Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
Có thể bạn quan tâm
Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Theo anh/ chị những suy nghĩ của Xuân Quỳnh về tình yêu trong đoạn thơ trên có còn phù hợp với giới trẻ hôm nay?
“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Trích Sóng- Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2018)
Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
Xuân Quỳnh là một trong những cây bút tiêu biểu nhất của nền thơ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước. “Sóng” được xem là là bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh, được viết năm 1967, rút trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền, Thái Bình. Lúc này, nhà thơ vừa trải qua những đổ vỡ trong hôn nhân. 2 khổ thơ đầu Sóng là lời giải bày về nỗi bâng khuân, ngập ngừng và sôi nổi trong tình yêu tuổi trẻ. Có thể nói, những suy nghiệm của Xuân Quỳnh về tình yêu ngày ấy vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và mãi mai sau.
- Thân bài:
1. Cảm nhận về đoạn thơ:
Là một nhà thơ viết thơ tình hấp dẫn nhất trong thơ Việt Nam, Xuân Quỳnh chinh phục bạn đọc bằng tiếng thơ dung dị, chân thành và lắng sâu trải nghiệm. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân tình, đằm thắm và luôn da diết, khát vọng về hạnh phúc đời thường nhưng cũng đầy nỗi sợ hãi lo âu. Tình yêu trong thơ chị in đậm dấu ấn một cái tôi phụ nữ nồng nàn, táo bạo mà tha thiết:
“Không sĩ diện đâu nếu tôi được yêu một người Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh ta dẫu ngàn lần cay đắng”
(Thơ viết cho mình và cho những người con gái khác).
Nhà thơ Chế Lan Viên từng khẳng định: “Thơ hay như người con gái đẹp, ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng”. Chính chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, để thơ làm duyên với những mĩ cảm trong tâm hồn người đọc.Nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khắc họa cho “Sóng” một nhan sắc thật duyên dáng, lung linh từ những dòng thơ đầu tiên. Chẳng biết là sóng vỗ hay cơn sóng lòng người con gái đang yêu:
“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ”
Xuân Quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất thực thể của sóng: “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ”.Nhịp thơ 2/1/2 đều đặn tả nhịp con sóng khi trào lên lúc lắng xuống nhịp nhàng. Hai từ láy “dữ dội”, “ồn ào” miêu tả cảnh sóng lúc phong ba bão tố. Hình ảnh sóng dữ dằn, uốn lượn, phóng lên cao, liên tục gầm gào tung bọt trắng xóa trong phong ba bão táp. Còn “dịu êm” và “lặng lẽ” là “sóng” lúc trời trong, gió thoảng.
“Sóng” nhấp nhô dịu dàng, êm ả vỗ vào bờ, thì thầm với cát nỗi niềm của biển khơi. Dường như, “sóng” và “em” dã hòa hợp thành một, đã quấn quýt, để hình ảnh của “sóng” là hiện thân cho bản chất, cho những xúc cảm chân thành, tinh khôi và cũng thật thất thường của người con gái khi yêu. Trong tình yêu, người con gái và “em” cũng có lúc khát khao cháy bỏng hay hờn ghen, giận dỗi mà bộc lộ ra bên ngoài bằng sự cuồng nhiệt, sôi nổi, “dữ dội” và “ồn ào”. Nhưng cũng có lúc, “em” dịu dàng, nữ tính, thanh thuần trong “dịu êm”, “lặng lẽ”, nồng nàn nhớ thương.
Nữ sĩ đã khéo léo sử dụng quan hệ từ “và” trong mỗi quan hệ cộng hưởng tưởng như là sự tương phản, đối lập để khẳng định sự thống nhấp, hợp lý trong tâm trạng của một trái tim con gái khi yêu. Bởi lẽ: “Vì tình yêu muôn thuở/Có bao giờ đứng yên”. Trái tim người phụ nữ mong manh, nhạy cảm, luôn đòi hỏi sự tinh tế trong tình yêu, luôn khao khát yêu và chiều chuộng. Phụ nữ đôi khi thật khó hiểu.Chỉ một chút vô tâm, những điều nhỏ bé cũng làm họ suy nghĩ vẩn vơ:
“Em bảo anh: “Đi đi” Sao anh không đứng lại? Em bảo anh: “Đừng đợi” Sao anh lại vội về! Lời nói thoáng gió bay Đôi mắt huyền đẫm lệ Sao mà anh ngốc thế! Không nhìn vào mắt em”.
