Các Cụm Từ Tiếng Nhật Thường Sử Dụng Trong Lĩnh Vực Bất động Sản
Có thể bạn quan tâm
Với nhiều người, thuê nhà là việc đầu tiên cần làm khi đặt chân đến Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu năng lực tiếng Nhật của bạn chưa đủ tốt thì việc đàm phán hợp đồng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu những câu nói tiếng Nhật thường được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản. Nếu bạn hoàn toàn không nói được tiếng Nhật thì nên đi cùng phiên dịch để thấy yên tâm hơn, còn nếu bạn thấy mình đủ khả năng đọc văn bản tiếng Nhật thì chúng ta cùng luyện tập theo bài viết dưới đây nhé!
Những từ ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực bất động sản
Nếu biết những từ ngữ thường được sử dụng khi đi tìm nhà thuê, bạn có thể dễ dàng truyền tải mong muốn của mình, cũng như việc tìm nhà sẽ thuận lợi hơn. Dưới đây là ý nghĩa và cách phát âm của một vài từ thường được sử dụng.・大家/大家さん (ooya/ooyasan): Chủ nhà Đó là người sở hữu bất động sản. Nhiều trường hợp còn thêm “san” khi giao tiếp・家賃 (yachin): Tiền thuê nhà Đây là tiền thuê hàng tháng phải trả.・管理費 (kanrihi), 共益費 (kyouekihi): Phí quản lí Mặc dù có chung ý nghĩa nhưng tùy loại hình nhà thuê thì tên gọi loại phí này khác nhau. Chi phí này được sử dụng vào việc vệ sinh khu vực chung như hành lang, cửa và hoặc bảo trì thang máy, ăng-ten,… Phí quản lý sẽ được trả riêng, tách biệt với tiền nhà theo từng tháng đối với một số loại hình nhà thuê theo yêu cầu.・敷金 (shikikin) Tiền đặt cọc Đây là khoản tiền được đặt trước để bồi thường cho các khoản thanh toán chậm trong thời gian hợp đồng hoặc để chi trả cho chi phí sửa chữa trong trường hợp phòng bị hư hỏng. Khi hợp đồng kết thúc và bạn dọn đi, bạn sẽ nhận được số tiền đặt cọc trừ đi khoản thanh toán quá hạn và chi phí sửa chữa. Thông thường khoản tiền này tương ứng với tiền thuê nhà một tháng, nhưng cũng có nhà thuê sẽ không yêu cầu đặt cọc. Tùy từng vùng, loại tiền này còn có tên gọi là “hoshoukin”. Tuy cách gọi khác nhau nhưng chúng đều mang ý nghĩa là tiền đặt cọc.・礼金 (reikin): Tiền lễĐây là tiền cảm ơn trao cho chủ sở hữu nhà thuê và tiền này không được hoàn lại khi bạn trả lại nhà. Thông thường, khoản tiền này tương ứng tiền thuê nhà một tháng, nhưng cũng có nhà thuê sẽ không yêu cầu tiền lễ.・更新料 (koushinryou): Tiền gia hạn Đây là loại tiền được trả để làm thủ tục gia hạn trong trường hợp tiếp tục thuê nhà sau khi hết hạn hợp đồng. Thông thường, hợp đồng sẽ được gia hạn sau mỗi 2 năm và tiền gia hạn phải trả tương đương 1 tháng tiền thuê nhà.・間取り (madori): Cấu trúc nhà Đây là cách bố trí phòng trong nhà và thường được biểu thị bằng các chữ viết tắt như 1R, 2DK, 3LDK. 1R nghĩa là căn phòng không có phân chia giữa bếp và phòng ở. D là phòng bếp, L là phòng khách, còn con số thể hiện số phòng, không bao gồm DK và LDK.・洋室 (youshitsu), 和室 (washitsu): Nhà kiểu phương Tây; nhà kiểu NhậtNhà kiểu phương Tây có sàn gỗ, còn nhà kiểu Nhật trải chiếu tatami.・ユニットバス (yunitto-basu), 風呂トイレ別 (furotoire-betsu): Phòng tắm kết hợp, bồn tắm và vệ sinh tách biệtPhòng tắm kết hợp (yunitto-basu) là từ tiếng Nhật được lấy theo gốc tiếng Anh. Nếu bạn thấy nó xuất hiện trên các quảng cáo bất động sản thì bạn hiểu rằng nhà có bồn tắm, phòng vệ sinh, chậu rửa mặt kết hợp trong một không gian. Còn bồn tắm và vệ sinh tách biệt (furotoire-betsu) nghĩa là không gian bồn tắm và bồn cầu được tách thành phòng khác nhau.