ĐỊA DANH GHI BẰNG TỪ KẺ TRÊN VĂN BIA ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN Viện Nghiên cứu Hán Nôm Địa danh ghi bằng từ Kẻ là một cách ghi xuất hiện từ rất sớm và được coi là cách gọi cổ trong hệ thống từ Thuần Việt ghi tên địa danh trên các loại hình văn bản Hán Nôm. Nhà nghiên cứu Đào Duy Anh cho rằng, tổ tiên ta có cái lệ lấy chữ Kẻ đặt lên trên một chữ khác để gọi tên một làng, nên một số người Việt tộc khác xưa kia cũng theo lệ ấy(1). Trong tiếng Việt Nam có cái lệ lấy chữ Kẻ đặt lên trên một chữ khác để gọi tên một làng, chữ thứ hai này thường là chỉ một đặc điểm gì về địa lý hay về kinh tế của làng ấy, ví như Kẻ chợ, Kẻ Noi, Kẻ Vẽ, Kẻ Mộc ở Bắc Bộ; Kẻ Hạ ở Quảng Bình, Kẻ Trái ở Thuận Hóa,.. Theo Từ điển Từ cổ của Vương Lộc, thì “kẻ” là từ chỉ nõi chốn. Theo tác giả, “kẻ” được chia thành 2 nghĩa: “1. Nơi, chốn. Xưa nay mấy kẻ binh đao (Chinh phụ ngâm). Chẳng lạ nhân tình đất kẻ ta (Nguyễn Công Trứ); 2. Từ thường đặt trước một địa danh để gọi một đõn vị cý trú tương đương với xã, thôn; cũng có khi là một đơn vị cư trú lớn hơn. “Sứ rao đến Tiên Du này. Đến làng Kẻ Đống về rày hôm mai (Thiên Nam ngữ lục). Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau (Ca dao.). Đồn rằng Kẻ Lạng vui thay” (Ca dao). Sau đó, “kẻ” tiếp tục phái sinh nghĩa, chỉ nõi chốn của một cộng đồng ngýời nào đó, có nét đặc thù riêng. Từ điển chữ Nôm giải thích: theo nghĩa thứ 2, Kẻ chỉ miền, vùng dân cư, như Lẩn quất đến gần chùa Kẻ Gia Châu (Tân biên truyền kỳ mạn lục, thế kỷ XVII). Như vậy, ở cách giải nghĩa thứ hai, từ Kẻ thường đặt trước một địa danh để gọi một đơn vị cư trú tương đương với xã, thôn, cũng có khi là một đơn vị cư trú lớn hơn trùng với cách giải thích Kẻ chỉ miền, vùng dân cư và đã lưu được dấu vết ngữ âm cổ về cách gọi tên làng. Ngày nay, cách gọi tên làng cổ ở một số làng thuộc khu vực Hà Nội, như: Kẻ Mơ, Kẻ Láng, Kẻ Mọc vẫn được nhắc đến trên sách vở, nhưng trong ngôn ngữ thường ngày người ta chỉ gọi Mơ, Láng, Mọc mà ít dùng gọi kèm từ Kẻ (như đậu Mơ, cải Mơ, húng Láng…) Trên các loại hình văn bản Hán Nôm như các tác phẩm văn học Nôm, văn bia Nôm, dấu vết cách ghi địa phương bằng từ Kẻ cũng được phản ánh. Trong quá trình khảo sát các văn bia khắc chữ Nôm, chúng tôi tìm thấy 3 văn bia (trong đó 2 bản có niên đại thế kỷ XVII, 1 bản không ghi niên đại) ghi lại trường hợp này. 1. Văn bia Lý đoán Đỗ Xá xã tu tri cổ tích bi ký 理斷杜舍社 須知古跡碑記niên đại Khánh Đức thứ 4 (1652) (kí hiệu N019513-15), ở xã Đỗ Xá huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Văn bia có 6 mặt, nội dung văn bia ghi lại những di tích của địa phương để con cháu được biết. Từ mặt thứ hai đến mặt thứ năm, trên trán bia lần lượt ghi hai chữ Lý đoán (xử kiện), ghi việc nhân dân xã Đỗ Xá kiện một số xã xung quanh đã lấn chiếm đất đai vốn là cơ nghiệp của tổ tiên họ để lại. Văn bia chủ yếu viết bằng chữ Hán, chỉ có một đoạn văn khoảng tám mươi chữ Nôm. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, ở đoạn văn Nôm có dấu ấn của cách ghi Kẻ rất cụ thể: … thấy mộc bài cắm đấy nay là mộc bài Kẻ Đọ hiệu Đỗ Xá xã 体 木 牌 禁 帝 𠉞 木 牌 几 度 号 杜 舍社 …Chúng tôi rằng: Cầu Đáy xứ thời Kẻ Đọ hiệu Đỗ Xá đóng mộc bài đấy. 