ĐỐI NGẪU- CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT. - Lãm Nguyệt Thi đàn
Có thể bạn quan tâm
THÔI TA GIÃ PHỐ TÌM QUÊ,THỎNG TAY BUÔNG BỎ NHIÊU KHÊ LỤY PHIỀN.THÀ VỀ GỐI GIẤC CÔ MIÊN ,TIÊU DAO ĐÙA GIỠN CÕI MIỀN NGUYÊN SƠ!CÁM ƠN CÁC BẠN GHÉ THĂM VÀ GHI CẢM NHẬN!
Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014
ĐỐI NGẪU- CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
ĐỐI NGẪU - LÀ MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC SẮC, LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT. Trong thực tế, người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảm hứng, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong; Người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là Âm thể, chữ có thanh trắc là Dương thể, thì luật Âm Dương này Thăng Giáng Bù Trừ sát sao đến từng Liên thơ, đến cả Bài thơ. Đó chính là điều hé mở Khái niệm về sự Cân bằng, mang đậm sắc màu Triết học cổ phương Đông (Kinh Dịch) nằm trong hình thức thơ Đường luật. - Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu. Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó xoắn quyện vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc. Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ Đường Luật như một điều bắt buộc, tất yếu. Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Thi Bá Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Đường Luật ông đã sáng tác nhiều bài thơ không có đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”). Chúng ta, nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ luật Đường thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai Liên (cặp) Thực, Luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy. - Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: Phép Công Đối (Chính Đối) và Phép Khoan Đối (Thứ Đối). A. PHÉP CÔNG ĐỐI (Chính Đối): Có cặp Cảnh Đối (cặp thực) đối như sau: Ngôn từ chuyển ý vô cùng ngã Ngữ cảnh xoay vần bất tận nơi Thật là chỉnh, thật là chính danh: Ngôn Từ với Ngữ Cảnh (Thành ngữ đối với Thành ngữ), Chuyển ý đối với Xoay vần (Trạng từ đối với nhau), Vô cùng ngã với Bất tận nơi (Trạng từ Hán Việt đối với nhau) Hai câu thơ thật như một đôi uyên ương xoắn quyện lấy nhau Có cặp Tình Đối (cặp Luận) đối như sau: Đức ngộ cơ thời trao lãng tử Tâm phùng số cuộc gởi tài nhân Cặp đối Chính Danh (phép Chiếu Chữ) này rất nghiêm về thể thức, rất Thiền vị và cũng rất Hào hoa. Có cặp Tình Đối (cặp luận): Kính mắt gà đeo tròng chấp chới (chỉ tiếc là bị bệnh Bình Thanh) Gậy càng cua chống bước lon ton. Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cây đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta. Có sáu cách Chính Đối là: 1. Chính Danh đối, như càn khôn đối với nhật nguyệt. Ví dụ: Càn khôn níu lối vờn cung mộng Nhật nguyệt vương thềm tỏa phách mơ 2. Ðồng Loại đối, như hoa diệp đối với thảo mao. ví dụ: Chẳng nghĩ mây hờn hương bạch cúc Đâu ngờ gió dỗi nhụy hoàng mai 3. Liên Châu đối, như tiêu tiêu đối với hách hách. Ví du: Nghiêng nghiêng suối tóc vờn trong mộng Chếch chếch triền vai tỏa cạnh đời 4. Song Thanh đối, như hoàng hòe đối với lục liễu. Ví dụ: Thân mềm phách lạc triều ngây ngất Thể mượt hồn xiêu sóng dạt dào 5. Ðiệp Vận đối, như bàng hoàng đối với phóng khoáng. Ví du: Mênh mang lối cũ bờ hoang đón Diệu vợi đường xưa bến vắng chào 6. Song Nghĩ đối, như xuân thụ đối với thu trì. Ví du: Cõi thế thâu rèm kỳ ngộ mở Miền trần cuộn sáo hợp tương khai PHÉP ĐỐI Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp. Thí