(“Em bảo anh đi đi” – Kaputikian)
Tình yêu của người con gái nào bao giờ yên định bởi họ yêu mãnh liệt, yêu chân thành và tha thiết nhất với những nhớ nhung “đến cả trong mơ còn thức” với những hờn ghen vô cớ:
“Nếu phải cách xa nhau Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố”
(“Thuyền và biển” – Xuân Quỳnh)
Nhưng cũng có lúc người con gái thu mình về với chất nữ tính dịu dàng, họ lặng lẽ, dịu êm, duyên dáng soi mình vào những trải nghiệm:
“Có những tình yêu không thể nói bằng lời Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất Bởi thứ ồn ào là thứ dễ lãng quên.”
(Đinh Thu Hiền)
Tình yêu là thế, muôn đời là thế.Nếu một mối tình luôn cảm thấy sự yên ổn, cân bằng thì đó không phải là tình yêu.Khi yêu người phụ nữ luôn như sóng, thất thường như sóng, và im lặng, biết đâu là bến bờ như sóng. Trong “Sóng”, Xuân Quỳnh không chỉ là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ yêu chân thành và tha thiết với những cảm xúc rất thật, rất mới mà mượn hình tượng con sóng, nữ sĩ còn thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của người con gái với tình cảm nồng nhiệt của mình:
“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
Hình ảnh “sông”, “sóng”, “bể” miêu tả hành trình, quy luật của sóng đi từ sông ra biển cả.”Sóng” ở “sông” tìm ra tận “bể” là con sóng muốn đi tìm để tri ân nguồn cội của mình. “Sông” và “bể” làm nên đời “sóng”, “sóng” chỉ thực sự được vùng vẫy khi hòa mình với biển khơi. “Sông” và “bể’ là ẩn dụ cho cái nhỏ bé và cái lớn lao.Phép nhân hóa “sông tìm ra”, ‘sóng không hiểu” càng khẳng định ý thức, khát khao được vẫy vùng, được là chính mình của “sóng”.
Hành trình tìm ra tận bể tiềm tàng sức sống bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của mình.Đó cũng là hành trình của người con gái khi yêu từ bỏ những cái nhỏ bé, tầm thường để vươn tới cái lớn lao, để tìm sự đồng cảm, để hướng tới một tình yêu bao dung, thiết thực.Xuân Quỳnh đã chứng minh cho chúng ta một quan niệm yêu, một cách yêu thật sâu sắc.Khi yêu, người phụ nữ yêu hết mình, mãnh liệt, gạt bỏ những nhỏ nhen, ràng buộc, ích kỉ để vươn đến, dể hoàn thiện và tìm về với biển.Đây là một quan niệm tình yêu tiến bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại.Khác với ngày xưa, ngày của những quan điểm tình yêu cổ hủ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã cắt ngang bao mối tình duyên đẹp đẽ:
“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
(Ca dao)
Hay:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(“Bánh trôi nước” – Hồ Xuân Hương)
Người con gái trong tình yêu đã không còn cam chịu, nhẫn nhục nữa mà minh bạch,quyết liệt rời xa tình yêu vị kỉ, vụ lợi, dũng cảm đi theo tiếng gọi trái tim, đến với tình yêu cao thượng, vị tha, bao dung mà Puskin năm xưa và Xuân Quỳnh ngày này đều cảm nhận: “Tình yêu nâng con người thoát khỏi sự tầm thường.”
Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận.Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cõi mông lung, vô tận ấy.Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương, thì “em’ càng trắc trở, băn khoăn, khắc khoải. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền sâu thẳm để hiểu rõ lòng mình.Tình yêu là gì?Hỏi thế gian tình ái là chi mà để con sóng cứ đi tìm hoài, tìm mãi cái quy luật của tình yêu:
“Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế”
Nếu trong khổ thơ đầu tiên, sóng được đặt vào trong không gian của “sông”, của “bể” thì đến khổ thơ này, sóng lại nằm trong phạm trù của thời gian.Tình yêu mãi mãi là khát vọng tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim lứa đôi, mối tình bất tử của thuyền, của biển, của em, của anh.Thán từ “ôi” như tiếng reo thầm khe khẽ chan chứa sự ngạc nhiên, thích thú cùng những từ ngữ chỉ thời gian “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế” đã thể hiện niềm sung sướng của nữ sĩ khi phát hiện quy luật của “sóng” là quy luật của sự vĩnh hằng: Con sóng từ ngàn đời, dẫu là hôm nay hay mai sau vẫn luôn vỗ vào bờ trong niềm khát khao, trong mối tình thủy chung, mãnh liệt.Để từ đó, Xuân Quỳnh bỏ ngỏ chúng ta trong cuộc giải mã của tình yêu:
“Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”
Sóng muôn đời chẳng đổi thay thì tình yêu ngàn đời vẫn thế.Từ láy “bồi hồi” khéo léo đặt ở đầu câu thơ càng nhấn mạnh cảm giác đắm chìm, si mê, rạo rực trong tình yêu.Những từ “khát vọng”, “bồi hồi” và hình ảnh “trong ngực trẻ” đã diễn tả thật mãnh liệt một trái tim với những nhịp đập dồn dập vì khát khao, một tâm hồn đang rạo rực vì đam mê tuổi trẻ.gióng như nhà thơ Tố Hữu từng ví von:
“Đời có gì đẹp hơn thế Người với người sống để yêu nhau”
Với Xuân Quỳnh, tình yêu đem đến sự trẻ trung, nhiệt huyết và chính tình yêu làm con người tươi trẻ với khát khao muôn đời của nhân loại. Người con gái trong thơ chị man dại, quyết liệt vươn đến biển tình mênh mông..Sống là phải yêu để tận hưởng cuộc sống.Xuân Diệu đã từng nói:
“Hãy để con trẻ nói cái ngon của kẹo Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
hay:
“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”
(“Bài ca tuổi nhỏ” – Xuân Diệu)
“Chẳng có gì ngọt ngào bằng nửa sự ngọt ngào của tình yêu thời tuổi trẻ”. Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ.Tuổi trẻ là trái tim đa cảm, dào dạt và rạo rực niềm yêu thương chất sống. Chính vì thế mà cái khát vọng tình yêu cứ “bồi hồi trong ngực trẻ”, nó thúc đẩy tuổi trẻ đi tìm chân lý yêu thương, cũng như con sóng “ngày xưa và ngày sau vẫn thế”. Quả đúng là đến với Xuân Quỳnh, thơ Việt Nam mới có tiếng nói bày tỏ những khát khao yêu thương vừa hồn nhiên, chân thành, vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ.
Những khát khao mãnh liệt ấy, những rung cảm rất chân thành của hồn thơ nữ sĩ được tô đậm bằng các giá trị nghệ thuật dặc sắc.Với kết cấu đặc biệt, sự song hành sóng đôi giữa hai hình tượng “sóng” và “em”, hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, đặc biệt là sự khéo léo trong việc vận dụng các từ láy giàu sức biểu cảm, giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng và nhất là tài năng, trái tim yêu chân thành, mãnh liệt của chính tác giả… Tất cả đã tạo cho đoạn thơ sức quyến rũ không tài nào nói hết, chở cánh diều nội dung sâu sắc, những thông điệp nhà thơ gửi gắm bay cao trong luồng gió nghệ thuật.