・洋式トイレ (youshiki-toire), 和式トイレ(washiki-toire): Nhà vệ sinh phong cách phương Tây, nhà vệ sinh phong cách Nhật Nhà vệ sinh phong cách phương Tây (youshiki-toire) là kiểu nhà vệ sinh vẫn thường thấy ở các nước khác, không phải tại Nhật Bản. Nó có thể coi là nhà vệ sinh theo phong cách châu Âu. Ở một số nhà ở cũ hiện nay vẫn còn loại nhà vệ sinh phong cách Nhật Bản (washiki-toire), hay còn gọi là kiểu ngồi xổm.・エアコン付き (eakontsuki): Có kèm điều hòa không khí Đây là kiểu nhà có sẵn điều hòa không khí nên bạn không cần phải mua mới khi thuê.・同居人 (doukyonin): Người sống chung Đó là người sống cùng nhà với bạn. Bạn sẽ phải khai báo danh tính người này khi ký hợp đồng thuê nhà. Nhiều nhà thuê chỉ cho phép bạn sống riêng, nhưng cũng có nhà cho phép có người sống chung. Vì vậy, bạn nên nói rõ nhu cầu của mình với công ty bất động sản để có thể tìm nhà phù hợp nhu cầu.・連帯保証人 (rentai-hoshounin): Người bảo lãnh liên đới Đó là người sẽ thay thế chủ hợp đồng để chi trả các chi phí khi có các vấn đề như người thuê không thanh toán tiền nhà hoặc không thể bồi thường thiết bị hỏng hóc…
Các câu nói thường được sử dụng khi thương thảo hợp đồng ở công ty môi giới bất động sản
① Tìm hiểu trước khu vực bạn muốn sống và những điều kiện hợp đồng bạn mong muốn
Trước khi tìm đến các công ty môi giới bất động sản, bạn nên tìm hiểu trên internet về khu vực bạn mong muốn sống và kiểu nhà bạn thích. Giá thuê thay đổi tùy thuộc vào địa điểm, diện tích, số năm ngôi nhà đã được xây dựng,… nên việc nắm rõ khoảng giá thị trường là điều rất quan trọng.Khi trao đổi với công ty môi giới bất động sản về mong muốn của bản thân, bạn nên điền và mang theo “Bảng danh sách điều kiện nhà ở mong muốn” dưới đây. Đặc biệt, nếu bạn sắp xếp các điều kiện đó theo thứ tự ưu tiên thì việc tìm nhà sẽ càng thuận lợi hơn.Bảng danh sách tìm nhà theo yêu cầuhttps://www.mlit.go.jp/common/001334734.pdf
② Đi xem nhà sau khi đã trao đổi về các điều kiện nhà ở mong muốn
Công ty môi giới bất động sản sẽ lựa chọn ra một vài nhà phù hợp với yêu cầu của bạn và sẽ đưa bạn đi xem nhà. Việc đi xem nhà là rất quan trọng, bởi lúc đó bạn sẽ biết chính xác các vấn đề như nhà có ánh sáng mặt trời không, sóng điện thoại có đến được không, cũng như môi trường sống xung quanh khu vực đó như thế nào,…[Các câu nói sử dụng khi tìm nhà]・Tôi muốn nhà ở cách ga khoảng 5 (10, 15, 20) phút Eki kara go-hun(ju-ppun、juugo-hun、niju-ppun)inai ga iidesu.・Tôi muốn tiền nhà tối đa khoảng … vạn yên. Yachin wa ~ man en made ni shitai desu.※ 4 (yon), 5 (go), 6 (roku), 7 (nana), 8 (hachi), 9 (kyu)・Tiền đặt cọc (tiền lễ/ tiền gia hạn) khoảng bao nhiêu?Shikikin (reikin/koushinryou) wa ikura desuka?・Tôi thích loại phòng 1K (1KD/ 1LDK/ 2K…).Madori wa 1K(wan-K) ga iidesu.※1DK (wan-DK), 1LDK (wan-LDK), 2K(ni-K)・Tôi muốn nhà kiểu phương Tây.Youshitsu ga iidesu.・Tôi sống cùng với 1 người (Tôi sống một mình).Doukyonin wa hitori (inai) desu.※2 người (futari), 3 người (san-nin), 4 người (yo-nin)・Tôi thích nhà từ tầng 2 trở lên.Nikai ijou ga iidesu.・Nhà này có gần siêu thị (cửa hàng tiện lợi) không?Supā(konbini) wa chikaidesuka?・Tình hình an ninh ở đây có tốt không?Chian wa iidesuka?