dụ: Như là tục thế khai hài kịch Khéo để nhân gian luận hí trường Trong bài thơ Đường luật Thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4. câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: - Đối thanh - Đối từ loại - Đối ý 1. ĐỐI THANH -Bảng luật trắc vần bằng: B B T T B B T T T B B T T B Ví dụ: Nghe tim nín lặng chờ tim đến Thấy dạ im thầm ngóng dạ sang -Bảng luật bằng vần bằng: T T B B B T T B B T T T B B Ví dụ: Cái thuở vô tình vô tứ quyện Bây giờ hữu ý hữu vần lơi * Chí ít là 5 vị trí các chữ số: 2,4,5,6 và 7 phải theo đúng luật Bằng Trắc. Ví dụ: Không ghẹo mà tâm ôi níu níu Chẳng đùa ấy dạ hỡi giăng giăng 2. ĐỐI TỪ LOẠI Danh từ >< Danh từ. Danh từ riêng >< Danh từ riêng. Danh từ chung >< Danh từ chung Động từ >< Động từ. Trạng từ >< Trạng từ. Tính từ >< Tính từ. Tính từ có nhiều loại, nên: Gợi hình >< Gợi hình. Màu sắc >< Màu sắc. Mùi vị >< Mùi vị. Tượng thanh >< Tượng thanh. Số lượng >< Số lượng. Tên người >< Tên người. Tên nước, Tên địa phương >< Tên nước, Tên địa phương. Mùa tiết >< Mùa tiết. Phương hướng >< Phương hướng. Chữ nặng >< Chữ nặng. Chữ nhẹ >< Chữ nhẹ. Từ kép >< Từ kép. Từ đơn >< Từ đơn. Từ ghép >< Từ ghép. Từ Láy >< Từ Láy. Thành ngữ >< Thành ngữ. Chuyên ngữ (thuật ngữ) >< Chuyên ngữ (thuật ngữ) .v.v.. Hán Việt >< Hán Việt. Nôm (thuần Việt) >< Nôm (thuần Việt). Ví dụ: Ước nguyện thuyền xưa còn chẳng đến Mong cầu bến cũ dám nào sang Xin chú ý: Hai cặp đối trong thơ Đường luật là Tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm Chính để nhận biết đó là một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp ta Đo lường Trình độ làm thơ Đường luật của Tác giả. 3. ĐỐI Ý Ý câu trên và ý câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau. Thí dụ: Gió ngỡ dương trần đang trải mộng Mây tìm cõi thế để hòa mơ hay Im thầm khóc ngược hồi tơi tả Nín lặng cười xuôi buổi rã rời Xin chú ý: Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật. MEỌ XÂY DỰNG CẶP ĐỐI 1. Làm câu 4 trước câu 3 Làm câu 6 trước câu 5 2. Giải thích: Làm câu 4 (hay 6) trước có lợi là khi làm câu 3 (hay 5) không bị chi phối về vần, chỉ lo đối cho chỉnh thôi. Xây dựng đối từng từ một, hoặc 2 từ một, hoặc từng cụm từ cho thật chỉnh rồi ghép lại. Ghép xong xem toàn bộ rồi chỉnh sửa, thay thế (nếu chưa khớp ý thơ hay từ chưa hay). 3. Ví dụ: Ta làm được câu 4: Quyện cả vần thơ lờ lững đó Xây dựng đối: Quyện cả >< Lưu vào Vần thơ >< Dải phú Lờ lững >< Ngỡ ngàng Đó >< Đây 4. Ghép lại: Quyện cả vần thơ lờ lững đó Lưu vào dải phú ngỡ ngàng đây 5. Kiểm tra, chỉnh sửa và thay thế từ cho câu thơ càng phù hợp nội dung bài thơ và từ hay hơn MẸO XÂY DỰNG CẶP ĐỐI BẰNG CÁCH SUY LUÂN (NẾU KHÔNG RÀNH NGỮ PHÁP VÀ CÁCH PHÂN BIỆT TỪ LOẠI THÌ DÙNG CÁCH NÀY) *1. Bạn để ý trong bài học về MẸO XÂY DỰNG PHÉP ĐỐI lấy câu 4 làm chuẩn để tìm từ đối của câu 3. Ví dụ câu 4: Mộng hỡi âm hồi chi cuối bể Viết nó ra rồi tìm từ đối từng từ một hay 2 từ một như dưới đây: -Suy luận: Mộng hỡi là Tiếng gọi. Vậy phải tìm từ cũng Tiếng gọi để đối lại: Mộng hỡi >< Mơ nào hay Duyên à. -Suy luận tương tự: Âm hồi là một tiếng động nên phải tìm một tiếng động để đối với nó. Âm hồi >< Tiếng vọng. - Chi là tiếng đệm. Tìm tiếng đệm nào đó để đối lại; Chi >< Cả , Lắm hay Thật. - Cuối bể (biển) là một hình tượng. Tìm hình tượng gì đó để đối lại; Cuối bể (biển) >< Đầu non (núi) hay Đầu sông - Ghép lại ta được: Mộng hỡi âm hồi chi cuối bể Mơ nào tiếng vọng cả đầu non - Và rà soát loại, xem đã khớp ý, và từ ngữ đã mềm mại chưa *2 Như vậy, để xây dựng cặp đối tốt phải: a.Làm câu 4 trước và thật chính xác để làm chuẩn cho xây dựng cặp đối. b.Cắt câu 4 ra thành từng nhóm từ nhỏ 1 hoặc 2 từ riêng biệt và suy luận tìm từ đối thích hợp cho câu 3. c. Xong ghép lại cả 2 câu 3 và 4 xem đã hợp lý chưa. Nếu cần thì sửa chữa thêm. Cách này cũng dùng cho cặp đối 5 và 6 PHÂN BIỆT TỪ LOẠI CÁCH ĐƠN GIẢN 1.DANH TỪ Là những từ (đơn hoặc kép) chỉ về một vật cụ thể. Ví dụ: Nhà, Xe, Người – Bình minh, Núi sông, Tổ quốc 2.