Bịa Thơ Tài Hơn Vua – Sưu Tầm Giai Thoại Văn Học
Có thể bạn quan tâm
Cao Bá Quát
Tự Ðức vốn là ông vua sính thơ và hay khoe thơ mình. Nghĩ được câu thơ nào thường vẫn đem đọc cho quần thần nghe và lấy làm tự đắc lắm.
Tự Ðức vốn là ông vua sính thơ và hay khoe thơ mình. Nghĩ được câu thơ nào thường vẫn đem đọc cho quần thần nghe và lấy làm tự đắc lắm.
Một hôm sau buổi chầu, Tự Ðức nói với các quan:
-Ðêm qua Trẫm nằm mơ làm được hai câu thơ thật kỳ lạ, để trẫm đọc cho các khanh nghe!
Rồi đọc luôn:
Viên trung oanh chuyển “khề khà” ngữ, Dã ngoại đào hoa “lấm tấm” khai.
Các quan nghe xong đều lấy làm lạ vì chưa hề được nghe lối thơ vừa chữ vừa Nôm ấy bao giờ, nhất là những chữ “khề khà”, “lấm tấm” nghe thật thú vị. Còn Cao Bá Quát lúc bấy giờ cũng có mặt ở đấy, thì vẫn thản nhiên mà tâu rằng:
Tâu bệ hạ, tưởng gì chứ hai câu ấy thì từ hồi còn để chỏm đi học, thần đã được nghe rồi ạ! Thần được nghe cả bài tám câu kia, nếu bệ hạ cho phép, thần xin đọc lại tất cả.
Tự Ðức đang hí hửng về mấy câu thơ dở chữ dở Nôm rất độc đáo của mình, không dè bị Quát giội một gáo nước lạnh thì tức lắm, vì rõ ràng hai câu thơ đó chính ông đã nghĩ ra. Tuy nhiên, ông vẫn cố trấn tĩnh bảo Quát đọc cho nghe cả bài thơ, với thâm ý nếu không đọc được thì sẽ trị cái tội khi quân ấy cho hả giận.
Còn đình thần cũng bực tức là Quát dám cả gan xúc phạm đến vua, và họ đang chờ một trận lôi đình; ông nọ lấm lét nhìn ông kia, không khí triều đình trở nên căng thẳng, nặng nề khác thường…
Quát bình thản suy nghĩ một lát như để nhớ lại một bài thơ lâu ngày không nhìn đến, rồi cất giọng sang sảng ngâm rằng:
Bảo mã tây phương huếch hoác lai, Huyênh hoang nhân tự thác đề hồi. Viên trung oanh chuyển “khề khà” ngữ, Dã ngoại đào hoa “lấm tấm” khai. Xuân nhật bất văn sương lộp bộp, Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài. Khù khờ thi tứ đa nhân thức, Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.
Nghĩa là:
Ngựa báu từ phía tây huếch hoác lại, Người huênh hoang nhờ cậy dìu về. Trong vườn oanh hót giọng khề khà, Ngoài đồng hoa đào nở lấm tấm. Ngày xuân chẳng nghe tiếng sương rơi lộp bộp, Tiết thu chỉ thấy mưa bài nhài. Tứ thơ khù khờ đã nhiều người biết, Khệnh khạng còn mang đến hỏi tú tài.
Bài thơ vừa đọc dứt, cả đình thần hoang mang nhìn nhau, còn Tự Ðức thì biết đích là Cao Bá Quát chơi xỏ mình, nhưng cũng rất sửng sốt và hết sức thán phục. Vua sai lấy chè và quế ban cho Quát và bắt Quát phải thú thật là đã bịa thêm sáu câu.
Một thí sinh bướng bỉnh
Vào khoảng cuối đời Lê có Nguyễn Hoè, một học sinh sắc sảo (không rõ lai lịch ra sao) đi thi hương. Quan chủ khảo năm ấy cũng tên là Hoè, vì thế khi xướng quyển người ta kiêng tên quan phải đọc chệch là Nguyễn Huề. Nguyễn Hoè biết thừa nhưng cố tình không chịu vào. Người xướng quyển xướng đi xướng lại mấy lần, mọi người đã vào hết, riêng Hoè vẫn còn đeo ống quyển đứng yên. Cuối cùng, người xướng quyển chõ loa vào Hoè mà hỏi tên. Hoè liền gào to: “Tôi là thằng Hoè”.
