Phân Biệt Hai Loại L/C Khá Giống Nhau: Defered L/C Và UPAS L/C
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- › Nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- › Phân biệt hai loại L/C khá giống nhau: Deferred L/C và UPAS L/C
Trong phương thức thanh toán này có 2 loại L/C khá giống nhau đó là Deferred L/C và UPAS L/C. Mặc dù L/C là phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu rất được ưa chuộng hiện nay nhưng để phân biệt được hai loại L/C này thì phải hiểu rõ từng phương thức. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại L/C này?
Với sự phân tích của giảng viên tại XNK Lê Ánh - những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy xuất nhập khẩu thực tế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn vấn đề này.
>>>>> Xem thêm: Phương thức LC (letter of credit) - thanh toán theo thư tín dụng
1. Defered L/C - L/C trả dần/trả chậm/trả sau
- Deferred L/C trong đó quy định việc trả tiền thành một lần hay làm nhiều lần cho người bán. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date).
- Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được NH Mở xác định là hợp lệ, NH Mở thường sẽ phát hành một Cam kết trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Và thường ngày đáo hạn này nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nên người bán phải lưu ý để mở rộng thời hạn hiệu lực L/C.
- So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.
- Thời hạn thanh toán càng ngắn càng tốt và không nên dài quá một năm;
- Người bán thường giảm thiểu rủi ro của mình khi dùng L/C loại này bằng cách sẽ yêu cầu ngân hàng Thông báo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoặc nghiệp vụ Xác nhận.
- Người bán thường ký phát hối phiếu trả sau trong trường hợp này và ngân hàng Mở phải ký chấp nhận hối phiếu, sau đó đáo hạn trên hối phiếu thì Ngân hàng Mở mới trả tiền
Tham khảo: Khóa học xuất nhập khẩu ONLINE cho người mới bắt đầu
2. UPAS L/C = Usance paid at sight = Usance L/C
- Đây cũng là một loạt L/C trả chậm giống Deferred L/C nhưng khác một chút. Xuất phát từ mong muốn và lợi ích của người bán.
- Ví dụ hai loại L/C cùng ghi là trả chậm 90 ngày thì:
Deffer L/C có nghĩa là nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì 90 ngày sau Ngân hàng Mở trả tiền ngay cho ngân hàng Thông báo (cho người bán).
UPAS L/C có nghĩa là nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì Ngân hàng Mở phải trả tiền ngay cho ngân hàng Thông báo (cho người bán). 90 ngày sau, người NK mới trả tiền cho ngân hàng Mở theo một thoả thuận tài trở lúc mở L/C.
- Khi phát hành UPAS L/C, Ngân hàng Mở yêu cầu người bán sẽ ký phát hối phiếu trả sau (90/180 ngày) đòi tiền ngân hàng Hoàn trả được chỉ định (a nominated reimbursing bank – NHHT), ngân hàng này thường là một chi nhánh địa phương của NH Mở và nêu rằng người hưởng lợi sẽ được thanh toán ngay với mọi chi phí lãi (của việc chiết khấu hối phiếu đó) do người mở LC chịu. Khi đó, Ngân hàng Mở sẽ gửi cho NHHT một uỷ quyền hoàn trả có điều kiện trả tiền giống như LC quy định. Uỷ quyền đó cũng sẽ yêu cầu NHHT chấp nhận và chiết khấu hối phiểu trả sau đó theo thoả thuận giữa NH Mở và NHHT.
»»» Xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Khi đó, L/C có thể ghi:
41D: Available with …. By …… ANY BANK BY NEGOTIATION
42C: Drafts at ….
BENEFICIARY DRAFTS 90 DAYS AFTER B/L DATE
42A: Drawee
[Tên Ngân hàng Hoàn trả]
53A: Reimbursing bank
[Tên Ngân hàng Hoàn trả]
78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank
+ BENEFICIARY TIME DRAFT SHALL BE NEGOTIATED ON AT SIGHT BASIS AND SHOULD BE FORWARDED TO THE DRAWEE BANK [Tên Ngân hàng Hoàn trả].