ĐỘNG TỪ Là những từ chỉ hành động (hay động đậy). Ví dụ: Ăn, Ngủ, Đi – Vùng vẫy, Co giật, Lúc lắc 3.TÍNH TỪ Là từ chỉ tính chất (không động đậy, tức ngược với động từ). Ví dụ: Xanh, Nóng, Êm – Lung linh, Yên tĩnh, Mềm mại - Chúng ta tìm hiểu về các Phép Khoan Đối. Để cho một chùm thơ, một khổ thơ không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép Đối Ngẫu Linh Hoạt hơn. B. PHÉP KHOAN ĐỐI (Thứ Đối): Có sáu phép Khoan Đối là: 1. Lưu Thủy đối 2. Tá Tự đôi 3. Tá Số đối 4. Đương Đối (Cú Trung đối và Tựu Cú đối) 5. Giao Cổ đối 6. Bất đối Chi đối 1. Phép Lưu Thủy Đối: Ví dụ Còn chăng lời hẹn bên trang sách, Hay đã tàn theo ánh lửa đèn. Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là thất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm trọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối. Hay là Chẳng ngỡ phong trần nghênh tiết hạ Đâu ngờ tuế nguyệt vẫy thời đông Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, đã sinh…, bỗng dưng…, chẳng ngỡ.... .v.v.. ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, phải có…, để mà…, đâu ngờ.... .v.v. thì liên thơ đó đã theo phép Lưu Thủy đối nói trên. 2. Phép Tá Tự Đối: Ví dụ Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ Giầu sang, khó tính chớ nên chơi. Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để đối Ví dụ: Hai mái trống tung đành chịu dột Tám giờ chuông điểm phải nằm co (của Tú xương). 3. Phép Tá Số Đối: (Phép số tự đối gắn với Tá tự đối): Ví dụ: Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp Làm ba vụ vẫn đói tư mùa. Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép dối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc- của bà Huyện Thanh Quan). 4. Phép Đương Đối (Cú Trung đối và Tựu Cú đối): Ví dụ Màn trời chiếu đất con người khổ Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng thất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là Cú Trung đối. Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo. a) Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ? (chỉ tiếc là bị bệnh Phong Yêu) Xương gà da cóc, có đau không? (Nguyễn Khuyến) b) Càng nóng bao nhiêu càng muốn mát (chỉ tiếc là bị bệnh Phong Yêu) Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày (Hồ Xuân Hương) c) Công đức tu hành, sư có lọng Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe. (Tú Xương) Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối a,b nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ a, b trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối. Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: Sư có lọng đối với Mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối. 5. Phép Giao Đổ đối: Có cặp Tình Đối (câu luận): Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao. (chỉ tiếc là bị bệnh Phong Yêu và Chánh Nữu) Đây chính là phép Giao cổ đối (hay còn gọi là Đối Chéo): Ta thấy: . Chân bước vững đối chéo xuống với Trúc vươn cao, . Rừng cây rậm rạp đối chéo lên với Đường chiều khấp khểnh. Hay là Hờn nông nỗi ngóng tình bao độ Dõi ái đôi lần tủi đậm sâu Ta thấy: . Hờn nông nỗi >< Tủi đậm sâu . Dõi ái đôi lần >< Ngóng tình bao độ 6. Phép Bất Đối Chi Đối: Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ hán (nay dịch nghĩa) như sau: Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ Xưa nay chinh chiến mấy ai về. Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ. Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là qúa hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau. Những bậc cao niên đã khuyên rằng: nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ lên sử dụng các phép Chỉnh Danh đối, Lưu Thủy đối, Cú Trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau. Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm: - Đối thanh âm. Chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 5, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 ( Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc. - Đối từ loại, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ .v.v.. - Đối ý. Ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ xung ý nghĩa cho nhau. Phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chính danh đối (chiếu chữ), mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau (giao cổ đối) . Trong một bài thơ, những cặp Cảnh Đối (cặp thực) hay các cặp Tình Đối (cặp luận); chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối (thất đối) thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo, vô vị và không còn được gọi là một bài thơ Đường Luật nữa rồi. SƯU TẦM (từ nhiều nguồn trên Internet và chỉnh biên): Miên Hanh; 13-09-2013. Nhãn: MIÊN HẠNH BÀI VIẾTKhông có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
* Các bạn có thể copy link hình và dán trực tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ*
Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)MẪU ÂN CÚC DỤC HẢI HÀ THÂM!
NHÃN!
- PHAN TỰ TRÍ (402)
- TRẦN NHƯ TÙNG (370)
- LÊ ĐĂNG MÀNH (231)
- TRẦN NGỘ (194)
- NHƯ THU (190)
- SÔNG THU (179)
- LÝ ĐỨC QUỲNH (176)
- Như Thị (162)
- THƠ XƯỚNG HỌA (151)
- PHẠM DUY LƯƠNG (98)
- HỒ HẮC HẢI (90)
- NS-CANADA (90)
- HẢI RỪNG (89)
- NGUYỄN GIA KHANH (83)
- Trần Lệ Khánh (79)
- MẶC PHƯƠNG TỬ (73)
- Minh Thúy (68)
- GM.Nguyễn Đình Diệm (57)
- HỒ TRỌNG TRÍ (57)
- Thanh Hòa (53)
- Hương Thềm Mây (49)
- THY LỆ TRANG (48)
- Minh Thuý (46)
- Trịnh Cơ (46)
- ĐỨC HẠNH (42)
- Huy Khôi (40)
- Phạm Kim Lợi (39)
- TRƯƠNG VĂN LŨY (39)
- Mai Xuân Thanh (36)
- Đỗ Chiêu Đức (36)
- LIÊU ĐÌNH TỰ (35)
- Song Quang (35)
- BÌNH THƠ -CHÂU THẠCH (33)
- Thủy Lâm Synh (33)
- HỒNG PHƯỢNG (32)
- THỤC NGUYÊN (32)
- TRƯƠNG ĐÌNH ĐĂNG (32)
- Cao Mỵ Nhân (31)
- LÊ VIÊN NGỌC (31)
- THICH TÍN THUẬN (30)
- Cao Bồi Gìa (28)
- HUY PHƯƠNG (28)
- LÊ VĂN THANH (27)
- Trương Ngọc Thạch (27)
- NHÃ MY (26)
- Tuệ Minh (26)
- Tác giả LÊ ĐĂNG MÀNH (24)
- Thanh Trương (23)
- Nhatthuyh (20)
- VĂN THIÊN TÙNG (20)
- MĂC PHƯƠNG TỨ (19)
- Như Tùng (19)
- Thy Lệ Trang (19)
- LÊ TRƯỜNG HƯỞNG (18)
- NS CANADA (18)
- CHÂU THẠCH (17)
- Lộc Bắc (17)
- Bảo Trâm (16)
- TRẦN HOÀNH (16)
- Diệp Kiếm Anh (15)
- Trầm Vân (15)
- KHA TIỆM LY THƠ (14)
- LĐM THƠ MỚI (14)
- THƠ TĂNG TRẦN NHƯ TÙNG (14)
- L ý Đức Quỳnh (13)
- Liêu Xuyên (13)
- LĐM THƠ LỤC BÁT (13)
- LƯƠNG LƯƠNG HÒA (13)
- Nguyễn Văn Đắc (13)
- PHƯƠNG HÀ (13)
- Thư Hoàng (13)
- Thảo Phước (13)
- Mỹ Ngọc (12)
- NGUYỄN ĐÌNH DIỆM (12)
- Người Nay (12)
- Thích Tánh Tuệ (12)
- VÕ LÀNG TRÂM (12)
- Lá Uá (11)
- Nguyễn Huy Khôi (11)
