Cảm Nhận 4 Khổ Thơ đầu Bài Sóng (ngắn Gọn, Hay Nhất) - TopLoigiai

Tuyển chọn những bài văn hay Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng. Với những bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Mục lục nội dung Dàn ý cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài SóngCảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng - Bài mẫu

Dàn ý cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng

Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng (ngắn gọn, hay nhất)

1. Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ và nêu nội dung 4 khổ thơ đầu: là những cảm nhận tinh tế của một trái tim yêu.

2. Thân bài:

– Cảm nhận khổ 1:

+ Sóng hiện ra với những đối cực Dữ dội >< Dịu êm; ồn ào >< lặng lẽ như những cung bậc tâm trạng của người phụ nữ khi yêu.

+ Sóng khát khao thoát khỏi giới hạn chật hẹp (sông) để tìm ra bể như người phụ nữ khát khao tìm đến những chân trời đích thực của tình yêu.

– Cảm nhận khổ 2:

+ Từ ngàn, triệu năm qua, con sóng vẫn thế như từ ngàn, triệu năm qua tình yêu vẫn là một khát vọng cháy bỏng trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ.

+ Đó cũng là khát vọng cháy bỏng trong trái tim không bao giờ thôi khát khao yêu đương của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

– Khổ 3 4:

+ Không thể truy nguyên nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu của con người. Đó mãi mãi là bí ẩn diệu kì là sức hấp dẫn mời gọi của tình yêu. Không thể cắt nghĩa được tình yêu và cũng chẳng nên cắt nghĩa tình yêu bởi rất có thể khi ta biết yêu vì lẽ gì thì cũng là lúc tình yêu ra đi.

+ Người phụ nữ, nhân vật em trong bài thơ cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu. Một sự bất lực đáng yêu của một trái tim yêu không chỉ đòi hỏi cảm xúc mà còn đòi hỏi nhận thức mãnh liệt.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại chủ đề tình yêu và khát vọng tình yêu luôn là khát vọng muôn thuở.

Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng - Bài mẫu

Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Xuân quỳnh chính là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất cho thế hệ của các nhà thơ vào thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ viết về tình yêu là mảng đặc sắc nhất và tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh. Trong thơ Xuân Quỳnh luôn dấy lên một khát vọng sống chân thành, tình yêu mãnh liệt luôn gắn với những dự cảm và lo âu. “sóng” là một bài thơ như thế và đặc biệt hơn nữa là ở 4 khổ thơ đầu tiên đã nói lên những phẩm chất, trạng thái riêng tư và đầy nữ tính của một trái tim người phụ nữ đang chìm đắm trong tình yêu.

     Bài thơ này được viết khi Xuân Quỳnh đã đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền. Trước cảnh sóng đang vỗ ào từng đợt vào bờ thì cảm xúc của Xuân Quỳnh bỗng nhiên dâng trào và rồi đã sáng tác bài thơ này. Bài thơ được in ở trong bài hoa dọc chiến hào.

     Bài thơ được hiện lên với hai hình ảnh lớn đó chính là hình ảnh sóng và nhân vật em, hai hình ảnh này được đan xen bổ trợ lẫn nhau làm nên một bài thơ hay và đặc sắc.

     Trước hết là chúng ta tới với hai khổ thơ đầu với hình ảnh sóng đối ngược nhau cùng với những cảm xúc rất phức tạp trong trái tim của nhân vật.

     Khổ thơ thứ nhất thể hiện những đối cực của sóng với những tính từ diễn tả thực sự chính xác với những trạng thái riêng biệt hay chính đó là tâm trạng của người con gái:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

     Ở đây thì sóng xuất hiện với hai trạng thái đối lập nhau, lúc thì biển động phong ba dữ dội nhưng khi thì dịu êm hiền hòa và lặng lẽ. Với bốn tính từ được mở đầu ở bài thơ đã mang lại cho chúng ta một quy luật và tính chất sóng tự nhiên. Sóng biển vẫn ngày đêm vỗ về ở trên biển, có những lúc nó ồn ào là thế nhưng cũng có những lúc tha thiết giống như lòng mẹ. Đó chính là tình yêu dạt dào của một người con gái thủy chung son sắt khao khát có được một tình yêu thực sự. Nó không chỉ là mang lại ét sống tự nhiên mà qua đó còn muốn nói tới tính khí của những người con gái khi yêu. Đó là một người con gái khi dịu dàng đằm thắm nhưng có khi lại vô cùng bướng bỉnh. Những giận hờn vô cơ thất thường ấy dường như chẳng đáng trách chút nào bởi vì đó chỉ là thể hiện tình yêu chân thành của cô gái giành cho người mình yêu thương. Chính vì thế mà đã từng có một nhà thơ từng viết:

“Em bảo anh đi đi

Sao anh còn đứng lại

Em bảo anh đứng lại

Sao anh vội đi ngay

Sao mà anh ngốc thế

Chẳng nhìn vào mắt em”

     Người con gái khi yêu vốn dĩ đã có những mâu thuẫn đối lập trong sự thống nhất, đó chính là biểu hiện của một tình yêu chân thành. Hai câu thơ sau đã mang đầy những tâm trạng ở trong tâm hồn và tấm lòng của người con gái.

     Nhà thơ Xuân quỳnh đã khéo léo để viết “bể” mà không phải là “biển” thì cũng có nguyên do của nó bởi vì bể còn ngân vang hơn còn biển chỉ là phụ âm kép. Ở đây người con gái cũng đã nhận thức được sự tầm thường và chật hẹp để có thể vượt qua mọi rào cản đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Đó chính là sự chủ động đáng khen bởi trái tim ấy luôn luôn muốn hướng tới những gì lớn lao và tìm được cho mình những tâm hồn đồng điệu. Đó là quan điểm mới mẽ của Xuân Quỳnh về tình yêu của người phụ nữ

     Sang tới khổ thứ hai thì nhà thơ đã thể hiện được hành trình tìm ra biển của sóng hay chính là hành trình tìm đến một trái tim đồng điệu của người con gái đang yêu kia.

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau cũng thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

     Trước biển thì nhà thơ đã cảm nhân được sự bất diệt của những con sóng biển. Tình yêu đối với trái tim của người con gái cũng như vậy, nó luôn khao khát một tình yêu cháy nồng đầy nhiệt huyết. Bao nhiêu năm tháng thì tình yêu vẫn luôn tồn tại mãi về sau.

     Với khổ ba và khổ 4 thì đó là cội nguồn của sóng biển và tình yêu:

“Trước muôn trùng sóng biển

Em nghĩ về anh em

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

     Một câu hỏi tu từ để hỏi về sự khởi nguồn của những con sóng kia, trước muôn trùng đợt sóng xô vào bờ ấy thì nhà thơ lại chạnh lòng khi nghĩ tới tình yêu của mình. Với những câu hỏi tu từ vang lên thật sự cho chúng ta đặt ra câu hỏi sóng được bắt đầu từ đâu, là bắt đầu từ những cơn gió. Nó cũng giống như tình yêu của nhà thơ nhưng cô lại không biết được rằng khi nào thì ra yêu nhau. Nhưng đáp lại đó chính là câu em cũng không biết nữa. Phải chăng là nguồn cội của con sóng cũng giống như tình yêu không biết được nó bắt đầu từ khi nào và bao giờ.

     Qua bốn khổ thơ đầu này cho chúng ta thấy được những cảm xúc về tình yêu của người phụ nữ đang say đắm trong tình yêu đồng thời cho thấy nhà thơ thật tài tình khi lấy những con sóng để miêu tả cho tình yêu của mình.

---/---

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài Sóng để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 1 Sóng