Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sơ đồ cổng
- Thư điện tử
- Thông tin điều hành
- Thủ tục hành chính
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Số liệu thống kê
- Phản ánh kiến nghị
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thư điện tử
- Chuyên Mục
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo Bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của Đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
prev2 next2 Xem tất cả - Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
- Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Nỗ lực rút ngắn thời gian soạn thảo và ban hành các văn bản hướng dẫn luật
- Quy định của Bộ luật Hình sự về vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng
- Hòa giải viên giỏi
- Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
- 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
- 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
- Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
- Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Nghiên cứu trao đổi Căn cứ hủy bỏ hoặc thay thế ngăn chặn quy định tại điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, như sau: “1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.” Biện pháp ngăn chặn (BPNC) được quy định tại Điều 109[1] BLTTHS năm 2015 là những quan hệ mang tính cưỡng chế bắt buộc, một bên là các cơ quan tiến hành tố tụng, gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh và một bên là người bị buộc tội có thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có nghĩa vụ phải thi hành. BPNC trong tố tụng hình sự là biện pháp cưỡng chế do cơ quan quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. BPNC là chế định pháp lý quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, là một nhóm biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc, khi áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân. Mà theo đó, có 08 BPNC là: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110); biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ (các điều 111, 112, 113); biện pháp tạm giữ; biện pháp tạm giam (các điều 117, 119); biện pháp bảo lĩnh (Điều 121); biện pháp đặt tiền để bảo đảm (Điều 122); biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123); biện pháp tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124). Nội dung quy định các BPNC của BLTTHS năm 2015 rõ ràng hơn, cụ thể hơn so với BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, qua nghiên cứu người viết có mấy ý kiến trao đổi về căn cứ để hủy bỏ BPNC và thay thế BPNC, nhằm hướng đến việc nhận thức pháp luật được thống nhất và bảo đảm tính hiệu quả của nó khi áp dụng trong thực tế. Thứ nhất, trường hợp hủy bỏ biện pháp nhăn chặn Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được ra quyết định hủy bỏ BPNC đang được áp dụng đối với người bị buộc tội và không được áp dụng BPNC khác khi có một trong các quy định sau: + Một là, quyết định không khởi tố vụ án hình sự: Quy định này được hiểu là BPNC được áp dụng trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (gọi là giai đoạn tiền khởi tố). BPNC mà người bị áp dụng trong giai đoàn này là có thể là biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Đối tượng bị áp dụng phải là người chưa bị khởi tố mà có cơ sở nghi vấn buộc tội, nhưng sau đó khi có quyết định không khởi tố vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn này. + Hai làquyết địnhđình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án: Trường hợp này được hiểu là vụ án phải được chấm dứt các hoạt động tố tụng. BPNC (tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh) nếu đang được áp dụng đối với bị can, bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn ngay. + Ba là,quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can: Về cơ bản nội dung giống như trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Nhưng có điểm khác biệt là hoạt động tố tụng đối với bị can được đình chỉ phải chấm dứt, BPNC đối với bị can được đình chỉ phải được hủy bỏ ngay. Còn các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành tố tụng và áp dụng BPNC. + Bốn là, bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ: Thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ BPNC thuộc về Tòa án và đối tượng áp dụng là bị cáo, người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử nhưng phải được Hội đồng xét xử tuyên bằng bản án là không phạm tội như Viện kiểm sát truy tố, hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thì BPNC đang áp dụng phải được hủy bỏ ngay. + Năm là,trường hợp xét thấy không cần thiết: Quy định này không mang tính “định lượng” cụ thể, phạm vi khá rộng, dẫn đến cách hiểu cụm từ trường hợp xét thấy cần thiết thiếu sự thống nhất và phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ. Mặc dù đã gần 12 năm thi hành BLTTHS năm 2003, nhưng các cơ quan tư pháp trung ương cũng chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn thống nhất về nhận thức cụm từ “khi thấy không còn cần thiết” quy định tại khoản 2 Điều 94 của Bộ luật này. Khoản 2 Điều 94 BLTTHS năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.”