- Thanh Hoà (11)
- VÕ SĨ QUÝ (11)
- Lá Úa (10)
- TRẦN VĂN HẠNG (10)
- VĂN THANH (10)
- CHU VƯƠNG MIỆN (9)
- Kim Oanh (9)
- Lê Sỹ Thu (9)
- NS- Canada (9)
- PHÚ ĐIẾU VĂN (9)
- Phương Hoa (9)
- BỬU TÙNG (8)
- HUY VỤ (8)
- CƯ NGUYỄN (7)
- LÊ BỬU TÙNG (7)
- NGỌC ẨN NHI HUYỀN (7)
- NHẬT LỆ. (7)
- Nguyễn Đắc Thắng (7)
- Ngô Văn Giai (7)
- SONG THU (7)
- SongQuang (7)
- Thiên Hậu (7)
- UYÊN DU (7)
- GM-Nguyễn Đình Diệm (6)
- HOANH TRẦN (6)
- HOÀNG KIM LIÊN (6)
- Hải Rừng (6)
- Hoành Trần (6)
- Mai Thắng (6)
- MaiLoc (6)
- NGUYỄN THANH XUÂN (6)
- Phan TựTrí (6)
- Phượng Hồng (6)
- Thanh Hòa. (6)
- VÕ TẤN HÙNG (6)
- phanho (6)
- Đoàn Đình Sáng (6)
- Hàn Nhuệ Cương (5)
- LƯU LÃNG KHÁCH (5)
- Minh Hồ (5)
- Phan Ho (5)
- Tha Nhân (5)
- vetratho (5)
- Đ\ức Hạnh (5)
- Đặng Xuân Linh (5)
- Cao MỵNhân (4)
- HOÀNG TỪ (4)
- Hoành Châu (4)
- Khánh Cương (4)
- Lê Sĩ Thu (4)
- Lưu Xuân Cảnh (4)
- MC 3kn (4)
- NS - Canada (4)
- Nguyên Trần (4)
- PhanThanh Xuân (4)
- Phùng Trần (4)
- Võ Sỹ Qúy (4)
- Văn- Mặc Phương Tử (4)
- Yên Nhiên (4)
- nhật hạ (4)
- Đức Hạnh (4)
- Đức Quỳnh (4)
- ẢNH THƯ PHÁP (4)
- BÌNH THƠ -PHẠM ĐỨC NHÌ (3)
- Cao Bồi Già (3)
- CÂU ĐỐI PHẬT ĐẢN (3)
- Duy Lương (3)
- Huy Khôi “2” (3)
- KHA TIỆM LYTẢN VĂN (3)
- Lê Bữu Tùng (3)
- Lê Ngọc Kha (3)
- LĐK (3)
- MaiXuân Thanh (3)
- Minh Đạo (3)
- NGUYỄN THANH QUANG (3)
- Ngâm thơ Minh Trí (3)
- Ngọc Tình (3)
- Nhật Hồng (3)
- PHAN QUANG HẢI (3)
- Phó Quân Bình (3)
- THÍCH TÍN THUẬN (3)
- THƠ LỤC BÁT XƯỚNG HỌA (3)
- THƠ XUÂN XƯỚNG HỌA (3)
- Thích Viên Thành (3)
- Uyên Quang (3)
- ĐỖ PHƯỢNG LAM (3)
- ĐỘC HÀNH (3)
- BÌNH THƠ THƯ HOÀNG (2)
- BÚT KÝ TRÁI (2)
- CHÚC MỪNG NĂM MỚI (2)
- CaoMỵNhân (2)
- Châu Ngọc (2)
- Châu Trần (2)
- Công Tân (2)
- Hansy (2)
- Huệ Hương (2)
- HƯU HẢO (2)
- HỒ TIẾN TRIỂN (2)
- Hồ Nguyễn (2)
- HỮU HẢO (2)
- KHA TIỆM LY PHÚ (2)
- LINH ĐÀN (2)
- LocPhuc (2)
- Lý Đức Quỳnh (2)
- Lê Bân (2)
- Lê Văn Thông (2)
- Lý Đức Qùynh (2)
- Lệ Khánh Trần (2)
- MỸ CHÂU (2)
- NGUYỄN TIẾN (2)
- NHI PHẠM (2)
- NHẬT LỆ (2)
- NSCANADA (2)
- Nguyễn Huy Vụ (2)
- Nguyễn Kháng (2)
- PHẠM LƯƠNG (2)
- Phan Thanh Xuân (2)
- Phương Ngữ (2)
- Phạm Duy Lương (2)
- Phạm Đức Nhì (2)
- Song Linh (2)
- THIỆN ĐỨC (2)
- THƠ YẾT HẬU (2)
- TRANH THƠ (2)
- Thanh Phi (2)
- Thi Lệ Trang (2)
- Thiên Minh (2)
- Thành Tới (2)
- Thích Chúc Hiền (2)
- Trúc Lệ (2)
- Trần Quế Sơn (2)
- Tâm Minh (2)
- TỨ TUYỆT XƯỚNG HỌA (2)
- VĂN CHÂU THẠCH (2)
- chạm nguồn ký ức (2)
- Đào Nguyên Lịch (2)
- Đặng Bích Vân (2)
- .Hương Thềm Mây (1)
- An Nho (1)
- BUÔNG ! (1)
- BÌNH THƠ NHÃ MY (1)
- Bùi Anh Phúc (1)
- BỨC HÌNH KỶ NIỆM (1)
- BửuTùng (1)
- CHÂU NAM PHONG (1)
- CHÂU THẠCH thơ mới (1)
- CHỢ QUÊ (1)
- Cao Linh Tử (1)
- CÂU ĐỐI XUÂN CANH TÝ (1)
- CÒN THẤY CHÁT (1)
- CÒN VẠN KHỐI TÌNH-Mặc Phương Tử (1)
- Câu Đối Xuân (1)
- Cư Sĩ Tánh Thiện (1)
- Cư Sĩ Đan Hà (1)
- CẢM MÙA VU LAN (1)
- CẢNH THU (1)
- Duc Au (1)
- Dung Nguyên (1)
- Duy Anh (1)
- DƯƠNG CÔNG DUẬN (1)
- DƯƠNG HỒNG KỲ (1)
- EM RẤT HUẾ (1)
- GIỌNG MẠ (1)
- GM- Đình Diệm (1)
- HOA XUÂN CA (1)
- HOÀNG VŨ (1)
- HT Thích Giác LượngTuệ Đàm Tử (1)
- Hoài Huyền Thanh (1)
- Hoài Phố (1)
- Hoàng Đằng (1)
- Huy Khôi "3" (1)
- Huy Khôi"3" (1)
- Huy Thanh (1)
- HÁT NÓI (1)
- HÌNH ẢNH (1)
- HàNgọc Kim (1)
- Hương Lệ Oanh (1)
- HỒ VĂN CHI (1)
- Hồ Nguyễn(2 bài) (1)
- Hữu Chánh (1)
- KHA TIỆM LY (1)
- KHÚC THỤY DU (1)
- KIM DUNG (1)
- KIM NGA (1)
- Khánh Cương Phạm Duy Lương (1)
- Kinh tắm Phật (1)
- Kiều Mộng Hà (1)
- LCT (1)
- LTĐQB (1)
