Giới Thiệu Về Hợp đồng Quyền Chọn Trong Chứng Khoán Phái Sinh
- 29/01/2019 3:49:46 CH
Hợp đồng quyền chọn là một trong những sản phẩm của thị trường chứng khoán phái sinh. Để tìm hiểu rõ hơn vai trò của hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư hãy cùng tham khảo bài viết ở dưới đây.
1. Khái niệm hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh
Hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước. Tài sản cơ sở thường là chỉ số, cổ phiếu hoặc hàng hóa…
Hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh là gì?
Ngược lại, người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ thực hiện giao dịch mà người nắm giữ hợp đồng yêu cầu. Trong đó, vai trò cụ thể giữa người mua và bán trong hợp đồng quyền chọn của chứng khoán phái sinh được phân định như sau:
- Người mua phải trả phí ký kết hợp đồng. Người mua có quyền thực hiện giao dịch phái sinh hoặc không sao cho phù hợp với lợi ích của mình nhất.
- Người bán được nhận phí ký kết hợp đồng. Người bán luôn luôn có nghĩa vụ hỗ trợ, giúp đỡ người mua.
2. Các loại hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh
Trong chứng khoán phái sinh, hợp đồng quyền chọn được chia thành hai quyền chính là quyền chọn mua (Call Option) và quyền chọn bán (Put Option).
Hợp đồng quyền chọn bao gồm có quyền chọn mua và quyền chọn bán
2.1. Quyền chọn mua (Call Option)
Trong quyền chọn này, người mua sẽ phải trả cho người bán một khoản phí. Đây được gọi là phí quyền chọn (premium). Người mua quyền chọn này sẽ có quyền được mua một lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá được thỏa thuận.
Người bán quyền chọn mua sẽ nhận được tiền phí. Do đó, bên bán phải có trách nhiệm bán đi một lượng cổ phiếu theo giá đã thỏa thuận ban đầu khi người mua thực hiện quyền.
2.2. Quyền chọn bán (Put Option)
Tương tự quyền chọn mua, trong quyền chọn bán thì người mua cũng phải trả người bán phí quyền chọn. Lúc này, người mua quyền chọn bán sẽ có quyền bán một lượng cổ phiếu nhất định theo mức giá đã được thỏa thuận ban đầu.
Ngược lại, người bán quyền chọn sẽ nhận được tiền phí. Vậy nên, bên bán phải có trách nhiệm mua một lượng cổ phiếu từ người mua quyền chọn theo mức giá đã được thỏa thuận ban đầu.
3. Các kiểu quyền chọn
Các kiểu quyền chọn trong chứng khoán phái sinh khá đa dạng
- Quyền chọn châu Âu (European Option): cho phép thực hiện quyền đúng ngày đáo hạn.
- Quyền chọn Mỹ (American Option): cho phép thực hiện quyền bất kỳ thời điểm nào trước khi đáo hạn.
- Quyền chọn Bermuda (Bermudan Option): cho phép thực hiện quyền vào những ngày được định rõ cùng hoặc trước ngày đáo hạn.
- Quyền chọn châu Á (Asian Option): là quyền chọn với khoản thanh toán bù trừ được xác định bằng trung bình giá tài sản gốc trong một khoảng thời gian định trước.
- Quyền chọn rào cản (Barrier Option): là quyền chọn với đặc trưng chung là giá của tài sản gốc phải vượt qua một ngưỡng ("rào cản") nhất định trước khi quyền này có thể được thực hiện.
- Quyền chọn kép (Binary Option): là một dạng quyền chọn tất cả hoặc không có gì. Trong đó, việc thanh toán đầy đủ toàn bộ giá trị sẽ diễn ra nếu như tài sản gốc phù hợp với điều kiện đã được xác định từ trước lúc đáo hạn. Còn nếu không phù hợp thì nó sẽ đáo hạn mà không có giá trị gì.
- Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option): là một phạm trù rộng của các quyền chọn, có thể bao gồm các cấu trúc tài chính phức tạp.
- Quyền chọn vani/quyền chọn chuẩn/quyền chọn thông thường (Vanilla Option): bất kỳ quyền chọn nào không phải là kỳ cục (exotic).
Trong số các kiểu quyền chọn trên, kiểu Châu Âu (Europe Option) và kiểu Mỹ (American Option) là các kiểu thường gặp nhất.
4. Đặc điểm hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn là một trong bốn loại hợp đồng công cụ của chứng khoán phái sinh. Cùng chúng tôi tham khảo những điểm nổi bật để có thể hiểu thêm về hợp đồng này.
Hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh sở hữu khá nhiểu điểm nổi bật
4.1. Không cần chuẩn hóa
Đặc điểm khác biệt của hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh chính là không cần chuẩn hóa. Với hợp đồng này, bạn không cần chuẩn hóa các điều khoản, giá trị, khối lượng tài sản cơ bản. Tài sản của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại tài sản nào…
4.2. Không niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC
Hợp đồng quyền chọn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Do đó, tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn thấp hơn so với các loại hợp đồng khác.
4.3. Không cần ký quỹ
Điểm cuối cùng là các bên tham gia hợp đồng quyền chọn không cần phải thực hiện ký quỹ. Bên người mua quyền chọn sẽ phải trả phí sau khi ký hợp đồng. Người bán quyền chọn sẽ nhận được phí và thực hiện các nghĩa vụ đối với bên mua.
Hy vọng qua bài trên, các bạn đã hiểu hơn về hợp đồng quyền chọn trong chứng khoán phái sinh. Từ đó, giúp cho các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn về loại sản phẩm trên thị trường, đem lại khả năng sinh lời cao hơn trên mỗi quyết định đầu tư.
Các tin liên quan
Từ khóa » Các Loại Put
-
Cụm động Từ Với "PUT" - TFlat
-
21 Phrasal Verbs With PUT - 21 Cụm động Từ Với PUT - WOW English
-
Cụm động Từ Tiếng Anh Với PUT - Phrasal Verb - Tài Liệu 24h
-
Tổng Hợp Phrasal Verbs With Put Phổ Biến Trong Tiếng Anh
-
25 CỤM TỪ VỚI PUT
-
"TẤT TẦN TẬT" PHRASAL VERB BẮT ĐẦU BẰNG TỪ PUT NÊN ...
-
Phrasal Verbs Trong Tiếng Anh: Tất Cả Những điều Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp 10 Phrasal Verb Put Thường Gặp Nhất Trong Tiếng Anh
-
Ý Nghĩa Của Put Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
5 CỤM TỪ VỚI PUT KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
-
Cùng Tìm Hiểu Về HTTP Request Methods - Viblo
-
Phrasal Verb Là Gì? Trọn Bộ 200 Phrasal Verbs Thông Dụng Nhất
-
Nghĩa Của Từ Put - Từ điển Anh - Việt