Một Số Khó Khăn, Vướng Mắc Trong Việc Thực Hiện Điều 125 Bộ Luật ...

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • VKS Nhân dân cấp Tỉnh
    • VKS Nhân dân cấp Huyện
    • Sơ đồ tổ chức
    • Kỷ yếu
  • Tin tức cập nhật
    • Tin trong ngành
    • Tin địa phương
    • Tin trong nước
    • Tin tức pháp luật
    • Tin bầu cử
    • Phòng chống COVID-19
    • Ứng dụng CNTT, chuyển đổi số
  • Xây dựng ngành
    • Đảng - Đoàn thể
    • Học tập và làm theo lời Bác
    • Chuyên đề - Nghiệp vụ
    • Thi đua - Khen thưởng
    • Đại hội Đảng các cấp
    • Kỷ niệm ngày thành lập ngành KSND
    • Thi đua thực hiện Văn hoá công sở
  • Hoạt động nghiệp vụ
    • Thực hành quyền công tố
    • Kiểm sát hoạt động tư pháp
    • Hướng về cơ sở
  • Nghiên cứu - Trao đổi nghiệp vụ
    • Kiểm Sát Viên viết
    • Tâm sự trong ngành
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Chuyên đề nghiệp vụ
  • Văn bản pháp luật
    • Thi hành án Dân sự
    • Thi hành án Hình sự
    • Giam giữ - cải tạo
    • Khiếu nại - Tố cáo
    • Hình sự
    • Dân sự
    • Hành chính
    • Tổ chức cán bộ
    • TC - Kế Toán
    • Khác
    • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
  • Thư điện tử
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI WEBSITE CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG.

Trang nhất » Tin Tức » Nghiên cứu - Trao đổi nghiệp vụ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG - Đã xem: 11439

Một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

Thứ ba - 23/02/2021 07:52 Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định tại Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) như: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ, còn có nhận thức áp dụng pháp luật khác nhau, chưa thống nhất trong thực tiễn do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS. Trong các giai đoạn tố tụng việc áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Trên cơ sở đó quy định tại Điều 109, 125 BLTTHS. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện các quy định về hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo Điều 125 BLTTHS lại gặp những khó khăn, vướng mắc dẫn đến có những quan điểm khác nhau trong quá trình thực hiện. Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn 1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ. 2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn quy định tại Khoản 1, Điều 125 BLTTHS: Theo như điều luật quy định thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng đối với người bị buộc tội và không được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác khi có một trong các quy định sau: Quyết định không khởi tố vụ án hình sự: Khi áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tạm giữ quả tang, tự thú, đầu thú ..., các đối tượng bị áp dụng phải là người chưa bị khởi tố nhưng có nghi vấn buộc tội, trong quá trình chứng minh tội phạm cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn này khi hành vi không có dấu hiệu tội phạm trước khi có quyết định không khởi tố vụ án. Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can: - Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án được hiểu là vụ án phải được chấm dứt các hoạt động tố tụng; biện pháp ngăn chặn (biện pháp tạm giam, biện pháp bảo lĩnh, biện pháp đặt tiền để bảo đảm, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và biện pháp tạm hoãn xuất cảnh) đang áp dụng đối với bị can, bị cáo thì cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn ngay. - Quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can thì các biện pháp ngăn chặn đối với bị can được đình chỉ phải được hủy bỏ ngay. Còn các bị can khác trong vụ án vẫn tiến hành tố tụng và áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS năm 2015. Tại khoản 2 Điều 20; khoản 2 Điều 33 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT đã quy định về Gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra và trường hợp Đình chỉ điều tra (so sánh với khoản 2, Điều 19 Thông tư liên tịch số 05 ngày 07/9/2005 của VKSTC-BCA-BQP đã được TTLT số 04/2018/TTLT thay thế). Như vậy, việc áp dụng hủy bỏ biện pháp ngăn chặn chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn chưa thống nhất, cụ thể: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Khi xem xét toàn diện khách quan vụ án thấy thuộc trường hợp phải đình chỉ điều tra vụ án; đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can thì Cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án; đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can sau đó ra văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (tạm giam) theo quy định của BLTTHS năn 2015. - Quan điểm thứ hai cho rằng: Cơ quan điều tra phải ra văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (tạm giam) sau đó mới ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án; đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can để bảo đảm quyền con người trong áp dụng biện pháp tạm giam. Để bảo đảm BLTTHS được áp dụng thống nhất phù hợp với các chế định khác trong BLTTHS về áp dụng hủy bỏ biện pháp ngăn chặn (tạm giam), nhận thấy quan điểm thứ hai phù hợp với các quy định của BLTTHS, bảo đảm được quyền con người được Hiến pháp và các văn bản luật quy định. Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ: Thẩm quyền ra quyết hủy bỏ biện pháp ngăn chặn là thuộc về cơ quan Tòa án và đối tượng áp dụng là bị cáo nhưng phải được tuyên bằng bản án là không có tội, tuyên miễm trách nhiệm hình sự; miễn hình phạt; phạt tù nhưng cho hưởng án treo; phạt cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ thì các biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ ngay. Thay thế biện pháp ngăn chặn quy định tại Khoản 2, Điều 125 BLTTHS: Khi thấy không còn cần thiết: Quy định này tương đối rộng, nên có nhiều cách hiểu khác nhau và phụ thuộc vào ý chí của người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ. Xuất phát từ việc không quy định rõ về trường hợp cần thiết nên dẫn đến có hai quan điểm khác nhau: - Trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và không áp dụng không áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. - Trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn, ít hạn chế quyền công dân hơn (biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú). Theo quan điểm cá nhân: Đồng tình với trường hợp không cần thiết thì ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn (tạm giam) và áp dụng (thay đổi) biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Với lý do là Cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đã xác định và đánh giá được bị can, bị cáo không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc không tiếp tục phạm tội, cũng như bảo đảm thi hành án. Biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam: Với quy định của Điều 121 biện pháp bảo lĩnh; Điều 122 biện pháp đặt tiền bảo đảm của BLTTHS và khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 21; Điều 22 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT thì biện pháp bảo lĩnh; biện pháp đặt tiền để bảo đảm chỉ được áp dụng để thay thế khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Nói cách khác là bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng có đủ điều kiện quy định tại Điều 121, 122 BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT thì có thể được thay thế áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền bảo đảm. Ngoài 02 biện pháp ngăn chặn này ra thì BLTTHS năm 2015 không quy định biện pháp ngăn chặn khác để thay thế biện pháp tạm giam. Như vậy, Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 123 BLTTHS) là biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với bị can, bị cáo chưa bị áp dụng biện pháp tạm giam, hoặc biện pháp tạm giam đã hết thời hạn, hay biện pháp tạm giam không còn hiệu lực bởi đã được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ, hoặc chưa bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng đã hết hạn. Qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn nêu trên, cần kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm những điểm chưa rõ ràng, còn có nhận thức chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn các quy định của BLTTHS. Vũ Văn Tuyên - P2, VKSND tỉnh Tổng số điểm của bài viết là: 28 trong 6 đánh giá Click để đánh giá bài viết Từ khóa: viện kiểm sát nhân dân tỉnh tuyên quang, nhân dân, tỉnh tuyên quang, kiểm sát, đất mặt phố mộc châu, viện kiểm sát, biệt thự an vượng villa, tư pháp, Anland LakeView, an vượng villa, biệt thự an quý, an quý villa, biệt thự an vượng, an vượng villa dương nội, đất mộc châu, tuyên quang, biệt thự dương nội quá trình , truy tố , xét xử , áp dụng , biện pháp , ngăn chặn , quy định , tố tụng , trường hợp , khẩn cấp , quả tang , truy nã , yêu cầu , nhận thức , pháp luật , thống nhất , thực tiễn , ảnh hưởng , công tác , kiểm sát , giai đoạn Những tin mới hơn
  • Một số kinh nghiệm thực tiễn về công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (05/03/2021)
  • Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra; triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực hình sự theo yêu cầu Nghị quyết số 96/2019/QH14 của Quốc hội (24/02/2021)
Những tin cũ hơn
  • Viện kiểm sát nhân dân huyện Chiêm Hóa gắn công tác thi đua khen thưởng với thực hiện chỉ tiêu kế hoạch công tác kiểm sát - (05/02/2021)
  • Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật TTHS về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ theo Thông tư liên tịch số 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA- BQP-BNN&PTNT- BTC-BTP - (05/02/2021)
Ý kiến bạn đọc
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

