Huỷ Bỏ Hoặc Thay Thế Biện Pháp Ngăn Chặn được Quy định Như Thế ...

Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tế giải quyết các vụ án hình sự, căn cứ từng trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn luôn thay đổi. Vì vậy, khi căn cứ để áp dụng một biện pháp ngăn chặn cụ thể không còn thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác phù hợp với từng trường hợp cụ thể trong hoạt động tố tụng.

1. Cơ sở pháp lý

Căn cứ Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) tuân thủ pháp luật về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn được quy định như sau:

“Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.”

2. Khái niệm biện pháp ngăn chặn và các trường hợp hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Điều luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 94 BLTTHS 2015, quy định căn cứ, thẩm quyền và thủ tục hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

“Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn”là việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng đối với bị can,bị cáo phải được hủy bỏ

- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, khi không có dấu hiệu của tội phạm;

- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án được quy định tại Điều 230 và Điều 248 BLTTHS 2015:

“Điều 230. Đình chỉ điều tra

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

2. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.”

Điều 248. Đình chỉ vụ án

1. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.

2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.”

- Đỉnh chỉ điều tra đối với bị can, đình chì vụ án đối với bị can;

- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền có thể hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi xét thấy không cần thiết hoặc có thể thay thế biện pháp ngăn chặn khác, ví dụ thay thế biện pháp tạm giam bằng bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm.

Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khác đối với bị can, bị cáo.

3. Thẩm quyền phê chuẩn việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chăn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 20 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP:

Điều 20. Gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra

1. Trong giai đoạn điều tra, trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn 10 ngày, Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu rõ căn cứ, lý do và đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

2. Khi đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đã được phê chuẩn, nêu rõ lý do, kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn gồm:

a) Văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra nêu rõ căn cứ, lý do đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn;

b) Chứng cứ, tài liệu là căn cứ để Cơ quan điều tra đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.”

4. Một số điểm mới của Điều luật so với BLTTHS 2003

- Ngoài trường hợp “vụ án đình chỉ” thì khoản 1 Điều luật quy định bổ sung các trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền buộc phải hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

- Khoản 2 Điều luật quy định bổ sung trách nhiệm thông báo của Cơ quan Điều tra đối với các biện pháp ngăn chặn do Cơ quan Điều tra đề nghị Viện kiểm sát quyết định hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Luật Hoàng Anh

Từ khóa » Thay Thế Hay Huỷ Bỏ Biện Pháp Ngăn Chặn