúng mong muốn để họ hài lòng nhất – Hướng dẫn khách đến vị trí bàn ưng ý bằng cách đưa tay lịch sự hướng về phía bàn hoặc trực tiếp đi trước, mời khách theo sau đến đúng bàn và nói với họ đây là bạn họ sẽ ngồi – Đi kèm đó là một số động tác phục vụ tại nhà hàng chuyên nghiệp như kéo ghé nhẹ nhàng để khách ngồi, ưu tiên mời người lớn tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em trước. – Có mặt đúng lúc khi khách yêu cầu
– Trực tiếp là người phục vụ khách trước, trong và sau khi họ với một vài việc như sau: + Trải khăn ăn cho khách theo phong cách mà nhà hàng kinh doanh như dùng bữa ăn kiểu thường, Buffet,… hoặc theo loại món ăn Việt, Trung Quốc, đồ ăn Tây, đồ ăn Nhật,… + Giới thiệu thực đơn và tư vấn những món ăn chính, món mới ra mắt (nếu có) tại nhà hàng. Lưu ý quan trọng là bạn cũng đừng quên gợi ý một cách khéo léo những món ăn đem lại giá trị cao cho nhà hàng + Tiếp nhận yêu cầu gọi món và ghi order của khách, hỏi khách có cần thêm gì không, hay có muốn điều chỉnh gia vị món như thế để ghi lưu ý vào order
+ Kiểm tra lại order với khách thêm lần nữa để đảm bảo chính xác về tên món, số lượng món theo yêu cầu của khách rồi chuyển order cho bộ phận bếp chế biến + Nếu nhà hàng quy định khách ăn kèm khay, hay mang khay đến cho họ tại bàn + Sau khi đem món lên, mỉm cười nhẹ nhàng đặt lên bàn cho khách và chúc họ ngon miệng
+ Tiếp tục công việc đứng ở vị trí thích hợp để khách dễ dàng nhìn thấy và đáp ứng yêu cầu của họ nhanh nhất có thể. Nếu không đảm bảo sức khỏe trong lúc làm việc, bạn nên nhờ người đứng thay thế để quá trình phục vụ khách tuy gián đoạn nhưng họ vẫn hài lòng. + Khi khách đã thưởng thức xong món ăn, họ sẽ nói với bạn câu “tính tiền”. Khi ấy, bạn cần làm việc với thu ngân và đem hóa đơn tới bàn để khách thanh toán trực tiếp tại bàn hoặc ra quầy thanh toán tùy từng quy định của nhà hàng. Kẹp hóa đơn vào sổ da lịch sự và đưa cho khách + Không quên cảm ơn khách, chào tạm biệt và hẹn khách gặp khách vào lần sau + Sau khi khách rời đi, thu dọn đồ ăn, dụng cụ trên bàn và sắp xếp lại bàn ăn gọn gàng như trước khi khách đến.
1.3. Sau khi nhà hàng hết khách
Sau khi nhà hàng đã vãn khách, công việc của nhân viên phục vụ vẫn chưa kết thúc. Bạn tiếp tục thu dọn tất cả đồ ăn thừa và dụng cụ bẩn vào khu vực bếp. Rửa cốc và ly nếu có yêu cầu hoặc không bạn bàn giao cho nhân viên lau dọn. Trước khi tan ca, về nhà bạn cần kiểm tra lại một lần đồ đạc đã đầy đủ hay chưa.
2. Kỹ năng nhân viên phục vụ nhà hàng cần để có bước tiến sự nghiệp
Bên cạnh nắm vững quy trình phục vụ nhà hàng chuẩn chỉnh, mỗi một nhân viên còn phải “dắt túi” một vài kỹ năng cần thiết. Bởi khi đã làm việc, không ai lại không muốn thăng tiến lên một vị trí cao hơn. Với những kinh nghiệm, kỹ năng, tay nghề cao bạn hoàn toàn có thể tìm được những cơ hội mới trong nghề. Hơn nữa, cách phục vụ nhà hàng không yêu cầu bằng cấp, trình độ học vấn bởi công việc này yêu cầu kỹ năng là chính. Thế nên, một số kỹ năng sẽ bổ trợ và giúp ích công việc cho bạn rất nhiều.
