CÁC CÁCH TRỞ THÀNH PHỤC VỤ NHÀ HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

Ở bài Những kỹ năng có được khi làm phục vụ nhà hàng  mà chúng tôi đã chia sẻ ở phần trước phần nào cho bạn hiểu được kỹ năng cần thiết nhất để bạn trở thành phục vụ nhà hàng, trong bài này chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra các tiêu chuẩn để bạn hoàn thiện hơn trở thành phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp.

Làm hài lòng khách không chỉ dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu chính yếu của họ mà còn cần phục vụ chuyên nghiệp trong các khâu. Nếu bạn là một vị khách thường xuyên vào các nhà hàng ăn, có lẽ bạn đều mong muốn nhận được sự phục vu chu đáo từ đội ngũ nhân viên nhà hàng. Vậy nên nhiều quản lí nhà hàng đã không ngừng đổi mới và chuyên nghiệp hóa phương thức phục vụ, mang lại cảm giác được săn sóc chu đáo cho khách hàng.

Tôi đã được học :” Một nụ cười có thể lây lan và cộng hưởng niềm vui. Hoặc ngược lại, chia đôi nỗi buồn. Một lời hỏi han chân thành và đúng lúc sẽ khiến người quan tâm cảm thấy ấm áp. Một câu nói hóm hỉnh sẽ khiến khoảng cách khách hàng-phục vụ không còn tồn tại. Một cử chỉ tinh ý bạn sẽ được đánh giá cao về độ tâm lí và tinh tế. Một thái độ lịch sự khéo léo sẽ chứng minh răng bạn là một người phục vụ rất xứng đáng để tôn trọng” trong những năm đi làm phục vụ ở nhà hàng.

Dưới đây là những tiêu chuẩn để chứng minh bạn là một nhân viên phục vụ bàn chuyên nghiệp

1. Tiêu chuẩn về vệ sinh cá nhân

Mỗi một nhân viên phục vụ thường phải đáp ứng các yêu cầu về ăn mặc của nhà hàng trước khi tiến hành làm việc. Mặc đúng đồng phục của nhà hàng, đồng phục phải sạch sẽ và ủi thẳng. Nên trang điểm nhẹ nhàng, không đeo bông tai, dây chuyền quá cầu kì nhưng có thể đeo đông hồ hay nhẫn cưới và sử dụng nước hoa với lượng vừa phải. Móng tay phải cắt ngắn, sạch sẽ. Không nên sơn móng tay vì có thể nó sẽ bị tróc ra và rơi vào thức ăn khi ăn uống.

Từng có chuyện nữ nhân viên phục vụ tên H.A thả tóc buông tha thướt, khi bắc nồi lẩu đặt lên cho khách, tóc H.A chấm vào chén nươc mắm đặt ở đấy và khi H.A hất mái tóc một cái thì nước mắm theo ngọn tóc quyệt vào khách. Hôm ấy dù cô ta có phục vụ chu đáo đến mấy cũng không nhận được sự hài lòng của khách

2. Luôn tươi cười với khách

Dù cuộc sống của bạn đang gặp rắc rối, bạn đang cảm thấy buồn bã và bế tắc nhưng bạn hãy để tất cả những điều đó đằng sau cánh cửa của nhà hàng, nghĩ rằng bạn đang ở thế giới khác, mới mẻ và luôn cần nụ cười. Mỉm cười không phải chỉ là một biểu hiện trên mặt bạn, mà nó thể hiện tâm trạng, thái độ của bạn. Cười chính là cách tốt nhất và dễ dàng nhất khiến khách hàng để lại dấu ấn tốt đẹp với nhà hàng của bạn. Sẽ không một ai cảm thấy thoải mái và ngon miệng khi vào một cửa hàng với đội ngũ nhân viên dữ tợn, nét mặt đăm đăm, lầm lì không tí cảm xúc nào cả.

Trên thực tế có quá nhiều khách hàng đã bực bội khi nhân viên phục vụ mang khuôn mặt cứng đơ cùng với quyển sổ nhỏ kèm câu hỏi:Anh chị muốn gọi món gì? Rồi đứng im, chẳng thèm gợi ý món ăn hoặc có thái độ thu hút khách hàng bằng những cử chỉ thân thiện hơn như một nụ cười thật tươi, kéo ghế cho khách ngồi, bật quạt….

