GIAI THOẠI VỀ CAO BÁ QUÁT - Thế Giới Cổ Tích Mùa....

XUẤT KHẨU THÀNH THƠ

Khi Cao Bá Quát ( 1808_ 1854) được triều đình Huế bổ vào Hàn lâm viện để lo việc sắp xếp, lưu trữ thơ văn ngự chế, vua Tự Đức thỉnh thoảng có đến để trông nom, đôn đốc . Vì thế nhà thơ họ Cao có dịp bàn bạc văn chương với vua và cũng đôi lần được phép phụng hoạ thơ ngự chế.

Một hôm, vua Tự Đức đến,vui vẻ khoe với Cao rằng:

_ Đêm qua trẫm nằm mơ được hai câu thơ rất ngộ, để trẫm đọc cho khanh nghe:

“ Viên trung oanh ngữ khề khà chuyển

Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”

Cao Chu Thần vội tiếp lời:

_ Tâu, đêm qua thần cũng mơ được nghe hai câu ấy nhưng là trong cả một bài tám câu!

Vua hết đỗi bất ngờ , ngẫm nghĩ rồi nói:

_ Nhất điểm linh đài , hay là ta với khanh có điều gì ám hợp nhau chăng? Liệu khanh có nhớ được trọn vẹn không? Hãy đọc thử cho trẫm nghe!

Cao Bá Quát không chút ngập ngừng, đọc luôn một mạch:

“ Bảo mã tây phong huếch hoác lai

Huênh hoang nhân tự thác đề hồi.

Viên trung oanh ngữ khề khà chuyển

Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.

Sương nhật bất văn sương lộp bộp

Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài.

Khù khờ thi tứ đa nhân thức,

Khệnh khạng tương lai vấn tú tài “

Đó là bài thơ chữ Hán nhưng mỗi câu lại xen vào một từ láy tượng hình , tượng thanh Nôm rất ý vị trùng khớp với hai câu Tự Đức xướng xuất . Mặc dù , ý giễu cợt , châm chọc của Cao không phải Vua không nhận ra nhưng vì không bắt bẻ vào đâu được nên đành cười xoà cho qua chuyện.

(Ông Nguyễn Bỉnh Khôi đã dịch bài thơ này như sau:

Huếch hoác ngựa về theo gió đưa,

Huênh hoang người cũng tự về qua.

Oanh vườn học nói khề khà giọng,

Đào nội đua cười lấm tấm hoa.

Lộp bộp chẳng nghe xuân móc nặng,

Bài nhài chỉ thấy giọt mưa thu.

Khù khờ câu cú ai không biết,

Khệnh khạng còn đem hỏi khách thơ. )

Nhắn tin cho tác giả Cỏ Cầu Gai @ 14:23 10/08/2009 Số lượt xem: 713 Số lượt thích: 0 người

Từ khóa » Khề Khà Ngữ