✓ Đọc nhiều nhất

  • Vướng mắc trong việc xác định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
  • Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
  • Định tội danh đối với hành vi chống người thi hành công vụ dẫn đến thương tích và hành vi cố ý gây thương tích đối với người thi hành công vụ? Vướng mắc và đề xuất.
  • Thi tuyển dụng công chức năm 2023 (đợt 2) Thi tuyển dụng công chức năm 2023 (đợt 2)
  • Vướng mắc khi giải quyết các nguồn tin về tội phạm sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS

✓ THÀNH VIÊN

Tài khoản:

Mật khẩu:

Quên mật khẩu? Đăng ký

✓ LIÊN KẾT

HỆ THỐNG QUẢN LÝ VĂN BẢN VÀ ĐIỀU HÀNH TỈNH TUYÊN QUANG VBDH mới Hệ thống thư điện tử công vụ Phần mềm Quản lý Án Hình Sự Phần mềm Quản Lý Án Dân Sự Thống Kê Tội Phạm & CNTT Báo Bảo vệ pháp luật Tạp chí kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang Tố giác tội phạm Thi đua khen thưởng Albums ảnh Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang

✓ VIDEO

✓ THỐNG KÊ

Đang truy cậpĐang truy cập : 36

Hôm nayHôm nay : 10107

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 157719

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 14153767

- Select website - Cổng TTĐT Chính phủ
  • chung cư 60b nguyễn huy tưởng
  • chung cư 219 Trung Kính
Copyright © 2014 - 2021: Viện kiển sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Thiết kế bởi An Vượng

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Điện thoại: 027.3 822 830 – Fax: 027.3 821 855 Địa chỉ: tổ 16 phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Số giấy phép: 14/GP - TTĐT do Sở thông tin & Truyền thông tỉnh Tuyên Quang cấp ngày: 10/05/2019 Chịu trách nhiệm chung: Nguyễn Xuân Hùng - Viện Trưởng Chịu trách nhiệm nội dung: Phùng Gia Tự - Tổ phó tổ tuyên truyền Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi về địa chỉ: info@vkstuyenquang.gov.vn Mọi hành động sử dụng thông tin đăng tải trên website của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tuyên Quang tại địa chỉ: vkstuyenquang.gov.vn phải được VKS nhân dân tỉnh Tuyên Quang đồng ý bằng văn bản.
  • Xem bản: Desktop | Mobile

Scroll to top

Từ khóa » Thay Thế Hay Huỷ Bỏ Biện Pháp Ngăn Chặn