Bệnh Tay Chân Miệng: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chăm Sóc - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và rất dễ lây lan. Đây là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như suy hô hấp, viêm phổi, viêm não và có thậm chí có thể gây tử vong. Vì vậy việc điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ thật sự rất cần thiết. Bên cạnh điều trị y tế (nếu cần), bố mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà đúng cách để giúp bé phục hồi nhanh hơn.
Nguyên nhân bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Enterovirus gây ra, nổi bật là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Coxsackievirus A16 ít gây biến chứng, người bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi. Ngược lại, người mắc bệnh bởi virus Enterovirus 71 lại có nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh gây ra các tổn thương hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, và đôi khi xuất hiện ở vùng mông, đầu gối của bệnh nhân. (1)
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nhưng vẫn có thể xuất hiện ở thanh thiếu niên và người lớn. Đây cũng là câu trả lời “người lớn có bị chân tay miệng không?”
Tại Việt Nam, tay chân miệng xuất hiện quanh năm ở hầu hết các tỉnh thành. Trong đó 2 thời điểm bùng phát dịch được ghi nhận là từ tháng 3 – tháng 5 và từ tháng 9 – tháng 12. Theo thống kê từ WHO, hàng năm có khoảng 50.000 – 100.000 ca bị tay chân miệng được ghi nhận ở nước ta. Đặc biệt, phía Nam là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất và chiếm hơn 60% các trường hợp trong cả nước.
Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Khi mắc bệnh tay chân miệng trẻ có dấu hiệu xuất hiện sốt, phát ban, đau họng, sưng nứu, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, thậm chí là ở môi. Tuy nhiên những triệu chứng này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại virus gây bệnh và tùy vào giai đoạn phát bệnh.
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng này thường sẽ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm bệnh từ 3 đến 7 ngày. Đối với những trường hợp bị bệnh nhẹ, các triệu chứng này sẽ tự giảm sau 7 đến 10 ngày, các vết ban sẽ không còn thấy đau hay ngứa.
Triệu chứng của bệnh chân tay miệng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em là yếu tố giúp việc điều trị thuận lợi và chăm sóc kịp thời để hồi phục bệnh nhanh hơn. Các triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em qua từng giai đoạn cụ thể bao gồm: (2)
Giai đoạn ủ bệnh
Từ 3 đến 6 ngày sau khi nhiễm virus. Ở giai đoạn này chưa có biểu hiện ra bên ngoài cơ thể, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường.
Giai đoạn khởi phát
Triệu chứng sớm nhất của khi bị tay chân miệng là sốt nhẹ, đau họng, trẻ bị ho sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy vài lần trong ngày, đôi khi sờ thấy hạch ở cổ, hạch ở hàm dưới.
Giai đoạn toàn phát
- Viêm loét miệng: Xuất hiện mụn nước nhỏ (đường kính 2 -3 mm) ở niêm mạc miệng, má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các bóng nước vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, khiến em bé bị tay chân miệng cảm thấy đau khi ăn và vì thế trẻ rất dễ biếng ăn.
- Phát ban toàn thân: Xuất hiện các bóng nước lớn hình bầu dục lồi (đường kính 2 – 10mm) ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, vùng mông, sốt phát ban toàn thân có thể ở trên da hoặc ẩn dưới da.
- Biến chứng: Trẻ bị tay chân miệng có biểu hiện sốt, buồn nôn, một số trường hợp sốt cao, nôn nhiều có thể xuất hiện các biến chứng thần kinh như rối loạn tri giác, lơ mơ, mê sảng, co giật… Các biến chứng này thường xuất hiện rất sớm từ ngày 3 đến ngày 5 của bệnh.
Giai đoạn lui bệnh
Từ 7 – 10 ngày tính từ ngày bệnh khởi phát, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không xảy ra các biến chứng như trên. Trường hợp xảy ra các biến chứng: sốt cao trên 39°C hoặc sốt cao kéo dài trên 48 tiếng, trẻ quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, thở khó… thì cần cho trẻ nhập viện ngay.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là gì? Cách điều trị hiệu quả
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua các con đường nào?
Bệnh tay chân miệng truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết mũi họng (nước bọt, đờm hoặc chất nước mũi), chất lỏng từ mụn nước hoặc bong vảy và phân. Do đó, bạn rất dễ bị mắc bệnh nếu:
- Hít thở không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Chạm vào người bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi khác (hôn, ôm, hoặc chia sẻ cốc hoặc dụng cụ ăn uống).
- Chạm vào phân của người bệnh chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn.
- Chạm vào các vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của bạn
Đối với một số hoạt động giải trí công cộng, chẳng hạn như bơi, bạn có rất ít khả năng bị nhiễm bệnh. Mặc dù hiếm nhưng đây vẫn là yếu tố nguy cơ nếu nước trong hồ không được xử lý đúng cách bằng Clo và bị nhiễm phân từ một người bị tay chân miệng.
Xem chi tiết: Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng ở trẻ
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một vài trường hợp phát hiện trễ, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bệnh gây lở loét trong miệng và cổ họng khiến cho việc ăn uống trở nên đau rát và khó khăn. Một dạng bệnh tay chân miệng hiếm gặp gây ra các biến chứng như:
- Viêm màng não do virus: đây là một bệnh nhiễm trùng và viêm hiếm gặp ở màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.