. Nên trong thực tiễn áp dụng, để người bị buộc tội được cơ hội cơ quan tiến hành tố tụng vụ án đó hủy bỏ hoặc thay thế BPNC là thật sự rất hạn hữu. Xuất phát từ việc không quy định rõ, không có hướng dẫn cụ thể về trường hợp cần thiết nên dẫn đến có hai quan điểm khác nhau: +Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trường hợp không cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý hồ sơ vụ án đó ra quyết định hủy bỏ BPNC và không áp dụng BPNC khác. +Quan điểm thứ hai cho rằng: Trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ BPNC và áp dụng BPNC khác, BPNC khác ít nghiêm khắc hơn, ít hạn chế quyền công dân hơn. Theo quan điểm của tác giả, đồng tình với quan điểm thứ nhất là trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy BPNC và đồng thời cũng không áp dụng BPNC nào khác. Bởi, theo quy định người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ BPNC đã xác định và đánh giá được bị can, bị cáo không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc không tiếp tục phạm tội, cũng như bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, để tạo sự thống nhất cao về nhận thức về quy định này của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, tác giả đề xuất cơ quan tư pháp trung ương cần có hướng dẫn cụ thể hơn về quy định hủy bỏ BPNC tại Điều 125 BLTTHS năm 2015, theo hướng chấm dứt, không áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo Thứ hai: Trường hợp thay thế biện pháp ngăn chặn Tại khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015, quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể thay thế BPNC khác. Đối với những BPNC do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc thay thế bằng BPNC khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Như vậy việc thay thế BPNC đối với bị can, bị cáo là hủy bỏ BPNC đang được áp dụng và thay thế bằng BPNC khác có thể ít nghiêm khắc hơn nhưng cũng có thể nghiêm khắc hơn so với BPNC trước đó được áp dụng. Thực tiễn cho thấy, thay thế BPNC thường là áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn, ít hạn chế quyền công dân hơn, như thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cho bảo lĩnh; thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm; thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Cũng như BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 không quy định về thời hạn áp dụng BPNC trước đó bao lâu thì được thay thế bằng BPNC khác. Thông thường để giải quyết việc thay thế BPNC theo đề nghị của phía bị can, nếu trong giai đoạn điều tra, khi Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra vụ án; nếu trong giai đoạn truy tố khi Viện kiểm sát hoàn tất bản cáo trạng; còn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì sau khi có quyết định phân công Thẩm phán xét xử vụ án đó. Tuy nhiên việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và nơi cư trú của bị can, bị cáo để áp dụng biện pháp thay thế của cơ quan tiến hành tố tụng có sự khác nhau. Có nơi thì thời hạn áp dụng BPNC (trừ biện pháp tạm giam) theo giai đoạn tố tụng; có nơi thời hạn áp dụng BPNC cho đến khi vụ án được đình chỉ điều tra hoặc tòa án tuyên án bằng bản án cụ thể. Bất cập này đã được BLTTHS năm 2015 bổ sung khắc phục. Về BPNC áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam, theo quy định tại khoản 1 Điều 121 và khoản 1 Điều 122 BLTTHS năm 2015, có hai BPNC được thay thế biện pháp tạm giam, đó là: Biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Cũng theo quy định tại các điều 121, 122 của Bộ luật này căn cứ để áp dụng biện pháp bảo lĩnh khác với căn cứ để áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, cụ thể: + Bảo lĩnh phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo; cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm, có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này; bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. + Đặt tiền để bảo đảm phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm; bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử; thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Nếu chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt. Như vậy, khi có đủ các điều kiện nêu trên thì biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm được áp dụng thay thế khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Nói