③ Khi ký hợp đồng
・Tôi ghi tên (số điện thoại/ nơi làm việc…) ở chỗ nào thì được?Namae (denwa-bangou/tsutome-saki) wa doko ni kakimasuka?・Tôi có người bảo lãnh liên đới.Rentai-hoshounin ga imasu.・Tôi muốn thuê công ty bảo lãnh.Hoshou-gaisha wo tsukaitaidesu.Trong trường hợp bạn không có người bảo lãnh, bạn có thể trả tiền cho công ty bảo lãnh thuê nhà để họ đứng ra bảo lãnh giúp bạn.・Tôi muốn vào ở từ ngày… tháng…〇gatsu〇nichi goro nyuukyo shitaidesu.・Chi phí ban đầu sẽ mất khoảng bao nhiêu?Shoki-hiyou wa ikuradesuka?・Chi phí này là để cho mục đích gì?Kore wa nanno tameno hiyou desuka?Một số loại chi phí khác, ngoài tiền thuê nhà, tiền đặt cọc, tiền lễ,… sẽ phát sinh khi ký hợp đồng, ví dụ như tiền bảo hiểm cháy nổ, tiền chìa khóa nhà,… Bạn hãy hỏi ngay khi thấy những khoảng chi không rõ ràng.Bạn có thể tham khảo nội dung bài viết đã từng được đăng tải về các chi phí cần phát sinh như dưới đây.Tìm hiểu Chi phí ban đầu khi thuê nhà tại Nhật Bản
Tổng kết
Bạn có thể sẽ thấy lo lắng về việc ký hợp đồng sẽ tốn thêm nhiều chi phí khác. Việc tìm hiểu trước các căn nhà cho thuê ở xung quanh khu vực bạn mong muốn sẽ giúp việc tìm nhà thuận lợi hơn. Chúng tôi mong rằng những câu nói được giới thiệu trong bài viết này sẽ hữu ích cho việc tìm nhà thuê của bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển việc tại Nhật Bản, bạn có thể truy cập vào trang web tsunagu Local Jobs! Tại đây có rất nhiều công việc chính thức dành cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, và nhiều vị trí tuyển dụng với mức lương hấp dẫn. Hãy đăng ký tài khoản trên trang web để bắt đầu hành trình tìm kiếm công việc mơ ước của bạn nhé!
Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố
Từ khóa » đất Tiếng Nhật Là Gì
-
đất Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Việt-Nhật
-
Danh Sách Từ Vựng Tiếng Nhật Liên Quan đến “Thổ” (土)
-
đất, Nơi Tiếng Nhật Là Gì?
-
Vùng đất Tiếng Nhật Là Gì?
-
Quận, đất, Thông Báo Tiếng Nhật Là Gì ?
-
Thay đổi, Tham Gia, đất Tiếng Nhật Là Gì ?
-
Từ Vựng Theo Chủ đề Động Đất Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Dungmori
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Danh Sách Từ Vựng & Câu đố | NHK ...
-
Động đất Tiếng Nhật Là Gì - SGV
-
Từ Vựng Tiếng Nhật Chuyên Ngành Bất động Sản
-
Động đất Tiếng Nhật Là Gì - Sức Khỏe Làm đẹp
-
Tiếng Nhật – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trái Đất Trong Tiếng Nhật Là Gì
-
Tổng Hợp Từ Vựng Tiếng Nhật Trong Lĩnh Vực XÂY DỰNG