 3. Thuộc tất cả tên món ăn và đồ uống của nhà hàng

Nhiệm vụ chính của nhân viên phục vụ bàn là ghi lại order và phục vụ món ăn cho khách hàng. Vậy nên các bạn phải làm quen và ghi nhớ nhanh các món ăn, đồ uống trong thực đơn kèm những món ăn đặc biệt trong ngày của nhà hàng. Nếu bạn là một người thông minh, chịu khó tìm tòi học hỏi, bạn có thể quảng cáo các món ăn của nhà hàng bằng những cảm nhận của bản thân. Giới thiệu các món đặc sản của nhà hàng, miêu tả những đặc điểm nổi bật của món ăn. Việc bạn có thể nói trôi chảy về các món ăn sẽ giúp khách hàng hiểu nhanh hơn về thực đơn và không gặp trở ngại trong vấn đề chọn món.

Tôi đã đọc ở đâu đó trên mạng về một nhân viên phục vụ trong nhà hàng. Cậu ấy tài tình tới mức có thể kể chuyện cười bằng một lá thông nhân tạo, một bao mận hay cây mai Thụy Điển- là những thứ được dùng để trang trí món ăn thôi và đương nhiên tất cả khách hàng đều thích thú với nó. Khi bạn làm cho khách hàng cảm thấy hứng thú với những gì bạn chia sẻ hay với món ăn tại nhà hàng, sự tò mò sẽ bắt đầu xuất hiện và họ sẽ muốn thưởng thức thêm nhiều món ăn nữa để được nghe những câu chuyện như thế..

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều công việc phục vụ bàn của chúng tôi tại địa chỉ sau: thichlamthem.com

4. Tận tình hết mức với khách

Tại quán ăn có những thời điểm rất đông khách, các nhân viên càng phải tập trung cao độ hơn cho việc phục vụ. Dù có đông đến đâu, bận rộn cỡ nào thì những bàn nào bạn đã nhận phục vụ hãy cố gắng quan tâm hết mức có thể tới những khách hàng đó. Đừng quá chăm chút cho vị khách này mà lơ là đi một vị khách khác. Nhân viên phục vụ phải biết quan sát được thái độ của khách để xử lí linh hoạt: Nếu khách nhìn quanh nhà hàng nghĩa là họ đang cần người phục vụ. Hãy quan tâm bằng những câu hỏi như: Khách có bị dị ứng với món gì không để tránh thiệt hại cho khách và nhà hàng hay trong lúc đợi món ăn khách hàng có muốn uống gì không. Hãy để cho khách một ly nước lọc đầy, gia vị, giấy ăn đầy đủ.

Bất cứ lúc nào cũng phải đảm bảo phục vụ đúng thứ khách yêu cầu. Phải biết lúc nào bàn của khách cần thêm thức ăn, phải rót thêm đồ uống, hoặc đưa thực đơn cho khách gọi thêm món…chứ đừng tranh thủ cơ hội để tụ tập tán chuyện, lơ là công việc phục vụ khách.

 5. Bình tĩnh, xử lí mọi tình huống

Nhà hàng chính là xã hội thu nhỏ, bạn sẽ gặp hầu hết các thành phần ở trong cái xã hội đó. Sẽ có người sang trọng lịch lãm, có những nguời đúng là trời ơi đất hỡi. Bạn phải cố gắng trau dồi nghiệp vụ, rèn luyện các tình huống để phản ứng và xử lý nhanh nhất khéo nhất để khách có thể hài lòng mà không ảnh hưởng gì đến bản thân. Người chuyên nghiệp là người biết sử dụng đầu óc để giải quyết công việc một cách hiệu quả. Có thể nói, nghệ thuật giao tiếp luôn được xem là chìa khóa vàng của sự thành công. Biết cách giao tiếp và ứng xử có văn hóa là phẩm chất cần phải rèn luyện để trở thành chuyên nghiệp, từ ngay trong công việc nhỏ hàng ngày, như: Nghe và tiếp chuyện, biết cười với khách hàng… đến việc sử dụng ngôn từ phù hợp đối với từng đối tượng giao tiếp, môi trường, hoàn cảnh cụ thể.

Đối với những khách hàng có hành động khiếm nhã, không tôn trọng nhân viên phục vụ, bạn tốt nhất nên tìm sự trợ giúp từ phía các đồng nghiệp và nguời quản lí.

6. Giải quyết tốt sự phàn nàn của khách

Không tránh được những trường hợp bị khách phàn nàn, bạn hãy lắng nghe một cách cẩn thận, đó là một yếu tố mà mỗi nhân viên phục vụ nhà hàng cần phải có. Vì nếu họ phàn nàn là họ đang muốn chỉ ra cái sai của nhà hàng để chúng ta có thể phục vụ tốt hơn, có những khách hàng nếu không hài lòng họ sẽ bỏ đi ngay. Hãy tỏ ra hối tiếc thật sự về những điều mình làm sai. Ví dụ nếu khách phàn nàn về đồ ăn hãy thay thế một món lựa chọn khác. Các món tráng miệng hay nước uống không tính tiền có thể mang cho khách. Và cấm tuyệt đối không được cãi vã, tỏ ra bực mình khi khách phàn nàn.