cách khác, bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng có đủ điều kiện quy định tại Điều 121, 122 BLTTHS năm 2015 thì có thể được người tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định cho thay thế áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi BLHS năm 2003 cho thấy, cơ quan tiến hành tố tụng rất ít áp dụng BPNC cho bảo lĩnh hoặc cho đặt tiền để bảo đảm khi bị can, bị cáo đang tạm giam mà thường áp dụng thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo quan điểm của tác giả, việc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là chưa chính xác so với quy định của pháp luật, bởi lẽ: + Một là, BLTTHS quy định chỉ có hai trường hợp được áp dụng BPNC để thay thế biện pháp tạm giam là biện pháp cho bảo lĩnh và biện pháp cho đặt tiền để bảo đảm. Ngoài hai BPNC này ra thì pháp luật không quy định BPNC nào khác để thay thế biện pháp tạm giam. + Hai là, cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123) là BPNC có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo; mục đích của việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là đảm bảo sự có mặt theo giấp triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều kiện để áp dụng là bị can, bị cáo có nơi cư trú cụ thể, lý lịch rõ ràng; cam kết không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép; có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Đồng thời quy định trách nhiệm của người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải: thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi. Với các quy định nêu trên thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với bị can, bị cáo chưa bị áp dụng biện pháp tạm giam, hoặc biện pháp tạm giam đã hết thời hạn, hay biện pháp tạm giam không còn hiệu lực bởi đã được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, hoặc chưa bị áp dụng BPNC khác, hoặc đang bị áp dụng BPNC khác nhưng đã hết hạn. Tóm lại, thay thế BPNC là cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền bỏ BPNC mà bị can, bị cáo đang phải thi hành và thay vào đó là BPNC khác có thể nghiêm khắc hơn hoặc ít nghiêm khắc hơn. Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng [1]Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn 1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. 2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Căn cứ hủy bỏ hoặc thay thế ngăn chặn quy định tại điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 13/10/2016 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, như sau: “1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.” Biện pháp ngăn chặn (BPNC) được quy định tại Điều 109[1] BLTTHS năm 2015 là những quan hệ mang tính cưỡng chế bắt buộc, một bên là các cơ quan tiến hành tố tụng, gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, theo quy định của pháp luật có quyền ra lệnh và một bên là người bị buộc tội có thể là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có nghĩa vụ phải thi hành. BPNC trong tố tụng hình sự là biện pháp cưỡng chế do cơ quan quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. BPNC là chế định pháp lý quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự, là một nhóm biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc, khi áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân. Mà theo đó, có 08 BPNC là: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110); biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ (các điều 111, 112, 113); biện pháp tạm giữ; biện pháp tạm giam (các điều 117, 119); biện pháp bảo lĩnh (Điều 121); biện pháp đặt tiền để bảo đảm (Điều 122); biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123); biện pháp tạm hoãn xuất cảnh (Điều 124). Nội dung quy định các BPNC của BLTTHS năm 2015 rõ ràng hơn, cụ thể hơn so với BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, qua nghiên cứu người viết có mấy ý kiến trao đổi về căn cứ để hủy bỏ BPNC và thay thế BPNC, nhằm hướng đến việc nhận thức pháp luật được thống nhất và bảo đảm tính hiệu quả của nó khi áp dụng trong thực tế. Thứ nhất, trường hợp hủy bỏ biện pháp nhăn chặn Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được ra quyết định hủy bỏ BPNC đang được áp dụng đối với người bị buộc tội và không được áp dụng BPNC khác khi có một trong các quy định sau: + Một là, quyết định không khởi tố vụ án hình sự: Quy định này được hiểu là BPNC được áp dụng trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (gọi là giai đoạn tiền khởi tố). BPNC mà người bị áp dụng trong giai đoàn này là có thể là biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Đối tượng bị áp dụng phải là người chưa bị khởi tố mà có cơ sở nghi vấn buộc tội, nhưng sau đó khi có quyết định không khởi tố vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn này. + Hai là, quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án: Trường hợp này được hiểu là vụ án phải được chấm dứt các hoạt động tố tụng. BPNC (tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh) nếu đang được áp dụng đối với bị can, bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn ngay. + Ba là, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can: Về cơ bản nội dung giống như trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. Nhưng có điểm khác biệt là hoạt động tố tụng đối với bị can được đình chỉ phải chấm dứt, BPNC đối với bị can được đình chỉ phải được hủy bỏ ngay. Còn các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành tố tụng và áp dụng BPNC. + Bốn là, bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ: Thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ BPNC thuộc về Tòa án và đối tượng áp dụng là bị cáo, người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử nhưng phải được Hội đồng xét xử tuyên bằng bản án là không phạm tội như Viện kiểm sát truy tố, hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ thì BPNC đang áp dụng phải được hủy bỏ ngay. + Năm là, trường hợp xét thấy không cần thiết: Quy định này không mang tính “định lượng” cụ thể, phạm vi khá rộng, dẫn đến cách hiểu cụm từ trường hợp xét thấy cần thiết thiếu sự thống nhất và phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ. Mặc dù đã gần 12 năm thi hành BLTTHS năm 2003, nhưng các cơ quan tư pháp trung ương cũng chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn thống nhất về nhận thức cụm từ “khi thấy không còn cần thiết” quy định tại khoản 2 Điều 94 của Bộ luật này. Khoản 2 Điều 94 BLTTHS năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.”. Nên trong thực tiễn áp dụng, để người bị buộc tội được cơ hội cơ quan tiến hành tố tụng vụ án đó hủy bỏ hoặc thay thế BPNC là thật sự rất hạn hữu. Xuất phát từ việc không quy định rõ, không có hướng dẫn cụ thể về trường hợp cần thiết nên dẫn đến có hai quan điểm khác nhau: +Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trường hợp không cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý hồ sơ vụ án đó ra quyết định hủy bỏ BPNC và không áp dụng BPNC khác. +Quan điểm thứ hai cho rằng: Trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ BPNC và áp dụng BPNC khác, BPNC khác ít nghiêm khắc hơn, ít hạn chế quyền công dân hơn. Theo quan điểm của tác giả, đồng tình với quan điểm thứ nhất là trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy BPNC và đồng thời cũng không áp dụng BPNC nào khác. Bởi, theo quy định người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ BPNC đã xác định và đánh giá được bị can, bị cáo không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc không tiếp tục phạm tội, cũng như bảo đảm thi hành án. Tuy nhiên, để tạo sự thống nhất cao về nhận thức về quy định này của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, tác giả đề xuất cơ quan tư pháp trung ương cần có hướng dẫn cụ thể hơn về quy định hủy bỏ BPNC tại Điều 125 BLTTHS năm 2015, theo hướng chấm dứt, không áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Thứ hai: Trường hợp thay thế biện pháp ngăn chặn Tại khoản 2 Điều 125 BLTTHS năm 2015, quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể thay thế BPNC khác. Đối với những BPNC do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc thay thế bằng BPNC khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Như vậy việc thay thế BPNC đối với bị can, bị cáo là hủy bỏ BPNC đang được áp dụng và thay thế bằng BPNC khác có thể ít nghiêm khắc hơn nhưng cũng có thể nghiêm khắc hơn so với BPNC trước đó được áp dụng. Thực tiễn cho thấy, thay thế BPNC thường là áp dụng BPNC ít nghiêm khắc hơn, ít hạn chế quyền công dân hơn, như thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cho bảo lĩnh; thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm; thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Cũng như BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 không quy định về thời hạn áp dụng BPNC trước đó bao lâu thì được thay thế bằng BPNC khác. Thông thường để giải quyết việc thay thế BPNC theo đề nghị của phía bị can, nếu trong giai đoạn điều tra, khi Cơ quan điều tra ra kết luận điều tra vụ án; nếu trong giai đoạn truy tố khi Viện kiểm sát hoàn tất bản cáo trạng; còn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì sau khi có quyết định phân công Thẩm phán xét xử vụ án đó. Tuy nhiên việc đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và nơi cư trú của bị can, bị cáo để áp dụng biện pháp thay thế của cơ quan tiến hành tố tụng có sự khác nhau. Có nơi thì thời hạn áp dụng BPNC (trừ biện pháp tạm giam) theo giai đoạn