Hai đoạn thơ trên đã khái quát được trạng thái tâm lí của người con gái khi yêu cũng như những quy luật của tình yêu qua hình tượng “sóng”. Người phụ nữ hiện lên trong thơ Xuân Quỳnh với những tính cách rất đặc trưng, rất chân thành. Khi yêu hết mình, người phụ nữ có thể hờn ghen, dữ dội, muốn được trào lên, bùng cháy khát vọng, cảm xúc của chính mình như sóng biển “ồn ào”, hung dữ tấp vào bờ. Nhưng cũng có khi, họ thật nhẹ nhàng, duyên dáng trong nét dịu dàng, êm dịu hay lặng im đầy chiêm nghiệm, sâu sắc của người phụ nữ.
Không chỉ vậy, nữ sĩ còn tài tình khắc họa, tô đậm những khao khát muốn vùng vẫy, muốn tìm đến tình yêu đích thực, vượt mọi rào cản, sự táo bạo trong tư duy, dũng cảm, man dại mà mãnh liệt để tìm về với biển khơi – nơi có thể dung túng cho tính khí thất thường của “sóng”. Và hơn hết, đó là khát vọng hạnh phúc bình dị, muốn yêu, muốn sống cho thỏa những đam mê tuổi trẻ của nữ thi sĩ. Hình ảnh người phụ nữ mới mẻ, chân thật, người phụ nữ của tình yêu, của thời đại mới đang hiện hữu sống động trong từng vần thơ.
Khẽ gấp lại trang thơ, ta như nghe rì rào đâu đây tiếng sóng biển vỗ về bờ cát trắng và tiếng sóng lòng bồi hồi, rạo rực của người phụ nữ khi yêu.Nhà thơ Xuân Quỳnh đã thổi vào nền thơ ca nước nhà một làn gió mới của chất duyên dáng, cá tính rất riêng của người phụ nữ. Trong kháng chiến chống Mỹ ác liệt, trong những cuộc chia ly mà đỏ nơi sân ga, bến nước, sân đình, nữ thi sỹ đã làm dịu mát đi cái không khí căng thẳng ấy, đồng thời thổi bùng vẻ đẹp thủy chung, những tính cách riêng và khát khao được yêu mãnh liệt của người phụ nữ Việt Nam:
“Khi ta còn trẻ, thơ là người mẹ Ta lớn lên rồi, thơ là người bạn, người yêu Chăm sóc tuổi già, thơ là con cái Lúc chết đi rồi, kỉ niệm hóa thơ lưu…”
- Kết bài:
2 khổ thơ đầu bài thơ nói về sóng nhưng lại gợi nhiều liên tưởng đến tình yêu: cả hai đều có nhiều cung bậc, trạng thái và luôn hướng đến cái lớn lao, cao cả (Khổ 1); bất biến với thời gian( khổ 2). Đoạn thơ cho thấy nhiều vẻ đẹp trong tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Viết về tài cũ nhưng Xuân Quỳnh có cách thể hiện riêng (ngôn ngữ, âm điệu, nhân vật trữ tình…), qua đó tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình yêu và thích thú với những phát hiện của tác giả.
- Phân tích hai khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 1 Sóng
-
Top 3 Bài Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng Siêu Hay
-
Top 6 Mẫu Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Hay Chọn Lọc
-
Văn Mẫu Lớp 12: Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng ...
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Hay Nhất (14 Mẫu) - Văn 12
-
Cảm Nhận 4 Khổ Thơ đầu Bài Sóng (ngắn Gọn, Hay Nhất) - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Về Vẻ đẹp Tình Yêu Trong Khổ Thơ đầu Và Cuối Bài Thơ Sóng
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng Của Xuân Quỳnh - DINHNGHIA.VN
-
Cảm Nhận Về Hai Khổ Thơ Đầu Của Bài Thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh
-
Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng ❤️️10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
-
PHÂN TÍCH SÓNG KHỔ 1
-
Cảm Nhận Hình Tượng Sóng Qua Hai Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng
-
Phân Tích 4 Khổ Thơ đầu Bài Sóng - Văn Tham Khảo Lớp 12
-
Phân Tích 4 Khổ Thơ đầu Bài Thơ “Sóng” Của Xuân Quỳnh (13 Mẫu)
-
Cảm Nhận Hai Khổ Cuối Bài Thơ Sóng - Xuân Quỳnh