7. Có tinh thần làm việc nhóm

Trong nhà hàng có nhiều bộ phận đảm trách công việc khác nhau ảnh hưởng trực tiếp tới sự chuyên nghiệp và tăng năng suất công việc. Tuy nhiên mục tiêu chung của mọi bộ phận đều hướng đến tạo niềm vui và sự thoải mái, hài lòng khi khách hàng dừng chân tại nhà hàng dùng bữa. Vậy nên, bây giờ đi làm đừng chỉ biết đến mỗi bản thân mình mà hãy giúp đỡ các đồng nghiệp nếu họ cần. Giúp đỡ không nhất thiết phải là nhân viên phục vụ luôn phải thân thiện với nhau vì mỗi người đều có cuộc sống riêng, tính cách riêng. Mà là khi thấy đồng nghiệp quá bận rộn, không đáp ứng kịp yêu cầu của khách hãy giúp đỡ. Điều này không đơn thuần chỉ là hỗ trợ qua lại mà trên hết là vì thương hiệu của nhà hàng. Tinh thần làm việc nhóm sẽ gắn kết nhân viên với nhau cùng hoàn thành tốt công việc.

8. Biết quan tâm đến trẻ em

Có quá nhiều gia đình mang theo trẻ nhỏ đến ăn tại nhà hàng, bạn hãy quan tâm đến trẻ em trước bằng những hành động như: mang các vật dụng ăn uống phù hợp với trẻ nhỏ, mang ghế ngồi dành cho trẻ em, nếu có đồ chơi nho nhỏ dành cho các bé thì càng tốt. Trẻ con thường rất hiếu động và nghịch ngợm, bạn đừng tỏ ra cáu gắt hay chán ghét mà kiên nhẫn chơi với các bé nếu các bé chạy nhảy lung tung. Nếu trẻ đòi hỏi bạn cái này cái kia trong nhà hàng, bạn hãy hỏi bố mẹ chúng xem co được phép hay không. Quan tâm đến bàn tiệc nhưng nếu bạn biết dành chút thời gian vui vẻ với bọn trẻ sẽ tạo bầu không khí thân mật hơn giữa người phục vụ và thực khách.

9. Không đếm tiền tip trước mặt khách

Xu hướng ngày nay, nhân viên phục vụ được khách cho tiền tip là phổ biến. Những lúc như thế bạn đừng đếm tiền boa trước mặt khách. Nếu khách tip nhiều họ sẽ nghĩ bạn là một người tham tiền và làm xấu hình ảnh của nhà hàng. Còn ngược lại họ sẽ cảm thấy ngại ngùng nếu họ tip cho bạn ít. Có thể lần sau họ sẽ bỏ qua vấn đề tip này để không bị đưa vào tình huống khó xử.

10. Biết nói câu cảm ơn khách hàng

Có thể các bạn không biết, cảm ơn cũng chính là một nét đẹp trong văn hóa. thể hiện sự lễ phép là lịch sự như khi khách vừa đẩy cửa và bước vào một quán rượu hoặc quán ăn thì nhân viên sẽ nói “Hoan nghênh” để chào đón. Nhân viên phục vụ cửa hàng sẽ nói “Cảm ơn” để từ biệt thực khách  khi người đó toán tiền xong bước ra cửa. Vậy nên bạn hãy nói lời cảm ơn khách hàng khi đã đến nhà hàng của mình để dùng bữa và chúc họ những lời tốt đẹp. Hy vọng sẽ sớm được gặp lại quý khách.

” Tôi thấy vui nhất là khi mình phục vụ khách hàng và nhận lại được từ họ những lời cam ơn, những nụ cuời hài lòng với dịch vụ cũng như phong cách phục vụ của nhân viên nhà hàng. Tôi cảm thấy mình học được rất nhiều điều từ nghề phục vụ mang đến như học cách giao tiếp, ưng xử tình huống…Càng ngày tôi càng yêu thích công việc này và nghĩ mình đã quyết định đúng khi học ngành này”. Bạn N.D.A chia sẻ

Tuy chỉ là một công việc part – time nhưng đừng nghĩ phục vụ nhà hàng là một công việc dễ dàng. Nó đòi sự đam mê, yêu nghề thật sự với gắn bó được lâu dài.Bất kì một ngành nghề nào cũng vậy, chỉ có yêu nghề, sống với nghề, kiên trì, nhẫn nại và không ngừng phấn đấu vươn lên mơi mong được thành công, thăng tiến trong công việc.

Từ khóa » đi Phục Vụ Nhà Hàng