tố tụng; có nơi thời hạn áp dụng BPNC cho đến khi vụ án được đình chỉ điều tra hoặc tòa án tuyên án bằng bản án cụ thể. Bất cập này đã được BLTTHS năm 2015 bổ sung khắc phục. Về BPNC áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam, theo quy định tại khoản 1 Điều 121 và khoản 1 Điều 122 BLTTHS năm 2015, có hai BPNC được thay thế biện pháp tạm giam, đó là: Biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Cũng theo quy định tại các điều 121, 122 của Bộ luật này căn cứ để áp dụng biện pháp bảo lĩnh khác với căn cứ để áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, cụ thể: + Bảo lĩnh phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo; cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm, có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này; bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. + Đặt tiền để bảo đảm phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm; bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử; thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Nếu chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt. Như vậy, khi có đủ các điều kiện nêu trên thì biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm được áp dụng thay thế khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Nói cách khác, bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng có đủ điều kiện quy định tại Điều 121, 122 BLTTHS năm 2015 thì có thể được người tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định cho thay thế áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Tuy nhiên, thực tiễn thực thi BLHS năm 2003 cho thấy, cơ quan tiến hành tố tụng rất ít áp dụng BPNC cho bảo lĩnh hoặc cho đặt tiền để bảo đảm khi bị can, bị cáo đang tạm giam mà thường áp dụng thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Theo quan điểm của tác giả, việc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là chưa chính xác so với quy định của pháp luật, bởi lẽ: + Một là, BLTTHS quy định chỉ có hai trường hợp được áp dụng BPNC để thay thế biện pháp tạm giam là biện pháp cho bảo lĩnh và biện pháp cho đặt tiền để bảo đảm. Ngoài hai BPNC này ra thì pháp luật không quy định BPNC nào khác để thay thế biện pháp tạm giam. + Hai là, cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123) là BPNC có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can, bị cáo; mục đích của việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là đảm bảo sự có mặt theo giấp triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều kiện để áp dụng là bị can, bị cáo có nơi cư trú cụ thể, lý lịch rõ ràng; cam kết không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép; có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Đồng thời quy định trách nhiệm của người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải: thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi. Với các quy định nêu trên thì biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú được áp dụng đối với bị can, bị cáo chưa bị áp dụng biện pháp tạm giam, hoặc biện pháp tạm giam đã hết thời hạn, hay biện pháp tạm giam không còn hiệu lực bởi đã được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, hoặc chưa bị áp dụng BPNC khác, hoặc đang bị áp dụng BPNC khác nhưng đã hết hạn. Tóm lại, thay thế BPNC là cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền bỏ BPNC mà bị can, bị cáo đang phải thi hành và thay vào đó là BPNC khác có thể nghiêm khắc hơn hoặc ít nghiêm khắc hơn. Phạm Thị Hồng Đào - Văn phòng luật sư Thạnh Hưng [1] Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn 1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. 2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác - Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người và kiến nghị hoàn thiện (13/10/2016)
- Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo BLDS năm 2015 (10/10/2016)
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 và kiến nghị (10/10/2016)
- Chỉ tiêu tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, đôi điều cần bàn (07/10/2016)
- Theo dõi thi hành các quy định về bảo lãnh, kiến nghị và đề xuất việc hoàn thiện pháp luật (04/10/2016)
- Án treo trong Bộ luật hình sự năm 2015 và kiến nghị (04/10/2016)
- Giá đất theo quy định của pháp luật, sự tác động của giá đất đến nguồn thu tài chính từ đất đai (03/10/2016)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản pháp luật chuyên ngành
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Thông tin thống kê
- Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
- Liên hệ
- RSS
- Thư viện file
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.
Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.
Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.