+ ALL DOCUMENTS MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO US (BANK A) IN ONE LOT BY COURIER SERVICES
Quy trình như sau:
- Người hưởng lợi thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho Ngân hàng Thông Báo.
- Nếu chứng từ phù hợp, Ngân hàng Thông Báo thực hiện yêu cầu hoàn trả như sau: Hối phiếu cùng với thư đòi tiền được gửi cho NH Hoàn trả.
Còn các chứng từ gốc của lô hàng thì gửi cho NH Mở.
- Ngân hàng Hoàn trả nhận được hối phiếu sẽ, thực hiện theo uỷ quyền hoàn trả với Ngân hàng Mở, tức là chiết khấu hối phiếu, trả ngay tiền cho Ngân hàng Thông báo. Ngân hàng Thông báo báo có tiền vào cho người bán.
- NHHT sau đó sẽ liên hệ NHPH thông báo rằng hối phiếu đã được xuất trình và chiết khấu và thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chiết khấu hối phiếu.
- NH Mở kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp, sẽ thông báo cho người nhập khẩu ngày đáo hạn và tất cả các loại phí. NH Mở cũng sẽ giao chứng từ cho người nhập khẩu để họ nhận hàng.
- Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NH Mở sẽ thanh toán cho NHHT số tiền trên hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh.
- Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NH Mở sẽ thu số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh, từ người mở LC.
- Một điều quan trọng cần lưu ý là nghĩa vụ thanh toán của NH Mở đối với NHHT là hoàn toàn tách biệt với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu đối với NH Mở. NH Mở có nghĩa vụ phải thanh toán cho NHHT ngay cả khi không được người nhập khẩu thanh toán.
UPAS L/C được phát hành trong trường hợp nào và ai sẽ được hưởng lợi từ giao dịch loại này?
- Quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C cho thấy UPAS L/C được phát hành khi nhà nhập khẩu (người mở LC) muốn nhập hàng trả ngay nhưng lại muốn NH Mở tài trợ, trong khi NH Mở vì lý do nào đó lại muốn ngân hàng được chỉ định thanh toán (thông thường là một chi nhánh địa phương của NHPH) thực hiện việc tài trợ trên cơ sở bảo đảm của NH Mở. Giữa NH Mở và ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) có một thoả thuận riêng mà người nhập khẩu không nhất thiết phải là một bên tham gia vào giao dịch đó.
- Quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C cũng cho thấy hầu như các bên liên quan, trong chừng mực nào đó, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch UPAS L/C:
- Người NK có thể hưởng lợi đôi đường: (i) được tài trợ 90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ; (ii) có thể NK hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.
- Đối với người bán thì đây là cơ hội tốt nhất để: (i) có thể bán hàng lấy tiền ngay thay vì bán chịu cho người NK và ngồi chờ số tiền đáo hạn; (ii).có thể bán với giá hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên;
- Ngân hàng Mở có thể hưởng một số lợi ích sau: (i) tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn; (ii) trong sổ sách kế toán của NH Mở giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được NHHT thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NH Mở; và (iii) có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHHT và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.
- NHHT cũng hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm.
Hy vọng những thông tin về Deferred L/C và UPAS L/C được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nhận biết đến từng phương thức và áp dụng một cách hiệu quả.
Đối với các cán bộ đang làm việc trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu muốn hiểu, quản trị rủi ro nghiệp vụ thanh toán quốc tế, sinh viên ngành Tài chính ngân hàng, khối ngành kinh tế trường Đại học Ngoại thương muốn thi vào vị trí Thanh toán quốc tế tại các ngân hàng có thể tham khảo Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu của Lê Ánh cam kết hỗ trợ học viên thành thạo nghiệp vụ, hỗ trợ trọn đời.