- La Thụy (1)
- Liêu Đình Tự Mai Quang (1)
- Liêu Đình Tự Mai Thắng (1)
- Lung Linh (1)
- LÝ ĐứcQUỲNH (1)
- Lê Liên Bình thơ (1)
- Lý Đức Quỳnh.Hương Thềm Mây (1)
- LƯU LÃNG KHÁCH 2 (1)
- Lương Tu (1)
- LỄ TANG ĐỨC TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ. (1)
- MIÊN HẠNH BÀI VIẾT (1)
- Mai Lộc (1)
- Mai Quang (1)
- Mai Xuân Thanh “2” MaiLoc (1)
- Minh Huy (1)
- Minh Lương (1)
- MÙA MÂY TỪ TRẦN (1)
- MĐ (1)
- MĐ Triều Tâm Ảnh (1)
- MẠNH TRƯƠNG (1)
- Mặc Giang (1)
- Mặc Vị Nhân (1)
- MẸ QUÊ (1)
- MỪNG NGÀY ĐẢN SINH (1)
- MỪNG ÁNH ĐẠO VÀNG ! (1)
- NG THI HOÀI THẢO (1)
- NGUYỄN CƯ (1)
- NGUYỄN GIA KHÁNH (1)
- NHT (1)
- NHƯ THỬ (1)
- NHỮNG VẦN THƠ CHÚC MỪNG THI PHẨM (1)
- NS (1)
- NVB (1)
- Ng Huy Khôi (1)
- Nguyễn Thị Mỹ-Ngọc (1)
- Nguyễn Bá Văn (1)
- Nguyễn Công Tân (1)
- Nguyễn Gia Khanh / Như Thị (1)
- Nguyễn Hữu Chánh (1)
- Nguyễn Hữu Tân (1)
- Nguyễn Văn Đào (1)
- Nguyễn Vĩnh Tường (1)
- Nguyện Pháp (1)
- Ngàn Sau (1)
- Ngô Đình Chương (1)
- Ngọc Thụy (1)
- Như Thu Văn Thanh (1)
- Như Thu.Nguyễn Văn Đắc (1)
- Như Thư (1)
- Như Thị.Lý Đức Quỳnh (1)
- Như Thị.Trần Ngộ (1)
- Nhật Hồng NTV (1)
- NĐC.Thanh Hòa (1)
- PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ (1)
- PT Tâm Minh (1)
- Phan Hô (1)
- Phan Thanh (1)
- Phan Tự Trị (1)
- Phu Thien (1)
- Phùng Trần - Trần Quế Sơn (1)
- Phùng văn Hạnh (1)
- Phúc Lũy (1)
- Phạm Kim Lợi.Nguyễn Gia Khanh (1)
- Phạm Kim Tiệm (1)
- Phạm KimLợi (1)
- QUỲNH LÝ ĐỨC (1)
- Quang Hải (1)
- Quảng An (1)
- Quốc Việt (1)
- Quỳnh Hoa (1)
- SKN (1)
- Song Mai Lý Lệ (1)
- SÔNG THU "2" (1)
- Sông Thu.Thanh Hòa (1)
- SƠ TỔ TRÚC LÂM (1)
- Sỹ Duyên (1)
- T (1)
- THI HỮU DÃ QUỲ (1)
- THICH TÍN THUẬN 2 (1)
- THIÊN KHUC@ (1)
- THU PHẠM (1)
- THU THU (1)
- THÀNH NGỮ ĐIỂN TÍCH 53 (1)
- THĂM ANH CHI CẢ (1)
- THƠ BÌNH THANH (1)
- THƠ KÍNH MƯNG ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO (1)
- THƠ PHẬT ĐẢN (1)
- THƠ TRÊN VANDANVIET (1)
- THƠ TĂNG (1)
- THƠ TƯỞNG NIỆM NHẠC SỸ TRỊNH CÔNG SƠN (1)
- THƠ TẶNG Lãm Nguyệt Hiên (1)
- THƠ XUÂN XƯỚNG HOẠ (1)
- THƠ ĐƯỜNG LĐM (1)
- THƯƠNG YẾN TỬ (1)
- THỂ YẾT HẬU! (1)
- THỤ NHÂN (1)
- TIẾNG LÒNG (1)
- TRANH MẠN ĐÀ LA (1)
- TRÀ SƯƠNG (1)
- TRÊN BLOG BẠN BÈ! (1)
- TRẦN NHƯ TÙNG 2 (1)
- TRẦN QUỐC PHIỆT (1)
- TVX (1)
- Thanh Tín (1)
- ThanhTrương (1)
- Thiên Phúc (1)
- Thiên Thanh (1)
- Thu về (1)
- Thy Lệ Trang Trần Như Tùng (1)
- Thy Lệ Trang. (1)
- ThyLệ Trang (1)
- Thái Huy (1)
- Thái Kim Liên (1)
- Thích Phước Toàn (1)
- Thơ Không Mùa-Diễn ngâm Minh Trí (1)
- Thơ trên trang ĐẠO PHẬT NGÀY NAY (1)
- Thạch Trương (1)
- Thể Lục Ngôn (1)
- Thụy Sơn (1)
- Tran Ve (1)
- Trang Đinh Thiên (1)
- Trần Như Tùng (1)
- Trương Minh Diệp (1)
- Trương Ngọc Thạch NS-Canada (1)
- Trương Văn Hải (1)
- Trần Quốc Bảo (1)
- Trần Quốc Việt (1)
- Trần Tư Ngoan (1)
- Tung Hoành Trục Khoán (1)
- TÂM THÀNH (1)
- TÌNH BỆNH VIỆN (1)
- TÌNH MƠ! (1)
- TÌNH SẦU (1)
- Tâm Hương (1)
- TẠ LỖI CUỐI NĂM (1)
- TẢN VĂN (1)
- TẬP NHÌN (1)
- VIÊN ĐẠN VÔ TÌNH (1)
- VLT (1)
- VS (1)
- VU LAN NGUYỆN! (1)
- Việt Hưng (1)
- VÀ.... (1)
- Võ Văn Hoa (1)
- VĂN THÀNH TRƯƠNG (1)
- VŨ THUẬN (1)
- Yến Trang (1)
- motthoi (1)
- vuhnid (1)
- zulu (1)
- Ái Khanh (1)
- Ô LÂU (1)
- Ô LÂU THU RƠI (1)
- ĐI NHẸ-NÓI NHỎ-YÊN LẶNG (1)
- ĐQB (1)
- Đình Diệm (1)
- ĐẶNG QUANG LONG (1)
- ĐỨC TUẤN (1)
- Đức Hạnh “2” Trần Ngộ (1)
- ƯỚC VỌNG QUÊ HƯƠNG (1)
- ẢNH NGHỆ THUẬT -BẢO TRÂM (1)
- “Lộc lư ngũ bộ” (1)
- “Thể Song Điệp” (1)
Tổng số lượt xem trang
NHÌN LẠI MÌNH...!
