Cảm Nhận Hai Khổ Cuối Bài Thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Sóng- Xuân Quỳnh
- Cảm nhận hai khổ cuối bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
- Câu 2 trang 11, SGK Địa lí 12
- Bài 1 Trang 220 SGK Lịch sử 12
- Câu 1, trang 18, sgk Ngữ văn 12
- Bài 4 trang 99 SGK Hình học 12
- Bài 1 trang 7 SGK Hóa học 12
Xuân Diệu đã từng viết: "Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào". Đúng như vậy! Tình yêu là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống, chính vì thế đã tự bao giờ nó đã tràn vào thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân. Mỗi vần thơ viết về tình yêu đều mang những rung cảm thật đặc biệt, mỗi câu chuyện tình yêu đều là những chuyện cổ tích thật đẹp đẽ mà nhà thơ đã mang đến cho ta. Sóng là một trong những bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh viết về đề tài tình yêu. Nếu tình yêu của Xuân Diêụ luôn cuống quýt và hối hả thì Xuân Quỳnh lại rất đỗi kín đáo, mang nhiều trăn trở nhưng vô cùng say đắm. Suốt cả bài thơ, tác giả đã mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ nhung da diết, lòng chung thủy trong tình yêu. Không chỉ thế, đến cuối bài thơ tác giả còn cho ta thấy cả những trăn trở và khát vọng tình yêu vĩnh hằng:
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ
Cuộc đời Xuân Quỳnh không hề bình yên, bằng phẳng mà trải qua rất nhiều sóng gió thăng trầm. Chính vì thế những trang thơ của chị luôn chứa đầy cảm xúc với thật nhiều cung bậc khác nhau. Dịu dàng và sâu lắng, e ấp, nhẹ nhàng nhưng ẩn chứa sức sống dồi dào và khát khao mãnh liệt- đó là những nét đặc trưng riêng thường thấy trong mỗi trang thơ trữ tình của chị. Nét nổi bật của hồn thơ Xuân Quỳnh là sự dung dị, hồn nhiên, tươi tắn, nồng nhiệt và chân thành, vừa giàu trực cảm vừa sâu lắng suy tư. Bài thơ Sóng là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền cuối năm 1967 và được đưa vào tập thơ Hoa dọc chiến hào. Vào những năm tháng khắp nơi trên đất nước diễn ra những cuộc chia li, những chàng trai cô gái đã từ giã gia đình khi tuổi đôi mươi để vào tiền tuyến. Ấy vậy mà nhà thơ không viết về những con người Việt Nam thời kháng chiến mà chị lại viết về tình yêu. Vì thế bài thơ được coi là bông hoa lạ vẫn nở dọc chiến hào trong những năm chống Mỹ.
Xuân Quỳnh là người nhạt cảm với sự chảy trôi của thời gian. Ý thức về thời gian trong chị thường đi liền với niềm lo âu và khát khao nắm lấy hạnh phúc trong hiện tại. Tuy lúc này thời gian với Xuân Quỳnh dường như còn ở cả phía trước, cuộc đời còn rộng dài nhưng ý thức về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền chặt của hạnh phúc đã hiện ra thành một thoáng âu lo:
Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa
Xuân Quỳnh không nói ra một cách trực tiếp những chiêm nghiệm của chị nhưng đằng sau những vần thơ về cái vĩnh hằng trường cửu của thiên nhiên, người ta vẫn nhận ra cái hiện thực đối lập: "cuộc đời” và “năm tháng”; “biển cả” và “mây trời”. “Cuộc đời” chỉ thời gian rất ngắn ngủi của mỗi đời người, “năm tháng” là hoán dụ cho dòng thời gian vô thủy vô chung; “biển cả” là không gian mênh mông như thế nhưng vẫn chỉ là hữu hạn, còn “mây trời” lại gợi sự phiêu du trong vũ trụ vô cùng vô tận. Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu về sự chảy trôi của thời gian. Thời gian cứ thế trôi đi, bốn mùa luân chuyển, nó chẳng bao giờ vì ai mà dừng lại cũng chẳng đứng lại chờ ai bao giờ. Tình yêu là vô biên, là vĩnh cửu, trường tồn mãi với thời gian. Sóng biển ngàn năm nó vẫn thế, vẫn lăn mãi vào bờ chỉ có thời gian cuộc đời con người là hữu hạn. Lúc này ta có thể thấy được những lo âu của Xuân Quỳnh về sự bền vững của tình yêu. Đối với Xuân Quỳnh, dù biển kia có “rộng” lớn bao nhiêu, bao dung đến mấy như tình yêu của người thi sĩ thì áng mây là tình yêu nhỏ bé mong manh vẫn có thể “bay về xa” mãi mãi. Tâm hồn người phụ nữ khi yêu là thế, dù có đang hạnh phúc bao nhiêu, say đắm bao nhiêu vẫn mang một chút trắc trở và hoài nghi về sự bền vững của tình yêu.
