Moe (tiếng Lóng) - Wikipedia

Một nhân vật xuất hiện trong bộ anime hoặc manga có thể gợi lên cảm giác moe
Một phần của loạt bài
Manga và anime
Manga
  • Lịch sử
  • Nhà xuất bản
  • Thị trường quốc tế
    • tiếng Việt
  • Mangaka
    • danh sách
  • Dōjinshi
  • Phi truyền thống
  • Gekiga
  • Yonkoma
  • Biểu tượng học
  • Scanlation
  • Danh sách
    • series bán chạy nhất
    • series dài nhất
Anime
  • Lịch sử
  • Lồng tiếng
  • Hãng sản xuất
  • Xưởng phim
  • OVA
  • ONA
  • Fansub
  • Fandub
  • Danh sách
    • series dài nhất
    • thuơng hiệu dài nhất
Phân loại độc giả
  • Kodomo
  • Shōnen
  • Shōjo
  • Seinen
  • Josei
Thể loại
  • Bara
  • Harem
  • Isekai
  • Iyashikei
  • Lolicon
  • Ma pháp thiếu nữ
  • Mecha
  • Nấu ăn
  • Otomechikku
  • Ryona
  • Shotacon
  • Thể thao
  • Yaoi
  • Yuri
Cá nhân
  • Tác giả manga
  • Đạo diễn anime
Cộng đồng người hâm mộ
  • Hội chợ
    • danh sách
  • Câu lạc bộ
  • Cosplay
  • AMV
  • Otaku
  • Fujoshi
Chung
  • Thuật ngữ
    • Ecchi
    • Hentai
    • Moe
  • Hoạt hình chịu ảnh hưởng từ anime
  • Âm nhạc 2.5D
  • Anison
Liên quan
  • Bishōjo game
    • eroge
    • visual novel
  • Light novel
icon Cổng thông tin Anime và manga
  • x
  • t
  • s

Moe (萌え, Moe?, phát âm tiếng Nhật: [mo.e] ), đôi lúc được roman hóa là moé, là tiếng lóng Nhật Bản dùng để ám chỉ cảm tình mạnh mẽ với các nhân vật trong anime, manga, trò chơi điện tử và các phương tiện truyền thông khác nhắm đến thị trường otaku.[1] Tuy nhiên, moe cũng được sử dụng để mô tả cảm giác yêu mến đối với bất kỳ chủ đề nào.

Moe là đặc điểm chung của những nhân vật nữ dịu dàng kết hợp với các yếu tố thể chất (tuổi), đặc điểm cảm xúc (ngây thơ hay hồn nhiên), và một cử chỉ đặc biệt thu hút sự chú ý và tình cảm của người hâm mộ. Một cô gái moe có thể cần có hai hay nhiều yếu tố về cỡ mắt, tròng mắt, mũi, miệng, tứ chi và tỉ lệ đầu/thân[2]. Các otaku gọi hầu hết các nhân vật nữ được thiết kế dễ thương dưới cái nhìn của họ là "moe".

Có nhiều cách hiểu khác nhau về moe ngày nay và trong quá khứ. Joseph L. Dela Pena lập luận rằng moe là tinh khiết, là lớp màn bao bọc một cô gái, không dính đến vấn đề tình dục hóa của lolicon hay còn gọi là loli. Jason Thompson của Otaku USA nhận định moe được áp dụng với những thiếu nữ hoặc những bé gái như một nhánh của hiện tượng lolicon đóng vai trò là hình tượng dễ thương trong văn hóa Nhật Bản (kawaii).[3] Scott Von Schilling nghiên cứu thấy moe còn chỉ một vấn đề tâm lý đối với người đàn ông quá 30 tuổi, đó là "khao khát được làm cha".

Ngày nay, trước hiện thực là các otaku ngày càng sùng bái các nhân vật nữ dễ trương trong anime và manga, nhà làm phim hoạt hình và là người theo chủ nghĩa nữ quyền Miyazaki Hayao đã phát biểu:

Thật nan giải. Họ ngay lập tức trở thành người theo chủ nghĩa lolicon. Theo một nghĩa nào đó, nếu chúng tôi muốn thiết kế một nhân vật nào đó có lợi cho chúng tôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm cho họ trở nên đáng yêu nhất có thể. Nhưng bây giờ, có quá nhiều người không hề ngần ngại mà mô tả nhân vật chính như thể họ chỉ muốn có các cô gái để làm thú cưng trong nhà. Thực trạng đang ngày càng leo thang và trầm trọng hơn nữa.[4]

Nariko Enomoto, một tác giả yaoi và phê bình manga nói rằng "người hâm mộ nam giới không thể trải nghiệm moe cho đến khi đã có chỗ đứng của riêng họ". Cô cũng so sánh fan nam với fujoshi (dạng otaku nữ sùng bái các anime và manga boy love), ví dụ như tại một thời điểm mà mối quan hệ bạn bè thân thiết trở thành tình cảm lãng mạn.[5]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Moe gijinka
  • Otaku

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Otaku Talk: Articles: Multimedia: Japan Society”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2011. Truy cập 25 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ 電撃萌王 Special ngày 1 tháng 5 năm 2006, No. 127 Vol.11 No.8, Media, p. 104 ~ 105
  3. ^ Thompson, Jason (ngày 9 tháng 7 năm 2009). “Moe: The Cult of the Child”. Comixology. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009.
  4. ^ “Miyazaki interview”.
  5. ^ Saitō Tamaki (2007) "Otaku Sexuality" in Christopher Bolton, Istvan Csicsery-Ronay Jr., and Takayuki Tatsumi ed., page 231 Robot Ghosts and Wired Dreams University of Minnesota Press ISBN 978-0-8166-4974-7

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Towards a Cartography of Japanese Anime: Anno Hideaki's >>Evangelion<< - Through an interview with Hiroki Azuma dealing with Evangelion the article sheds light on the origins of the Moe phenomenon
  • Superflat Cultural Critic Hiroki Azuma Describes Otaku Aesthetics
  • Mondo Japan 2004: New language from OTAKU world "MOE" Lưu trữ 2012-03-16 tại Wayback Machine
  • New York Times article on Moe phenomenon
Cổng thông tin:
  • icon Anime và Manga
  • flag Nhật Bản

Từ khóa » Chớm Có Nghĩa Là Gì