Bài đăng phổ biến
- NỖI NIỀM XA XỨ THƠ XƯỚNG HỌA Phương Hoa & Thi hữu NỖI NIỀM XA XỨ “ Tứ đối- Bát vỹ đồng âm ” Canh tàn tấc dạ vẫn bời bời Đêm cạn cõi lòng ...
- TẾT THƠ XUÂN XƯỚNG HOẠ Phan Thanh Xuân & Thi Hữu TẾT ( Thủ nhất thanh - Liên hoàn ) Tết níu xuân về rộn tiếng ca Tết mang vui vẻ...
- TÌM BÓNG QUÊ HƯƠNG THƠ XƯỚNG HỌA Minh Thúy & Thi Hữu TÌM BÓNG QUÊ HƯƠNG Sen hồ nở rộ gió hòa lơi Thánh thiện vươn cao hướng cuộc đời Nhụy trắ...
- SƯƠNG MAI TỨ TUYỆT XƯỚNG HỌA Như Thị, MC 3kn ,Phan Tự Trí,Trần Ngộ, Lưu Xuân Cảnh,Như Thu,Thanh Hòa, Trần Như Tùng,NS-Canada SƯƠNG MAI Sươn...
- MỘT CHỐN QUÊ-XƯỚNG HỌA BÀI XƯỚNG : MỘT CHỐN QUÊ "Thương tặng quê nhà Định Quán" Còn n...
- TÔN VINH NGÀNH Y TẾ THƠ XƯỚNG HỌA Đức Hạnh & Thi Hữu TÔN VINH NGÀNH Y TẾ Chiến sĩ Ngành y quyết bảo tồn Quên mình chống dịch sẵn sàng luôn Tình...
- CẢM THU THƠ XƯỚNG HỌA Trần Lệ Khánh,Trịnh Cơ,Lý đức Quỳnh, Phan Tự Trí,Trần Như Tùng,Trương Ngọc Thạch, Thi Lệ Trang , Phạm Kim Lợi,Minh Thú...
- DỊCH BỆNH THƯƠNG CẢM PHÚ DỊCH BỆNH THƯƠNG CẢM PHÚ Ôn dịch đã giăng từ buổi đông tàn Bệnh tình còn bủa đến ngày xuân mãn Lầu Hoàng Hạc Tiên vỗ cánh biệt ...
- HOA NGUYỆT QUẾ - XƯỚNG HỌA BÀI XƯỚNG: HOA NGUYỆT QUẾ Canh thu hương nhả đọng quanh thềm Trăng lội nao lòng tấm gió đêm Giữa chốn bụi hồng chưng quý...
- THƠ TẶNG LÃM NGUYỆT HIÊN-XƯỚNG HỌA BẠN VĂN! Ai cũng ưa vào ngắm Nguyệt Hiên Chủ nhà hiếu khách lại nhiều duyên Nói năng lịch thiệp nghe thân th...
MỤC LỤC !
- ► 2020 (60)
- ► tháng 3 (19)
- ► tháng 2 (25)
- ► tháng 1 (16)
- ► 2019 (211)
- ► tháng 12 (12)
- ► tháng 11 (4)
- ► tháng 10 (29)
- ► tháng 9 (16)
- ► tháng 8 (15)
- ► tháng 7 (10)
- ► tháng 6 (8)
- ► tháng 5 (26)
- ► tháng 4 (15)
- ► tháng 3 (16)
- ► tháng 2 (18)
- ► tháng 1 (42)
- ► 2018 (201)
- ► tháng 12 (24)
- ► tháng 11 (10)
- ► tháng 10 (16)
- ► tháng 9 (13)
- ► tháng 8 (9)
- ► tháng 7 (3)
- ► tháng 6 (11)
- ► tháng 5 (19)
- ► tháng 4 (17)
- ► tháng 3 (20)
- ► tháng 2 (29)
- ► tháng 1 (30)
- ► 2017 (189)
- ► tháng 12 (19)
- ► tháng 11 (17)
- ► tháng 10 (22)
- ► tháng 9 (10)
- ► tháng 8 (7)
- ► tháng 7 (9)
- ► tháng 6 (13)
- ► tháng 5 (30)
- ► tháng 4 (18)
- ► tháng 3 (21)
- ► tháng 2 (13)
- ► tháng 1 (10)
- ► 2016 (138)
- ► tháng 12 (12)
- ► tháng 11 (16)
- ► tháng 10 (9)
- ► tháng 9 (9)
- ► tháng 8 (10)
- ► tháng 7 (8)
- ► tháng 6 (11)
- ► tháng 5 (11)
- ► tháng 4 (8)
- ► tháng 3 (18)
- ► tháng 2 (11)
- ► tháng 1 (15)
- ► 2015 (189)
- ► tháng 12 (7)
- ► tháng 11 (8)
- ► tháng 10 (18)
- ► tháng 9 (15)
- ► tháng 8 (19)
- ► tháng 7 (18)
- ► tháng 6 (8)
- ► tháng 5 (10)
- ► tháng 4 (19)
- ► tháng 3 (16)
- ► tháng 2 (19)
- ► tháng 1 (32)
PHỤ ĐỨC SANH THÀNH SƠN NHẠC TRỌNG,
CẢM NHẬN MỚI NHẤT Lãm Nguyệt Hiên Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiLÃM NGUYỆT HIÊN !
...NHƯ NGÓN TAY CHỈ TRĂNG.!
