Viện Kiểm Sát Có Quyền Hủy Bỏ Biện Pháp Ngăn Chặn Của Tòa án?

Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thuộc thẩm quyền của ai? Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp quan trọng; nhằm áp dụng và cưỡng chế đối với người bị buộc tội. Tuy nhiên; hiện nay cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đôi khi đã áp dụng biện pháp ngăn chặn không phù hợp; Gây ra hệ lụy không nhỏ tới quá trình tố tụng. Do vậy; họ thường hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp khác phù hợp hơn. Vậy trong trường hợp tòa án đưa ra biện pháp ngăn chặn; Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ không? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Biện pháp ngăn chặn là gì?

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là biện pháp cưỡng chế; do cơ quan quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội; nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội; ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật; hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên; để đảm bảo quyền con người, quyền công dân; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng; khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự; căn cứ thực tế từng trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn luôn thay đổi. Vì vậy; khi căn cứ để áp dụng một biện pháp ngăn chặn cụ thể không còn; thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn.

Các loại biện pháp ngăn chặn

Có 8 biện pháp ngăn chặn, bao gồm:

– Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

– Biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ;

– Biện pháp tạm giữ; biện pháp tạm giam;

– Biện pháp bảo lĩnh;

– Biện pháp đặt tiền để bảo đảm;

– Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;

– Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?

VKS có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong trường hợp xét thấy không cần thiết.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của BLTTHS năm 2015 quy định:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.

Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra; thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Theo quy định về thủ tục áp dụng trong các biện pháp ngăn chặn được quy định tại chương VII Bộ luật tố tụng hình sự 2015; thì các biện pháp ngăn chặn do Tòa án áp dụng không cần có sự phê chuẩn của VKS. Do vậy VKS không có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án.

Câu hỏi thường gặp

Khái niệm về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là biện pháp cưỡng chế; do cơ quan quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị buộc tội; nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội; ngăn ngừa người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật; hoặc gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Có mấy biện pháp ngăn chặn? Gồm những biện pháp nào?

Có 8 Biện pháp ngăn chặn; gồm:– Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp;– Biện pháp bắt người được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can để tạm giam, bắt bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ;– Biện pháp tạm giữ; biện pháp tạm giam;– Biện pháp bảo lĩnh;– Biện pháp đặt tiền để bảo đảm;– Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;– Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.

VKS có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 BLTTHS 2015; thì đối với những biện pháp ngăn chặn do VKS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải do VKS quyết định. Theo quy định về thủ tục áp dụng trong các BPNC được quy định tại chương VII BLTTHS 2015 thì các biện pháp ngăn chặn do Tòa án áp dụng không cần có sự phê chuẩn của VKS. Do vậy VKS không có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về:

VKS có quyền hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án?

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline 0833 102 102

Xem thêm: Người làm chứng có thể là người thân thích của bị can, bị cáo hay không?

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Thay Thế Hay Huỷ Bỏ Biện Pháp Ngăn Chặn