Bạn cần tìm hiểu kĩ hơn về các phương thức thanh toán quốc tế và vận dụng vào thực tiến, nhưng bạn chưa biết nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, bạn có thể tham gia khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh. Khóa học được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics đang làm việc tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics lớn trong nước và quốc tế.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam
Khóa học- Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu
- Khóa học xuất nhập khẩu online cho người mới bắt đầu
- Khóa học xuất nhập khẩu & Logistics trực tuyến
- Khóa học Xuất nhập khẩu chuyên sâu
- Khóa Học PURCHASING (Mua Hàng Thực Chiến)
- Khóa Học Logistics Chuyên Sâu
- Khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu
- Khóa học Khai báo Hải quan
- Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho doanh nghiệp
- Khóa Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Chuyên Sâu
- Khóa Học Sale Xuất Khẩu Chuyên Sâu - Nghệ Thuật Bán Hàng Quốc Tế
- Khóa Học Sale Logistics Chuyên Sâu - THỰC CHIẾN Ngay Từ Buổi Học Đầu Tiên
- Khóa Học Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Logistics Chuyên Sâu
- Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu
Fanpage Xuất Nhập Khẩu Lê ÁnhBài viết mới nhất
- CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết
- C/O Form AK Là Gì? Quy Định Và Thủ Tục Bạn Cần Biết
- Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online C167X Khai Giảng Ngày 28/11/2024
- Storage Charge - Phí Lưu Kho: Cách Tính và Lưu Ý
- C/O Form S Là Gì? Mẫu và Thủ Tục Cấp Chứng Nhận
- Đối Ứng Kiểm Tra Sau Thông Quan & Những Điểm Cần Lưu Ý” - Chủ Đề “Nóng Bỏng” của Workshop Tháng 12/2024
- Chi Tiết Tiêu Chí Xuất Xứ PSR: Quy Tắc Cụ Thể Mặt Hàng
- C/O Form D Là Gì? Quy Định Và Thủ Tục Chi Tiết
- 5 92%
- 4 8%
- 3 0%
- 2 0%
- 1 0%
Đánh giá
Phân biệt hai loại L/C khá giống nhau: Deferred L/C và UPAS L/C
Rất tệ Tệ Tạm ổn Tốt Rất tốt Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân Gửi ảnh thực tế ( tối đa 3 ảnh) Gửi đánh giá 15/11/2023 Thích (0) 27/07/2023 Thích (0) 27/03/2023 Thích (0) 07/01/2023 Thích (0) 19/08/2023 Thích (0) 07/02/2023 Thích (0) 27/07/2023 Thích (0) 05/07/2023 Thích (0) 01/07/2023 Thích (0) 09/10/2023 Thích (0)- «
- 1
- 2
- »
Iuu
Trả lời Thích (0)Trả lời
Ẩn
Đỗ Văn Dụng 21:08:04 PM 12/11/2021tôi muốn tham gia khóa học TTQT bằng hình thức học online, hãy liên lạc với tôi cảm ơn
Trả lời Thích (0)Trả lời
Ẩn
XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH 15:39:24 PM 10/04/2024Chào bạn, Trung tâm sẽ liên hệ để tư vấn chi tiết và giải đáp về khóa học thanh toán quốc tế phù hợp với nhu cầu của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm khóa học của trung tâm Lê Ánh ạ.
Thích (0) XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH 09:43:36 AM 15/11/2021Chào bạn, Trung tâm sẽ tư vấn chi tiết về khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu tới bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới khóa học của trung tâm ạ.
Thích (0) TRẦN ANH TÚ 05:27:24 AM 30/03/2021Xin chào, Tôi ở Quận Bình Thạnh, TPHCM. Tôi cần liên hệ với Quý lớp để học TTQT. Xin vui lòng liên lạc dùm tôi gấp. Xin cảm ơn. Trân trọng
Trả lời Thích (0)Trả lời
Ẩn
XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH 08:49:28 AM 30/03/2021Chào bạn, Trung tâm sẽ liên hệ và tư vấn chi tiết về khóa học Thanh toán quốc tế chuyên sâu. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới khóa học của trung tâm ạ.
Thích (0)Gửi
Bài viết liên quan
CTH Là Gì? Tiêu Chí Chuyển Đổi Mã Số Hàng Hóa Chi Tiết
CTH là gì? Đây chính là một trong những tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa. Phải đáp ứng được một trong những tiêu chí xuất xứ hàng hóa thì mới được ...
Storage Charge - Phí Lưu Kho: Cách Tính và Lưu Ý
Storage Charge - Phí lưu kho là loại phí rất hay thường gặp trong logistics, xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nắm rõ về phí lưu kho, cách tính, lưu ý ...
