Địa Phủ (phương Đông) – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Khoản mục Wikidata
Địa phủ | |||||||||||||||||||||||||
Bức tranh từ cuốn Ngọc Lịch mô tả các hình phạt ở Lục điện | |||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 地獄 | ||||||||||||||||||||||||
Giản thể | 地狱 | ||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | Tòa nhà dưới đất | ||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||||||||||||||||||
Chữ Quốc ngữ | địa ngục | ||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||||||||||||||||||
Hangul | 지옥 | ||||||||||||||||||||||||
Nghĩa đen | Địa ngục, Âm phủ | ||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||||||||||||||||||
Kanji | 地獄 | ||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Sinhala | |||||||||||||||||||||||||
Sinhala | නිරය niraya | ||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Thái | |||||||||||||||||||||||||
Thái | นรก Nárók | ||||||||||||||||||||||||
Tên tiếng Khmer | |||||||||||||||||||||||||
Khmer | នរក Nɔrʊək |
Địa phủ (Chữ Hán: 地府) hay địa ngục (Chữ Hán: 地獄) là vương quốc của người chết trong thần thoại Trung Quốc và Việt Nam. Nơi này được tạo nên dựa trên sự kết hợp của khái niệm Naraka trong Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc về thế giới bên kia cùng với nhiều các mở rộng phổ biến và diễn giải lại của hai truyền thống này.[1][2][3]
Địa phủ thường được mô tả như một mê cung dưới lòng đất với nhiều tầng và phòng khác nhau, là nơi mà linh hồn sau khi thoát xác sẽ phải đi qua để chuộc những tội lỗi mà họ đã phạm phải khi còn sống. Số lượng chính xác các tầng trong địa phủ và các vị thần liên quan là khác nhau giữa các diễn giải Phật giáo và Đạo giáo. Một số người nói rằng chỉ có từ ba đến bốn "tòa"; những người khác lại nói có đến mười tòa (Thập Điện Diêm La), mỗi tòa án được cai trị bởi một thẩm phán (gọi chung là Thập Điện Diêm Vương); một số khác lai theo truyền thuyết Trung Quốc và nói có "Mười tám tầng Địa ngục". Các tòa địa phủ này sẽ xử lý các tội lỗi khác nhau và có các hình phạt khác nhau; hầu hết các truyền thuyết đều cho rằng linh hồn tội nhân phải chịu những sự tra tấn khủng khiếp cho đến khi "chết", sau đó họ được trả lại trạng thái ban đầu để tiếp tục bị tra tấn.
Thập Điện Diêm La
[sửa | sửa mã nguồn]Khái niệm về "Thập Điện Diêm La" (chữ Hán: 十殿閻羅) bắt đầu sau khi tín ngưỡng dân gian Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi Phật giáo. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngọc Hoàng đã cho Diêm Vương phụ trách giám sát công việc dưới Âm phủ. Có 12.800 địa ngục nằm dưới lòng đất - tám địa ngục đen tối, tám địa ngục lạnh và 84.000 địa ngục hỗn tạp nằm ở rìa tiểu thế giới. Tất cả mọi người đều phải đến Địa ngục sau khi chết nhưng khoảng thời gian mà một người phải ở dưới này không phải là vô hạn-điều này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tội lỗi mà người ta phạm phải. Sau khi chịu hình phạt, cuối cùng họ sẽ được gửi vào luân hồi. Trong khi đó, linh hồn đi từ tòa này đến tòa khác theo quyết định của Diêm Vương. Diêm Vương cũng giảm số lượng địa ngục xuống còn mười. Ông đã chia Địa ngục thành mười tòa án hay mười điện, mỗi điện này được giám sát bởi một vị "vương" khác, nhưng Diêm Vương vẫn là người nắm toàn quyền dưới Địa phủ.
# | Tên hiệu | Tên họ | Ngày sinh (Âm lịch) | Phụ trách (xem thêm bài Thập Điện Diêm vương) | Lưu ý |
---|---|---|---|---|---|
1 | Tần Quảng Vương 秦廣王 | Tương 蔣 | Mồng 1 tháng Hai | Sinh, tử và số mệnh tất thảy con người | Được cho là Tương Tử Văn |
2 | Sở Giang Vương 楚江王 | Lịch 歷 | Mồng 1 tháng Ba | Sañjīva, Arbuda (tên các địa ngục) | |
3 | Tống Đế Vương 宋帝王 | Dư 余 | Mồng 8 tháng Hai | Kālasūtra, Nirarbuda | |
4 | Ngũ Quan Vương 五官王 | Lữ 呂 | 18 tháng Hai | Saṃghāta, Aṭaṭa | |
5 | Diêm La Vương 閻羅王 | Bao 包 | Mồng 8 tháng Giêng | Raurava, Hahava | Được cho là Bao Công |
6 | Biện Thành Vương 卞城王 | Tất 畢 | Mồng 8 tháng Ba | Mahāraurava, Huhuva, và Uổng Tử Thành | |
7 | Thái Sơn Vương 泰山王 | Đổng 董 | 27 tháng Ba | Tapana, Utpala | |
8 | Đô Thị Vương 都市王 | Hoàng 黃 | Mồng 1 tháng Tư | Pratāpana, Padma | |
9 | Bình Đẳng Vương 平等王 | Lục 陸 | Mồng 8 tháng Tư | Avīci, Mahāpadma | |
10 | Chuyển Luân Vương 轉輪王 | Tiết 薛 | 17 tháng Tư | Đưa linh hồn vào luân hồi |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Địa ngục
- Âm phủ
- Thiên đình
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “诸经佛说地狱集要 [Collection of Buddhist Texts about Hell]”. read.goodweb.cn/ (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
- ^ 萧登福 [Xiao, Dengfu] (tháng 8 năm 1988). “汉魏六朝佛教之"地狱"说(上) [Conceptions of "Hell" in the Han, Wei and Six Dynasties (Part 1)]”. 东方杂志 [Eastern Magazine] (bằng tiếng Trung). 22 (2): 34–40. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
- ^ 萧登福 [Xiao, Dengfu] (tháng 8 năm 1988). “汉魏六朝佛教之"地狱"说(下) [Conceptions of "Hell" in the Han, Wei and Six Dynasties (Part 2)]”. 东方杂志 [Eastern Magazine] (bằng tiếng Trung). 22 (3): 23–30. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2015.