眾 碎 浪 梂 底處 時 几 度 号 杜 舍 木 牌 帝. Trên đoạn văn, từ Kẻ Đọ được tác giả soạn văn bia chú thích ngay bên cạnh, Kẻ Độ hiệu Đỗ Xá xã (Kẻ Đọ gọi là xã Đỗ Xá). Như vậy, cách gọi Kẻ ở đây là từ đứng trước một từ (tên Nôm) chỉ tên gọi của một xã rất cụ thể. 2. Văn bia Tân tạo bi ký các bức đẳng từ 新造碑記各堛等詞lập năm Thịnh Đức thứ 5 (1657) N0.1938-1939) ở đình Thổ Ngõa huyện Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Văn bia 2 mặt, khoảng 2500 chữ, chủ yếu là Hán văn, đôi chỗ xen vào một vài đoạn viết bằng chữ Nôm. Nội dung bia ghi về sự tranh chấp đất đai giữa hai xã Tiên Lữ và Sơn Lộ, đoạn văn Nôm có ghi từ Kẻ như sau: Thuở đời trước đã sáu đời làm Tri phủ, tạo núi Kẻ Sơn Lộ làm trường học. 課 代 𨎟 㐌 𦒹代爫 知府 造 𡶀 几山路 爫 場學 Đoạn sau, lại lặp lại cách nói này: Bấy chừ Kẻ Tiên Lữ lại liền Sơn Lộ, lăng tập đến tối mới về Kẻ Sơn Lộ 閉除几仙侶吏連山路㖫習典碎買𧗱几山路 Trên văn bia này, từ Kẻ được đứng trước một tên riêng là chữ Hán (Tiên Lữ, Sơn Lộ) để tạo thành một kết cấu địa danh Kẻ Tiên Lữ, Kẻ Sơn Lộ, chỉ đơn vị hành chính một cụm dân cư tương đương cấp xã. 3.Văn biaLý đoán bi kí理斷碑記 niên đại Chính Hòa thứ 9 (1688), kí hiệu 1955-58 Thác bản bia sưu tầm tại xã Sơn Lộ tổng Tiên Lữ phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Lộ huyện Quốc Oai, Hà Nội). Đây là văn bản xét xử của nha môn phủ Quốc Oai về vụ tranh giành bãi đất bồi giữa sông, đề tháng 8 năm Chính Hòa thứ 8. Văn bia có trường hợp sử dụng chữ Kẻ ghi trước một địa danh như sau: “Đất xã Yên Nội là đất sông mới nổi, Kẻ Yên Nội [] cho tôi. Tôi mới làm được ba năm nay...” (坦社安內坦滝買挼𨖲几安路 [] 朱碎碎爫特巴𢆥尼) Chữ Kẻ ở đây đứng trước tên một địa danh cụ thể có thể hàm chứa hai nghĩa: thứ nhất Kẻ Yên Nội >Người Yên Nội; thứ hai Kẻ Yên Nội> Xã Yên Nội. 4. Văn bia Xuân thiên bút thảo 春 天筆草, không ghi niên đại (N016652), ở vách đá chùa Tiêu Sơn, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, khắc bài thơ Nôm thất ngôn bát cú của một ông quan (không rõ tên) tự khoe khoang, đề cao mình. Bài thơ có câu mở đầu là: 構氣生𢧚坦几洡 Cấu khí sinh nên đất Kẻ Trôi Thấy binh dân rước phải ra đời. Kẻ Trôi trong câu thơ trên chỉ một vùng đất địa linh nhân kiệt (như lời tác giả bài thơ). Vậy thì Kẻ Trôi ở đây chỉ một vùng dân cư nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa. Trong bốn văn bia kể trên thì ba văn bia có niên đại xuất hiện vào thế kỷ XVII. Quá trình khảo sát các văn bia có chữ Nôm từ giai đoạn Lý - Trần, Lê sơ, Mạc, chúng tôi chưa gặp trường hợp nào ghi địa danh Kẻ. Vậy thì, những trường hợp trên giúp chúng tôi tạm nhận định rằng: Muộn nhất là vào thế kỷ XVII, cách gọi các địa phương, các cư dân là Kẻ đã xuất hiện trên văn bia. Kẻ được viết bởi chữ kỉ 几(Hán), âm đọc Nôm là Kẻ. Đây là loại chữ Nôm mượn chữ Hán để ghi tiếng Việt. Trong các trường hợp kể trên, từ Kẻ trên văn bia xuất hiện theo cấu trúc: Từ Kẻ + một địa danh cụ thể và nằm trong 2 dạng kết cấu: - Kết cấu 2 âm tiết: Kẻ + địa danh bằng chữ Nôm: Kẻ Đọ - Kết cấu 3 âm tiết: Kẻ + địa danh bằng từ Hán Việt: Kẻ Sơn Lộ, Kẻ Tiên