Hợp đồng Mua Bán Tài Sản Trả Chậm Hoặc Trả Dần - Luật Long Phan
Có thể bạn quan tâm
Hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần là một hình thức mua bán rất phổ biến hiện nay. Hợp đồng này là một vấn đề phức tạp chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật liên quan. Để biết thêm các quy định về hợp đồng mua bán tài sản trả chậm, trả dần góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ khi tham gia giao kết hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần
Mục Lục
- 1 Pháp luật Việt Nam quy định về mua trả chậm, trả dần
- 2 Sự khác biệt giữa hai hình thức trên
- 2.1 Về mua trả chậm
- 2.2 Về mua trả dần
- 3 Lãi suất của hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần
- 4 Những lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần
Pháp luật Việt Nam quy định về mua trả chậm, trả dần
Pháp luật Việt Nam quy định về mua trả chậm, trả dần tại Điều 453, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần được giao kết với điều kiện bảo lưu, trì hoãn quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản đã bán.
Quyền sở hữu của bên bán được bảo lưu cho đến khi bên mua thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thanh toán. Sau khi hợp đồng được giao kết, bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
>>>Xem thêm: Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán tài sản trả chậm, trả dần
Sự khác biệt giữa hai hình thức trên
Cả hai hình thức mua bán trên là một dạng mua bán tài sản được quy định tại BLDS 2015, bên cạnh những đặc điểm của một hợp đồng mua bán tài sản, hai hình thức này có những điểm khác biệt sau:
Về mua trả chậm
Trả chậm là hình thức mua bán trong đó người mua chỉ trả tiền mua sau thời hạn nhất định tính từ khi nhận hàng. Với phương thức thanh toán của mua trả chậm là thanh toán một lần nhưng không phải thanh toán ngay. Theo phương thức này, bên mua sẽ trả toàn bộ tiền cho bên bán một thời gian nhất định sau khi giao kết hợp đồng và nhận tài sản.
Về mua trả dần
Mua trả dần là trường hợp bên mua được nhận tài sản mua bán và phải thanh toán tiền mua tài sản thành nhiều lần trong một thời hạn nhất định. Với hợp đồng này, bên mua không trả toàn bộ số tiền mua tài sản một lần mà trả thành nhiều lần với số lần trả và số tiền trả trong một lần theo sự thỏa thuận của các bên.
Lãi suất của hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần
Hiện nay, đối với hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần, pháp luật không quy định về cụ thể về mức lãi suất được áp dụng, do đó các bên có thể tự thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời nếu trong hợp đồng không quy định mức lãi suất thì việc tính lãi suất áp dụng tại Điều 468 BLDS 2015 như sau:
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Lãi suất hợp đồng mua bán tài sản
>>>Xem thêm: Vi phạm hợp đồng mua trả góp bị xử lý như thế nào?
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc trả dần
Khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản trả chậm hoặc chậm trả chủ thể cần lưu ý các vấn đề sau:
- Về hình thức: Hợp đồng mua trả chậm, trả dần phải được lập thành văn bản. Quy định hình thức chặt chẽ cho hợp đồng mua bán tài sản để tránh trường bị vô hiệu và xảy ra tranh chấp giữa các bên.
- Về nội dung: hợp đồng cần quy định rõ ràng về các nội dung của một hợp đồng cần có, trong đó chú trọng về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, lãi suất, quyền và nghĩa vụ của các bên. Đồng thời, các bên cần phải thỏa thuận về hậu quả pháp lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán đối với bên bán, đây là một vấn đề cần chú ý trong hợp đồng.
Lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản
Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản có điều khoản bảo lưu
- Tư vấn hợp đồng về các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản;
- Tham gia đàm phán, thương lượng để thực hiện ký kết hợp đồng mua bán tài sản;
- Nghiên cứu, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của khách hàng từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng;
- Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản theo yêu cầu của khách hàng.
Mua bán tài sản là giao dịch giữa bên mua và bên bán theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng và bên mua có nghĩa vụ trả tiền. Hai bên có quyền thỏa thuận phương thức và số lần giao tiền, giao hàng; thỏa thuận trả chậm, trả nhiều lần. Nội dung thỏa thuận này phải được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng để đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên. Quý khách hàng cần tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán tài sản vui lòng liên hệ hotline 1900636387 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Bên Mua Không Thanh Toán Theo Hợp Đồng Mua Bán Xử Lý Thế Nào?
- Thỏa thuận chuộc lại tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản sau khi đã bán
Từ khóa » Hàng Trả Chậm Là Gì
-
Trả Chậm Là Gì ? Một Số Quy định Về Mua Bán Tài Sản Theo Pháp Luật
-
Trả Chậm Là Gì? Lãi Suất Trong Hợp đồng Mua Trả Chậm, Trả Dần
-
Giao Dịch Trả Chậm Là Gì? - Amazon Seller Central
-
Giải đáp Phương Thức Bán Hàng Trả Chậm Trả Góp Là Gì?
-
Hạch Toán Bán Hàng Trả Chậm, Trả Góp
-
Cách Hạch Toán Hàng Mua Trả Góp, Trả Chậm Theo TT 200 Và 133
-
Mua Trả Chậm, Trả Dần Là Gì? - Luật Tuệ Lâm
-
Khoản Vay Nước Ngoài Dưới Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa Trả Chậm
-
Cách Hạch Toán Hàng Bán Trả Chậm Trả Góp
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Trả Chậm Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Lãi Chậm Trả Trong Vụ Kiện Kinh Doanh Thương Mại | Le & Tran
-
Phân Biệt Hai Loại L/C Khá Giống Nhau: Defered L/C Và UPAS L/C