| |
---|---|
Tổng quan |
|
Nhân vật chính |
|
Sinh vật |
|
Địa danh |
|
Tác phẩm văn học nổi tiếng |
|
| ||
---|---|---|
Phật giáo | (Naraka · Bát nhiệt địa ngục) | |
Kitô giáo | (Luyện ngục · Lâm bô · Âm phủ · Hoả ngục) | |
Thần thoại Bắc Âu và Germanic | (Helheim · Niflheim) | |
Thần thoại Hy Lạp | (Hades · Tartarus · Đồng cỏ Asphodel) | |
Ấn Độ giáo | (Nakara · Patala) | |
Hồi giáo | (Barzakh · Jahannam · Araf · Sijjin) | |
Do Thái giáo | (Gehennom · Sheol · Tzalmavet · Abaddon · Thế giới bóng tối · Dudael) | |
Mesoamerican | (Mictlan · Xibalba · Ukhu pacha · Maski) | |
Tôn giáo Châu Phi | (Ikole Orun · mkpọsọk · Effiatt · Asamando · owuo · Ọnọsi · Ekera) | |
Tôn giáo đảo Thái Bình Dương | (Pulotu · Bulu · Murimuria · Burotu · Te Reinga Wairua · Rarohenga · Hawaiki · Hiyoyoa · Rangi Tuarea · Te Toi-o-nga-Ranga · Uranga-o-te-rā · Nabagatai · Tuma · Iva · Lua-o-Milu · Nga- Atua) | |
Thần thoại Slav | (Nav · Podsvetie · Peklo) | |
Thần thoại Mapuche | (Pellumawida · Ngullchenmaiwe · Degin · Wenuleufu) | |
Tôn giáo Inuit | (Adlivun · Adliparmiut) | |
Thế giới ngầm: | Hỏa giáo (Hamistagan) • Thần thoại Phần Lan (Tuonela) • Tôn giáo Lưỡng Hà cổ đại (Kur) • Thần thoại Thổ Nhĩ Kỳ (Tamag) • Thần đạo Nhật Bản (Yomi) • Truyền thuyết Ba Tư (Duzakh) • Tôn giáo Ai Cập cổ đại (Duat) • Thần thoại Ireland (Tech Duinn) • Thần thoại Zuni (Ánosin Téhuli) • Thần thoại Miwok (ute-yomigo) • Thần thoại Hungary (Pokol) • Thần thoại Estonia (Manala) • Truyền thuyết Trung Hoa (Địa ngục) • Jaina giáo (Nakara) • Thần thoại Sunda Wiwitan (Buana Larang) • Thần thoại Albania (Ferri) • Thần thoại Mã Lai (Alam Ghaib) • Thần thoại Litva (Anapilis) • Thần thoại Latvia (Aizsaule) • Thần thoại Gruzia (Kveskneli) • Thần thoại Hittite (Dankuš tekan) • Thần thoại Guanche (Guayota) • Thần thoại La Mã (Orcus) • Thần thoại Meitei (Khamnung Sawa) | |
Khác | (Bridge of Dread · Cổng địa ngục · as-Sirāt · Nại Hà · Cầu Chinvat · Syr Yu · Styx · Hitfun · Yomotsu Hirasaka · Gjöll · Siniawis · Quỷ Môn Quan) |
- Địa ngục
- Thế giới sau khi chết
- Thần thoại Phật giáo
- Vũ trụ học Đạo giáo
- Trang có lỗi kịch bản
- Nguồn CS1 tiếng Trung (zh)
- Bài viết có văn bản tiếng Trung Quốc
- Bài viết có văn bản tiếng Việt nêu rõ
- Bài viết có văn bản tiếng Triều Tiên
- Bài viết có văn bản tiếng Nhật
- Bài viết có văn bản tiếng Sinhala
- Bài viết có văn bản tiếng Thái
- Bài viết có văn bản tiếng Khmer
Từ khóa » Tín Ngưỡng Tiếng Trung Là Gì
-
Tín Ngưỡng Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Chủ Nghĩa Tín Ngưỡng Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
Tín Ngưỡng Bằng Tiếng Trung - Glosbe
-
Học Bài Hát Tiếng Trung: Tín Ngưỡng 信仰 Xìnyǎng
-
Từ Vựng Tiếng Trung: Tôn Giáo... - Tiếng Trung Ninh Thuận | Facebook
-
900 Câu Khẩu Ngữ Tiếng Trung (phần 11)
-
Mách Bạn Bộ Từ Vựng Tiếng Trung Chủ đề Tháng “cô Hồn”
-
Tiếng Trung Quốc - Tôn Giáo 宗教 - 50 Languages
-
Học Tiếng Trung: Mỗi Ngày 10 Từ Vựng Sách Chuyển Pháp Luân
-
Tôn Giáo Trong Tiếng Trung Là Gì
-
Tín Ngưỡng Tiếng Hàn Là Gì
-
Thượng đế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Họ Tiếng Trung | Dịch Phiên Âm Ý Nghĩa Hay & Độc Đáo
-
Nỗi ám ảnh Của Người Trung Quốc Về Những Con Số - BBC