LIÊN KẾT BẠN BÈ !
- BLOG CỦA NHÃ MY ÚT DIỄM - TỪ KẾ TƯỜNG
- BÂNG KHUÂNG KHI MỘT TÀI NĂNG LỚN, MỘT TUỔI TRẺ ANH HÙNG BỊ THA HÓA, HAY LÀ BI KỊCH NGUYỄN ĐÌNH THI - Trần Mạnh Hảo
- Văn Nghệ Quảng Trị TẾT XA, ƠI QUÊ HƯƠNG, VỀ LẠI, MỢ, Ở VỀ, GIÒNG SÔNG, QUA BẬU BẬU, VẠC CÒ – Thơ Chu Vương Miện
- Đạo Phật Ngày Nay Họa Sỹ Tham Lam
- GÓC THƠ ĐƯỜNG NOEL NĂM ẤY - Sông Thu và các Thi Hữu
- Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc Đỗ Hồng Ngọc/ Nguyên Giác: “CON VÀO DẠ, MẠ ĐI TU” (song ngữ Việt-Anh)
- Võ Thuật Ăn khoai lang có béo không? Cách ăn khoai lang giảm cân
- Câu lạc bộ Thơ Trường Sinh Học Xướng họa TỰ SỰ
- Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế Học viện PGVN tại Huế tổ chức thi tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa XI - đợt 2
- LANG THANG Nhiếp ảnh gia Mỹ Dũng với “Biển trong chúng ta “
- LƯƠNG ĐIỀN - HẢI SƠN Về miền Kẻ Lạng (Làng Lương Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
- TRAN NGO LẠNH
- LỤC BÁT QUÊ ! TÌNH VẠN CỔ!
- NHƯ THỊ! TAO NÔI MÓC NHÁNH NỖI NIỀM
- Đông An TÌNH CHIỀU BỆNH VIỆN!
- Ô LÂU THƯ PHÁP MƯA ĐÊM
- vườn tao ngộ HỒ CÔNG TÂM ** Bài Thơ và Bông Hồng
- lê đăng mành KÝ ỨC GIÁNG SINH
- Thơ ! Thơ Lê Đăng Mành - Diễn ngâm Minh Trí
- Hưng Nhơn- Kẻ Vĩnh quê mình! Ô Lâu, dòng sông quê hương ! (2)
- LÀNG TÔI ! LÀNG QUÊ TÔI -Nhạc Nguyễn Bá Văn.mp4
- Huỳnh Chương Hưng Dịch thuật: Quy tắc huynh nhân đệ đễ
- GIÁO XỨ KẺ VĂN LƯỢC SỬ GIÁO XỨ HỘI ĐIỀN
- QUÊ HƯƠNG TÔI ! Ô LÂU GIANG PHÚ!
- TRĂNG TÂM ! TÔI ĐIẾU TÔI!
- HỌ LÊ LÀNG VĂN QUỸ HỌ LÊ LÀNG VĂN QUỸ !
- KIỀU ĐÀM ĐỨC KIỀU ĐÀM DI!
- nguyễn bá văn TIẾNG GỌI LÀNG QUÊ - nhạc: NGUYỄN BÁ VĂN, lời: TRẦN TƯ NGOAN
- hoàng hoa MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR
- Trang chủ Chào bạn đến thăm trang nhà Thư viện Thích Nhất Hạnh
- Phật Học
- Đông An | Facebook
- Vandanviet.net - Dien Dan Van Hoc Viet Nam: Bản tin
- Giác Ngộ Online - Thơ
- Cảm Hạ về :: HOA LINH THOAI ::
- Thank you for installing Picture Collage Maker Pro
- Xướng họa thơ Đường luật: NHẮN TIỄN TÁO QUÂN! ~ ĐÔN THƯ QUÊ MẸ
- Bach Gia Chu Tu
- KẺ VĂN THƯ PHÁP
- ĐẤT ĐỨNG | Nơi gặp gỡ, trao đổi văn học, nghệ thuật | Góc thơ Đường luật | ĐIẾU VĂN - Lê Đăng Mành
- tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet
- Phật Học Đời Sống - tin tức Phật giáo
- Giảng kinh - Luận giải — Làng Mai
Từ khóa » Ví Dụ Về Phép đối Trong Thơ đường Luật
-
Các Dạng Câu đối Trong Thơ - THƠ ĐƯỜNG LUẬT VIỆT NAM
-
Phép Đối Trong Thơ Đường Luật - Huỳnh Hữu Đức
-
CÁC PHÉP ĐỐI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT - NÂNG CÁNH ƯỚC MƠ
-
Các Phép đối Trong Thơ Đường Luật – Phần 1
-
Thơ Đường Luật - BÀN VỀ PHÉP ĐỐI THƠ | Văn Đàn Việt Nam
-
ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT | Facebook
-
PHÉP ĐỐI TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT | PDF - Scribd
-
Vài Nhận định Về đối Trong Thơ đường Luật - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đường Luật – Wikipedia Tiếng Việt
-
ĐỐI NGẪU – MỘT VẺ ĐẸP ĐẶC TRƯNG, MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ ...
-
Phương Thức đối (đối Ngữ) Trong Văn Học - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ví Giặm đò đưa, Ẩm Thực Xứ Nghệ-Bàn Về Phép đối Thơ
-
Phép đối Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Soạn Bài Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép điệp Và Phép đối