Lữ. Qua khảo sát một số văn bản như Thiên Nam ngữ lục có niên đại cuối thế kỷ XVII cũng thấy xuất hiện những trường hợp ghi tên địa danh rất cổ như Kẻ Đại Đề, Kẻ Chèm (nơi có đền thờ Lý Ông Trọng ở Xuân Phương, Từ Liêm), Kẻ Đổng (nơi thờ Phù Đổng Thiên vương- Gia Lâm, Hà Nội): - Sứ rao đến Tiên Du này Đến làng kẻ Đổng về rày hôm mai. - Thuở ấy trong huyện Từ Liêm Có người quê ở kẻ Trèm Thụy Hương. - Chẳng ngờ người kẻ Đại Đề Là ngươi Đỗ Thích nó đi nhạc hầu. Từ Kẻ trong Kẻ Đại Đề, Kẻ Chèm, Kẻ Đổng đều để ghi về một vùng miền dân cư sinh sống. Những trường hợp chữ Kỉ ghi chữ Nôm Kẻ như kể trên có niên đại thế kỷ XVII đã xuất hiện cùng thời với một cách gọi Kẻ (trong Kẻ Chợ) cũng được nhận định là xuất hiện muộn nhất vào thế kỷ XVII. Trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma nãm 1651 mục từ “Kẻ” đýợc A. de Rhodes giải nghĩa: “Những ngýời, chỉ dùng nói về ngýời ta khi nói cách không kính trọng. Còn Kẻ chợ: Những ngýời ở trong chợ, nghĩa là những ngýời ở kinh đô Đông Kinh”. Nhý vậy, nếu cãn cứ vào mốc của tài liệu trên thì tên gọi Kẻ Chợ xuất hiện ít nhất là từ thế kỉ XVII và chỉ nõi kinh đô của một đất nýớc. Vào thế kỷ XVII, một học giả người Pháp tên là Baron tới Thăng Long đã từng có nhận xét rằng: “Thành phố Ca Cho (tức Kẻ Chợ) là thủ phủ của Bắc kỳ, nó nhiều hơn thành phố khác về mặt dân số, đặc biệt vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch là những ngày phiên chợ chính thì dân các làng lân cận cùng với hàng hóa đổ tới đông không tưởng tưởng được”(2). Trong bản Truyện các thánh bằng chữ Nôm có niên đại thế kỷ XVII, cũng thấy nhiều lần dùng từ Kẻ Chợ để chỉ nơi kinh đô của một nước, như: “Có một ngày ấy, quân nước Ba Sang Sa đến thành tranh lấy thành..., phố Lôra, là nơi Kẻ chợ nước Nanuta cùng về vua nước Yhoabania”. Hay trong đoạn: “Trong thành Ba Di La, kẻ chợ nước Ba Sang Sa có nhiều thầy hay dạy học, thì có nhiều người ta mọi nước đến học cùng”. * Nhận xét: Kẻ đứng trước tên một địa danh là một chữ Nôm ghi địa danh thuần Việt xuất hiện khá sớm trên các loại hình văn bản Hán Nôm. Cách gọi một địa phương, một vùng dân cư là Kẻ trên văn bản cụ thể có niên đại xác định ít nhất là thế kỷ XVII, cùng thời điểm với cách gọi Kẻ Chợ được các nhà ngôn ngữ học khảo cứu có niên đại xuất hiện muộn nhất cũng là thế kỷ XVII. Những cứ liệu trên văn bia có thể giúp cung cấp tư liệu cho các nhà ngôn ngữ khi nghiên cứu về hiện tượng thú vị này. Chú thích: Audre' Massan: Hà Nội giai đoạn 1873-1888, Nxb. Hà Nội, H. 2009. Tài liệu tham khảo: 1. Hà Nội giai đoạn 1873-1888, Audre' Massan, Nxb. Hà Nội, H.2009. 2. Thiên Nam ngữ lục, Nguyễn Thị Lâm phiên âm, chú giải, Nxb. KHXH, 2001. (có bản Nôm đối chiếu). 3. Truyện các thánh, bản chữ Nôm của Maorica, Bản chụp cá nhân sưu tầm. 4. Từ điển chữ Nôm, Nguyễn Quang Hồng chủ biên, Nxb. Giáo dục, H. 2006. 5. Từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma nãm 1651 (Nxb. KHXH in lại, có chú giải, H. 1991). 6. Từ điển từ việt cổ, Vương Lộc, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2002./. (Thông báo Hán Nôm học 2011, tr.969-975)] |