- Viêm não: một căn bệnh nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Biến chứng này rất hiếm gặp.
- Viêm cơ tim: cũng có thể xảy ra mặc dù tỷ lệ rất thấp.
Đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh nguy cơ gặp các biến chứng trên, bệnh còn có thể khiến quá trình mang thai bị ảnh hưởng như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận khi tiếp xúc với người đang bị tay chân miệng.
Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
Vì đây là bệnh do virus gây ra, nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị hiện nay là điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra. Nếu trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc làm theo hướng dẫn cách trị tay chân miệng tại nhà như sau. (3)
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay thuốc xịt gây tê ở miệng hoặc cho trẻ uống Paracetamol như Hapacol khi trẻ em sốt trên 38 độ với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng mỗi 4 – 6 giờ.
- Sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine, có thể giúp giảm bớt khó chịu khi phát ban.
- Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
- Tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
- Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng.
- Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
- Hạn chế cho trẻ gãi vì có thể làm vỡ mụn nước có thể gây nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng nên đưa bé đến bác sĩ
Khi trẻ xuất hiện một trong các triệu chứng sau, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Sốt cao không giảm
- Khó thở hoặc thở nhanh
- Buồn nôn hoặc tiêu chảy liên tục
- Các triệu chứng phát ban, mẩn đỏ lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm
- Co giật, hôn mê, đi loạng choạng, không thể tự chủ được
Xem thêm: Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng
Chế độ ăn uống cho trẻ bị chân tay miệng
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, một điều mà phụ huynh rất quan tâm đó là bé bị tay chân miệng nên ăn gì, vì ăn uống rất khó khăn nên thức ăn cho trẻ cần tuân thủ theo nguyên tắc 3 chữ L:
- Lỏng: có nghĩa là cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, giúp trẻ bớt đau đớn khi ăn và dễ tiêu hoá.
- Lạt: cho trẻ ăn lạt, đừng nên cho trẻ ăn mặn hoặc thức ăn nhiều chất chua sẽ làm trẻ bị đau rát khi ăn khiến trẻ không muốn ăn uống hoặc bỏ ăn.
- Lạnh: nên cho trẻ ăn lạnh để trẻ dễ ăn và không gây kích ứng các vết loét trong miệng.
Bổ sung các thực phẩm có lợi như:
- Trứng: Có nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất, là một trong những thực phẩm có thể bổ sung nhiều năng lượng cho bé.
- Đu đủ: Loại trái cây này không chỉ dễ ăn mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Do đó, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi bệnh.
- Dưa hấu: Dưa hấu có chứa nhiều hợp chất phenolic như flavonoid, carotenoid và triterpenoid – những chất chống viêm nhiễm hiệu quả.
- Đậu hũ: Đậu hũ thường mềm, dễ nuốt và được chế biến thành nhiều món đa dạng. Ngoài ra, đậu hũ còn có nhiều protein và carbohydrate, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
- Khoai tây: Khoai tây có nhiều vitamin C, vitamin B6, magie, phốt pho, niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5) giúp phòng ngừa các vết loét miệng.
- Kem lạnh: Kem có thể giúp giảm các vết loét sưng đau trong miệng. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn kem vừa phải và tránh kem vị chocolate vì sẽ khiến tình trạng loét miệng nặng hơn.
Lưu ý không cho trẻ ăn các thức ăn cứng và cay nóng. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, các mụn nước sẽ xuất hiện ở bên trong má, nướu. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, từ đó khiến trẻ sợ ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn mặn hoặc các loại trái cây có vị chua như cam, quýt. Nếu trẻ không muốn ăn thì bạn cũng không nên ép sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả
Hiện tại, vẫn chưa có vắc-xin phòng chống dịch chân tay miệng nên cần đảm bảo 8 nguyên tắc phòng bệnh tay chân miệng như sau:
- Rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.
- Không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2%
- Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.
- Lộc sôi hoặc ngâm dung dịch Cloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, dung dịch Cloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
- Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 7 ngày. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Cloramin B, vôi bột hoặc tro bếp. Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.
Xem thêm: Bố mẹ nên làm gì khi trẻ tái nhiễm tay chân miệng
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bệnh nhanh khỏi và tránh lây lan sang các bé khác trong nhà. Lưu ý, ngoài chăm sóc đúng cách, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.
Góc giải đáp:
Trẻ bị chân tay miệng uống thuốc gì để hiệu quả và an toàn?
Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?
Bệnh tay chân miệng có để lại sẹo không
Nguồn tham khảo:
- https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/index.html
- https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/hand_foot_and_mouth_disease/
- https://www.who.int/vietnam/health-topics/hand-foot-and-mouth-disease-(hfmd)
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Chớm Có Nghĩa Là Gì
-
Chớm - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Chớm - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "chớm" - Là Gì? - Vtudien
-
Chớm Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Chớm Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
'chớm' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Của Từ Chớm Là Gì
-
Từ Chớm Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
Chớm Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Moe (tiếng Lóng) - Wikipedia
-
Chớm Gãy Là Gì - Nghĩa Của Từ Chớm Gãy Trong Tiếng Nga - Từ Điển
-
Theo Dõi Thai Sớm Trong Tử Cung - Vinmec
-
Ngày Phố Chớm Đông - Báo Thanh Hóa