– Kỹ năng giao tiếp: được cho là kỹ năng cơ bản nhưng lại cần thiết nhất cho người thường xuyên tiếp xúc và giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Hoạt động đòi hỏi kỹ năng giao tiếp là khi giới thiệu, tư vấn món ăn của nhà hàng cho khách. Lúc này, cách phục vụ nhà hàng quyết định ấn tượng ban đầu của khách hàng. Mỗi nhân viên cần thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự, giọng nói dễ nghe, phát âm rõ ràng. Ngoài ra giao tiếp tốt cũng có thể được thể hiện thái độ, cử chỉ qua nụ cười, ánh mắt,…
– Kỹ năng quan sát: là kỹ năng phục vụ tối đa hiệu quả công việc. Nhân viên phục vụ không ngừng quan sát khu vực mình đứng để đáp ứng mọi nhu cầu khi khách gọi, hỗ trợ khách khi cần, một vài nhà hàng Tây còn yêu cầu nhân viên rót rượu cho khách… – Kỹ năng xử lý sự cố: thật khó để không sảy xa những sự cố trong lúc phục vụ khách hàng. Chẳng hạn như có những vị khách khó tính với thái độ không hòa nhã. Lúc này, nhân viên phục vụ là người trực tiếp làm việc với những khách hàng như thế. Vì vậy kỹ năng xử lý sự cố cần có nhất trong những lúc như thế. Sao cho giải quyết một cách êm đẹp nhưng vẫn giữ cho nhà hàng uy tín trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp sự cố vượt quá khả năng giải quyết, bạn cần nhờ tới sự can thiệp của quản lý nhà hàng. – Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng: kỹ năng này cần phải có thời gian để rèn luyện. Thế nhưng, nếu bạn là một người nhanh nhạy, khéo léo phân tích thông tin từ khách hàng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bạn có thể nhuần nhuyễn nó. Kỹ năng này giúp bạn hiểu rõ từng đối tượng khách hàng. Cuối cùng nâng cao được chất lượng phục vụ, củng cố thêm uy tín của nhà hàng. – Kỹ năng chăm sóc khách hàng: là một nhà hàng chuyên nghiệp, kể cả trong thời gian họ thưởng thức ẩm thực, từng nhân viên cũng nên lưu tâm đến việc chăm sóc khách hàng . Đó là những việc nhỏ nhất như nhẹ nhàng kéo ghế, giúp khách treo áo khoác,… đến cung cách phục vụ trong bữa ăn. Khi bạn cho họ cảm giác hài lòng, chắc chắn họ sẽ đến nhà hàng thêm một lần nữa.
Cách phục vụ nhà hàng có thể không giống nhau ở nhiều nhà hàng. Nhưng không vì thế mà mỗi nhân viên phục vụ bỏ qua quy trình phục vụ chuyên nghiệp. Có thể đôi khi một vài nơi không yêu cầu bạn phải chăm sóc khách hàng như thế, không có nghĩa bạn không cần học nghiệp vụ nhà hàng dành cho nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn hoặc trong cơ sở lưu trú (tiêu chuẩn VTOS). Hãy phục vụ thực khách một cách tốt nhất trong khả năng nhé!
Từ khóa » đi Phục Vụ Nhà Hàng
-
Kinh Nghiệm Phục Vụ Nhà Hàng Cho Người Mới Bắt đầu - IPOS
-
Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Và Những Điều Cần Biết
-
20+ điều Nhân Viên Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp Nên Và Không ...
-
Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Và Những Điều Cần Nắm Rõ
-
Những Kỹ Năng Tuyệt Vời Học Được Khi Làm Nhân Viên Phục Vụ ...
-
CÁC CÁCH TRỞ THÀNH PHỤC VỤ NHÀ HÀNG CHUYÊN NGHIỆP
-
#5 Kỹ Năng Phục Vụ Quán ăn Cần Có được Chuyên Gia Tiết Lộ
-
Phục Vụ Nhà Hàng- Ngành Nghề Có Nhiều Cơ Hội Phát Triển Nhất Hiện ...
-
Ghi điểm Với Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp - Sapo
-
Phục Vụ Nhà Hàng - Ngành Nghề Có Nhiều Cơ Hội Phát Triển Nhất ...
-
Cách Phục Vụ Nhà Hàng Chuyên Nghiệp, Bạn đã Biết Chưa?
-
5 Bước Quy Trình Phục Vụ Nhà Hàng Mà Chủ Nào Cũng Phải Biết
-
Hướng Dẫn Cách Làm Phục Vụ Quán ăn Chuyên Nghiệp - Việc Làm Tốt
-
26 điều Cần Lưu ý Khi Làm Phục Vụ Tại Các Nhà Hàng, Khách Sạn