Khoản Vay Nước Ngoài Dưới Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa Trả Chậm
Có thể bạn quan tâm
- Vietnam Business Law Blog
- Luật Kinh Doanh
- Recent Posts
- Publications
- About
- Visit Venture North Law
Theo Thông Tư 03 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 26 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, như được sửa đổi (Thông Tư 03/2016), nhập khẩu hàng hóa trả chậm là một trong các hình thức vay nước ngoài (“khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm”).
Định nghĩa
Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm được định nghĩa là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng, trong đó,
· Ngày rút vốn là (i) ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan trong trường hợp ngân hàng của bên vay không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải; hoặc (ii) ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng của bên vay yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
· Ngày thanh toán cuối cùng là (i) ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng; hoặc (ii) ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.
Khoản vay trung-dài hạn (> 01 năm)
Sơ đồ dưới đây minh họa cách xác định khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm và thời hạn khoản vay.
Không phải đăng ký khoản vay với NHNN
Theo Thông Tư 03/2016, khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không phải đang ký với NHNN, cho dù khoản vay này là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.
Tài khoản trả nợ
Việc trả nợ khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm sẽ được thực hiện thông qua tài khoản sau:
- tài khoản thanh toán nếu khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản vay ngắn hạn;
- tài khoản đầu tư vốn trực tiếp nếu (i) the khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản vay trung-dài hạn, và (ii) bên vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (DNVĐTNN); or
- tài khoản vay, trả nợ nước ngoài nếu (i) khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản vay trung-dài, và (ii) bên vay không phải là DNVĐTNN. Bên vay chỉ được thực hiện một khoản vay nước ngoài (bao gồm cả khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm) qua một ngân hàng được phép, nhưng có thể dùng một tài khoản vay, trả nợ nước ngoài cho một hoặc nhiều Khoản vay nước ngoài.
Nghĩa vụ báo cáo
Bên vay khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm phải gửi báo cáo hàng quý về tình hình thực hiện các khoản vay cho NHNN (bằng hình thức trực tuyến hoặc bằng văn bản giấy) không muộn hơn ngày 05 của tháng tiếp theo.
Bài viết được thực hiện bởi Trần Kim Chi và biên tập bởi Hoàng Thị Thanh Thùy.
Info Written by Lawyers VNLaw On October 29, 2021 In Ngân hàng tài chính, Thương Mại ← Nhập Khẩu LNG Cho Nhà Máy Điện LNGHuy động vốn hoạt động của công ty tài chính tổng hợp →- Covid-19 (8)
- Arbitration (12)
- Energy and Infrastructure (22)
- Employment (36)
- Technology and Telecom (41)
- Legal Environment (52)
- Securities Regulations (57)
- Real Estate (67)
- Contract Law (82)
- Commerce & Trading (98)
- Banking & Finance (118)
- Inward Investment (129)
- Merger & Acquisition (159)
- Corporate (174)
You can unsubscribe anytime.
Thank you! by Nguyen Quang VuTừ khóa » Hàng Trả Chậm Là Gì
-
Trả Chậm Là Gì ? Một Số Quy định Về Mua Bán Tài Sản Theo Pháp Luật
-
Trả Chậm Là Gì? Lãi Suất Trong Hợp đồng Mua Trả Chậm, Trả Dần
-
Giao Dịch Trả Chậm Là Gì? - Amazon Seller Central
-
Giải đáp Phương Thức Bán Hàng Trả Chậm Trả Góp Là Gì?
-
Hạch Toán Bán Hàng Trả Chậm, Trả Góp
-
Cách Hạch Toán Hàng Mua Trả Góp, Trả Chậm Theo TT 200 Và 133
-
Mua Trả Chậm, Trả Dần Là Gì? - Luật Tuệ Lâm
-
Cách Hạch Toán Hàng Bán Trả Chậm Trả Góp
-
Hợp đồng Mua Bán Tài Sản Trả Chậm Hoặc Trả Dần - Luật Long Phan
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Trả Chậm Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Lãi Chậm Trả Trong Vụ Kiện Kinh Doanh Thương Mại | Le & Tran
-
Phân Biệt Hai Loại L/C Khá Giống Nhau: Defered L/C Và UPAS L/C