Chi Tiết Tiêu Chí Xuất Xứ PSR: Quy Tắc Cụ Thể Mặt Hàng
Tiêu chí PSR (Product Specific Rules) là chìa khóa để hàng hóa được công nhận xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp ...
Giấy Kiểm Dịch Thực Vật (Phytosanitary Certificate): Những Điều Cần Biết
Giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) là một chứng từ trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa giúp cho việc lây lan dịch bệnh giữa các ...
L/C Đối Ứng (Reciprocal L/C) Là Gì? Được Sử Dụng Khi Nào?
L/C đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong các giao dịch có ràng buộc chặt chẽ và đối ứng từ hai bên, L/C đối ứng (Reciprocal L/C) có đặc ...
Phiếu Cân Hàng Air Là Gì? Cách Đọc Phiếu Cân Hàng Air
Phiếu cân hàng air là một chứng từ quan trọng trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không. Bạn cần kê khai, kiểm tra kỹ các thông ...
RVC (Regional Value Content) Là Gì? Hiểu Rõ Quy Tắc Xuất Xứ Khu Vực
RVC (Regional Value Content) là gì? Đây là một thuật ngữ quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt liên quan đến quy tắc xuất xứ khu vực. Việc ...
SOF Là Gì? Tìm Hiểu Về Statement of Facts Trong Hợp Đồng
SOF là gì? Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, việc ghi nhận chính xác quá trình xếp dỡ hàng hóa SOF là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm ...
Khám phá nhiều chủ đề khác
Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Nghiệp vụ Logistics Tài Liệu Xuất Nhập Khẩu LogisticsĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Đăng ký khóa học ngay hôm nay để nhận được nhiều phần quà hấp dẫn
Hotline: 0904.84.8855
Họ tên (*): SĐT (*): Email (*): Khóa học: Chọn khóa học Khóa Học XNK Logistics Cho Người Mới Bắt Đầu Offline Khóa Học XNK Logistics Cho Người Mới Bắt Đầu Online Trực Tiếp GV Khoá Học Purchasing (Mua Hàng Quốc Tế) Khóa Học Thanh Toán Quốc Tế Chuyên Sâu Khóa Học Khai Báo Hải Quan Chuyên Sâu Khoá Học Báo Cáo Quyết Toán Hải Quan Chuyên Sâu Khoá Học Sale Xuất Khẩu Chuyên Sâu Khóa Học XNK Thực Tế Cho Doanh Nghiệp (Inhouse) Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu Khóa Học Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu Logistics Chuyên Sâu Địa điểm: Chọn địa điểm học Offline Hà Nội Offline Hồ Chí Minh Học Online tương tác trực tiếp giảng viên Coupon: Ghi chú: Đăng kýTừ khóa » Hàng Trả Chậm Là Gì
-
Trả Chậm Là Gì ? Một Số Quy định Về Mua Bán Tài Sản Theo Pháp Luật
-
Trả Chậm Là Gì? Lãi Suất Trong Hợp đồng Mua Trả Chậm, Trả Dần
-
Giao Dịch Trả Chậm Là Gì? - Amazon Seller Central
-
Giải đáp Phương Thức Bán Hàng Trả Chậm Trả Góp Là Gì?
-
Hạch Toán Bán Hàng Trả Chậm, Trả Góp
-
Cách Hạch Toán Hàng Mua Trả Góp, Trả Chậm Theo TT 200 Và 133
-
Mua Trả Chậm, Trả Dần Là Gì? - Luật Tuệ Lâm
-
Khoản Vay Nước Ngoài Dưới Hình Thức Nhập Khẩu Hàng Hóa Trả Chậm
-
Cách Hạch Toán Hàng Bán Trả Chậm Trả Góp
-
Hợp đồng Mua Bán Tài Sản Trả Chậm Hoặc Trả Dần - Luật Long Phan
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Kế Toán Bán Hàng Theo Phương Thức Trả Chậm, Trả Góp
-
Trả Chậm Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Lãi Chậm Trả Trong Vụ Kiện Kinh Doanh Thương Mại | Le & Tran