Những dự cảm, lo âu không đem lại một cách ứng cử xử tiêu cực, bi quan mà trở thành nguồn gốc của những khát vọng trong tâm hồn Xuân Quỳnh:
Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ
Người phụ nữ của thời hiện đại ấy mong muốn được trọn đời, được vĩnh hằng sống với "biển lớn tình yêu", ao ước được sống trọn vẹn bất tử với tình yêu con người và tình yêu cuộc đời. Đó cũng là cách để nữ thi sĩ chống lại quy luật khắc nghiệt của cuộc đời con người. Nhà thơ muốn tìm đến tình yêu như là cứu cánh để giải quyết bi kịch giữa khát vọng lớn và cái hữu hạn nhỏ bé của cuộc đời con người. Khát vọng tình yêu là mãnh liệt nhưng cách bày tỏ khát vọng đó vô cùng giản dị. Chị không chán nản, không tuyệt vọng mà trái lại càng khát được sống hết mình trong tình yêu. Chị muốn được hóa thân thành "trăm con sóng nhỏ" để vĩnh viễn hóa tình yêu của mình, để nó sống mãi với thời gian. "Biển" của Xuân Diệu dẫu nồng nàn đam mê thì vẫn có ngày thôi dạt dào, còn "Sóng" của Xuân Quỳnh thì ngàn năm vẫn vỗ. Chữ "tan ra" chưa đủ cường độ sánh với chữ "nghiến nát" của Xuân Diệu nhưng nó thăm thẳm hơn cái thăm thẳm của hai khát vọng nhập làm một- yêu hết mình. Con sóng Xuân Quỳnh giàu nứ tính ở chỗ nó tìm hạnh phúc không phải để hưởng thụ mà là dâng hiến. Hanh phúc được dâng hiến là vẻ đẹp thánh thiện của phụ nữ trong tình yêu.
Với thể thơ năm chữ giàu tính tự sự, giàu sức biểu cảm, giàu tính triết lí, giàu chất suy tưởng, kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…Đoạn thơ đã thể hiện ước vọng một tình yêu thật đẹp, thật mới mẻ trong tâm hồn lại thêm quan niệm người phụ nữ khi đã yêu. Ngoài tình yêu riêng, mang vẻ đẹp truyền thống lại thêm một ước vọng, một tình yêu bất tử, vĩnh hằng là lẽ sống đẹp, vẻ đẹp của tình yêu chung trong tâm hồn người phụ nữ. Phải chăng, tình yêu là sự kết hợp giữa cái riêng và cái chung giữa bản thân và cộng đồng, quê hương và đất nước mãi mãi là tình yêu bất tử vĩnh hằng.
Cảm nhận khổ thơ 5,6,7 bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh Bài trước Bài tiếp theo Góp ý, báo lỗi --> Được tài trợ Đọc thêm: Đò Lèn- Nguyễn Duy Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh ThảoCác môn khác
Văn mẫu lớp 12 Giải Tích lớp 12 Hình Học lớp 12 Vật Lý lớp 12 Hóa Học lớp 12 Tiếng Anh lớp 12 Tiếng Anh lớp 12 mới Sinh Học lớp 12 Giáo Dục Công Dân 12 Địa Lý lớp 12 Tin Học lớp 12 Lịch Sử lớp 12 Công Nghệ lớp 12 Ngữ Văn lớp 12Góp ý, báo lỗi
Góp ý của bạn đã được gửi đi, chân thành cảm ơn. Chọn vấn đề gặp phải: Nhập nội dung gửi đi Hủy Gửi đi -->- Nghị luận văn học
- Tuyên ngôn độc lập
- Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi
- Đôn- xtôi- ép- xki
- Tây Tiến- Nguyễn Quang Dũng
- Việt Bắc- Tố Hữu
- Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
- Đọc thêm: Đất nước- Nguyễn Đình Thi
- Đọc thêm: Dọn về làng- Nông Quốc Chấn
- Đọc thêm: Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên
- Đọc thêm: Đò Lèn- Nguyễn Duy
- Sóng- Xuân Quỳnh
- Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo
- Đọc thêm: Bác ơi!- Tố Hữu
- Đọc thêm: Tự do- P.Ê Luy-A
- Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân
- Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Đọc thêm: Những ngày đầu của đất nước Việt Nam mới- Võ Nguyên Giáp
- Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
- Vợ nhặt- Kim Lân
- Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành
- Những đứa con trong gia đình- Nguyễn Thi
- Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu
- Thuốc- Lỗ Tấn
- Số phận con người- Sô lô khốp
- Ông già và biển cả- Hê- minh- uê
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ
- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc- Trần Đình Hượu
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 1 Sóng
-
Top 3 Bài Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng Siêu Hay
-
Top 6 Mẫu Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Hay Chọn Lọc
-
Văn Mẫu Lớp 12: Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng ...
-
Phân Tích 2 Khổ đầu Bài Sóng Hay Nhất (14 Mẫu) - Văn 12
-
Cảm Nhận 4 Khổ Thơ đầu Bài Sóng (ngắn Gọn, Hay Nhất) - TopLoigiai
-
Cảm Nhận Về Vẻ đẹp Tình Yêu Trong Khổ Thơ đầu Và Cuối Bài Thơ Sóng
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Sóng Của Xuân Quỳnh - DINHNGHIA.VN
-
Cảm Nhận Về Hai Khổ Thơ Đầu Của Bài Thơ “Sóng” – Xuân Quỳnh
-
Cảm Nhận 4 Khổ Đầu Bài Sóng ❤️️10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
-
Cảm Nhận 2 Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh
-
PHÂN TÍCH SÓNG KHỔ 1
-
Cảm Nhận Hình Tượng Sóng Qua Hai Khổ Thơ đầu Bài Thơ Sóng
-
Phân Tích 4 Khổ Thơ đầu Bài Sóng - Văn Tham Khảo Lớp 12
-
Phân Tích 4 Khổ Thơ đầu Bài Thơ “Sóng” Của Xuân Quỳnh (13 Mẫu)