Hạch Toán Bán Hàng Trả Chậm, Trả Góp
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm.
Trong nền kinh tế hiện nay muốn bán được nhiều hàng hóa thì doanh nghiệp phải áp dụng nhiều phương thức bán hàng như bán hàng đại lý, bán hàng trả chậm, trả góp.
Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần , người mua sẽ thanh toán một phần giá trị tiền hàng ngay tại thời điểm mua, phần còn lại sẽ trả thành nhiều lần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu số lãi trên số tiền trả chậm đó. Số tiền trả ở các kỳ tiếp theo sẽ bằng nhau, trong đó bao gồm gốc và lãi trả chậm.
Doanh thu được ghi nhận theo doanh thu bán hàng trả tiền ngay còn số lãi thu được sẽ hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.
2. Quy trình hạch toán
2.1. Bên bán hàng
– Khi xuất hàng hóa giao cho khách hàng
Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156
Phản ánh doanh thu
+ Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).
+ Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 131: Phải thu khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT
Có TK 3387: Số tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp
– Khi thu được tiền bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Định kỳ, ghi nhận doanh thu từ tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả chậm, trả góp).
2.2. Hạch toán bên mua hàng
– Trường hợp mua hàng hóa, TSCĐ… theo phương thức trả chậm, trả góp:
Nợ TK 156, 211: Giá trị theo giá mua trả tiền ngay
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Nợ TK 242 – Phần lãi trả chậm ( Là số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).
– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
Từ khóa » Hàng Trả Chậm Là Gì
-
Trả Chậm Là Gì ? Một Số Quy định Về Mua Bán Tài Sản Theo Pháp Luật
-
Trả Chậm Là Gì? Lãi Suất Trong Hợp đồng Mua Trả Chậm, Trả Dần
-
Giao Dịch Trả Chậm Là Gì? - Amazon Seller Central
-
Giải đáp Phương Thức Bán Hàng Trả Chậm Trả Góp Là Gì?
-
Cách Hạch Toán Hàng Mua Trả Góp, Trả Chậm Theo TT 200 Và 133
-
Mua Trả Chậm, Trả Dần Là Gì? - Luật Tuệ Lâm
-
Khoản Vay Nước Ngoài Dưới Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa Trả Chậm
-
Cách Hạch Toán Hàng Bán Trả Chậm Trả Góp
-
Hợp đồng Mua Bán Tài Sản Trả Chậm Hoặc Trả Dần - Luật Long Phan
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Trả Chậm Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Lãi Chậm Trả Trong Vụ Kiện Kinh Doanh Thương Mại | Le & Tran
-
Phân Biệt Hai Loại L/C Khá Giống Nhau: Defered L/C Và UPAS L/C