Người xướng vặn:
– Sao gọi mãi không vào?
Hoè đáp cứng cỏi:
– Chỉ thấy gọi thằng Huề chứ có thấy gọi thằng Hoè đâu?
Sau người xướng phải xướng to đúng tên Hoè, bấy giờ Hoè mới chịu vào.
Thấy thí sinh bé oắt mà ương ngạnh, quan chủ khảo sai giữ Hoè để hỏi vặn nghĩa lý văn chương. Hỏi đến đâu nhất nhất Hoè đều đối đáp trôi chảy đến đấy, quan liền ra một câu đối:
Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như, thực bất tương như.
Nghĩa là: Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, tên như nhau, thực chất chẳng như nhau.
Có ý lên giọng kẻ cả rằng hai đằng cùng tên Hoè, nhưng một đằng quan một đằng học trò, so bì với nhau sao được.
Hoè liền đối lại:
Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ, ngã diệc vô kỵ.
Nghĩa là: Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, mày không sợ thì tao cũng không sợ.
Quan chủ khảo thấy đối xược, căm lắm nhưng cũng phải phục tài, vì chữ Tương như trong câu vừa là tên người, mà lại vừa có nghĩa “như nhau”, được Hoè đối rất chọi với chữ Vô kỵ cũng vừa là tên người, lại vừa có nghĩa là không sợ.
Sau đó quan ra một câu đối khác có ý khuyên răn:
Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bật như nhu tính cửu.
Nghĩa là: Răng tính rắn, lưỡi tính mềm, tính rắn sao bằng tính mềm bền lâu.
Nhưng Hoè nào chịu, đối lại ngay rằng:
Mi sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất nhược hậu sinh trường.
Nghĩa là: Lông mày sinh trước, râu sinh sau, sinh trước chẳng bằng sinh sau dài.
Ngụ ý bảo quan chủ khảo tuy đẻ trước, nhưng dại, thì sao bằng đẻ sau mà khôn.
Ðến đây, quan chủ khảo biết Hoè là tay thông minh mà bướng bỉnh, không còn dám vặn vẹo gì nữa.
Vế đối của anh học trò Nguyễn Trãi
Thuở nhỏ Nguyễn Trãi đi học tại một nhà ông đồ. Một hôm, tuy đã tan buổi học nhưng trời vẫn còn mưa, tất cả học trò đều không về được. Thấy thế, thầy bèn ra câu đối để học trò làm trong khi chờ tạnh mưa. Câu đối đó như sau:
“Vũ vô kiềm toả năng lưu khách”
Trong số các câu đối lại của học trò chỉ có câu đối của Nguyễn Trãi là hay nhất. Câu đối ấy như sau:
“Sắc bất ba đào dị nịch nhân”
Truyện kể thêm rằng: Ðời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có người vợ là Lương Tiểu nga rất đẹp. Ở cùng huyện có viên Phú hộ tên là Trát, rất hiếu sắc. Thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.
Như vậy là nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của câu “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách” đã có một đáp số, là “vế ra” của “vế đối”: “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” (Mưa gió chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách. Nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người). Cũng xin nói thêm vế trên của tài liệu ghi là “Vũ vô kiềm toả năng lưu khách”. Phải chăng “thiết toả” và “ba đào” đối với nhau chỉnh hơn.
Free Download WordPress ThemesDownload Best WordPress Themes Free DownloadDownload Best WordPress Themes Free DownloadDownload Nulled WordPress Themesudemy paid course free download
Từ khóa » Khề Khà Ngữ
-
“Viên Trung Oanh Chuyển KHỀ KHÀ Ngữ. Dã Ngoại đào Hoa LẤM ...
-
Bịa Thơ Tài Hơn Vua - Giai Thoại
-
Bịa Thơ Tài Hơn Vua
-
GIAI THOẠI VĂN HỌC | Bước Chân Lịch Sử
-
GIAI THOẠI VỀ CAO BÁ QUÁT - Thế Giới Cổ Tích Mùa....
-
Bài Thơ: Vô đề (Cao Bá Quát - 高伯适) - Thi Viện
-
Cao Bá Quát... Bình Thơ - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Khề Khà Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Khề Khà - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "khề Khà" - Là Gì?
-
Từ Khề Khà Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
'khề Khà' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Khề Khà Bằng Tiếng Anh