Hán Hóa – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Hán hóa (漢化) hay còn gọi là Trung Quốc hóa (中國化) hoặc Hoa hóa (華化) dùng để chỉ quá trình tiếp thu, chuyển đổi của các nền văn hóa của các dân tộc khác sang nền văn hóa Hán.

Trong lịch sử Trung Quốc nói riêng, và Châu Á nói chung, nền văn hóa Hán đã tác động rất lớn đến sự phát triển của các dân tộc xung quanh nó một cách tự nhiên hoặc cưỡng ép. Điển hình là sự học hỏi văn hóa một cách tự nguyện của người Nhật hay sự đồng hóa dân Việt và Triều Tiên.

Đồng hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể thấy văn hóa Hán là sự kết tinh của hai dòng văn hóa lớn, đó là nền văn hóa lúa nước ở Trường Giang và văn hóa nông nghiệp lúa mì, kê ở Hoàng Hà, ngoài ra có sự tiếp thu các nền văn hóa khác như văn hóa Ấn Độ và nền văn hóa du mục ở phương bắc. Lãnh thổ Trung Quốc phía đông là biển, phía tây và phía bắc là những cánh đồng cỏ, những sa mạc mênh mông, bạt ngàn, từ đó, các dân tộc du mục phương bắc, hết lớp này tới lớp khác, xâm nhập vào đất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật..., người Hán phải xây trường thành để ngăn chặn các dân tộc này (Vạn Lý Trường Thành); từ nhà Chu đã phải chiến đấu với các dân tộc này, dồn họ về các cánh đồng cỏ, mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành một cuộc tranh giành đất đai suốt hai ngàn năm giữa Hán và Hồ (du mục).

Hễ người Hán (Trung Hoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương bắc để đợi thời Hán suy để vượt trường thành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa Bắc (các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây...), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa Bắc, tới bờ sông Dương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời các dân tộc này làm chủ hoàn toàn non sông của người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (nhà Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi (nhà Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trong vài thế hệ thì đã bị Hán hóa, thành người Hán, và khi người Hán giành lại được chủ quyền, thì đất đai của người Hồ (du mục) thành đất đai của Hán, con dân Hồ cũng thành con dân Hán, nhờ vậy mà sau thời Nam Bắc triều, các tộc Tiên Ti, Tây Tạng, Thác Bạt đã đồng hóa với người Hán, sau thời Ngũ Đại, có thêm tộc người Sa Đà. Sau thời Thanh thêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột (Hồi) và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các đời trước, trừ đời Nguyên.

Về phía Nam, từ nhà Chu đến nhà Hán, người Trung Hoa đánh chiếm dần xuống, dần đồng hóa các bộ tộc mà họ gọi là "Bách Việt".

"Hán hóa" là một đặc điểm nổi bật xuyên suốt lịch sử của Trung Hoa. Bắt đầu là nền văn minh ở trung tâm Trung Quốc (nhà Chu), rồi văn hóa của họ lan dần, đồng hóa các dân tộc ở phía nam như Bách Việt, phía tây như Tạng, tây bắc như Mông Cổ...

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh quá trình đồng hóa các dân tộc khác. Nền văn hóa Hán còn ảnh hưởng rất lớn đến các nền văn hóa khác trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản (còn gọi là Phù Tang), Việt Nam.

Hình tượng rồng là tượng trưng cho ảnh hưởng của hệ tư tưởng người Hán. Trong ảnh là tượng rồng tại Hàn Quốc

Các nét ảnh hưởng chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chữ Hán ở Triều Tiên
  • Chữ Hán ở Nhật
  • Chữ Hán ở Việt Nam

Nho giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính trị-xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa tiêu biểu
  • Nhân tố Trung Quốc (trong chính trị)
  • Chủ nghĩa dĩ Hoa vi trung
  • Phi Trung Quốc hóa
  • Phong trào bản địa hóa Đài Loan
  • Triều đại xâm lược
  • Tân Thanh sử
  • Tây hóa (Âu hóa)
  • Nhật hóa
  • Mỹ hóa
  • Ấn hóa
  • Làn sóng Hoa ngữ
  • Làn sóng Hàn Quốc
  • Làn sóng Đài Loan

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Đồng hóa văn hóa
  • Phi hóa
  • Albania hóa
  • Mỹ hóa
    • Người nhập cư
    • Người Mỹ bản địa
    • tên họ
  • Anh hóa
  • Ả Rập hóa
    • Người Armenia
    • Người Berber
    • Người da đen
    • Người Do Thái
  • Araucana hóa
  • Belarus hóa
    • mềm
  • Bengal hóa
    • địa danh
  • Bosniak hóa
  • Bulgaria hóa
  • Canada hóa
  • Celt hóa
  • Chile hóa
  • Colombia hóa
  • Creole hóa
  • Croatia hóa
  • Síp hóa
  • Séc hóa
  • Hà Lan hóa
  • Estonia hóa
  • Âu hóa
    • Tây hóa
  • Phần Lan hóa
  • Pháp hóa
    • Bruxelles
  • Goidel hóa
  • Gruzia hóa
  • Đức hóa
  • Hawaii hóa
  • Hy Lạp hóa
  • Tây Ban Nha hóa
  • Ấn hóa
    • địa danh
  • Bản địa hóa
  • Indonesia hóa
  • Israel hóa
    • tên người
  • Ý hóa
  • Hoàng dân hóa
    • Nhật Bản hóa
  • Java hóa
  • Kazakh hóa
  • Triều Tiên hóa
  • Kurd hóa
  • Latvia hóa
  • Litva hóa
  • Magyar hóa hoặc Hungary hóa
  • Macedonia hóa
  • Malay hóa
  • Mông Cổ hóa
  • Montenegro hóa
  • Na Uy hóa
  • Pakistan hóa
  • Pashtun hóa
    • Bắc Afghanistan
  • Ba Tư hóa
    • cộng đồng
  • Ba Lan hóa
  • România hóa
  • La Mã hóa hoặc Latinh hóa
    • tên gọi
  • Nga hóa
    • Phần Lan
  • Saffron hóa
  • Phạn hóa
  • Serbia hóa
  • Sinhala hóa
  • Hán hóa
    • Tây Tạng
  • Slav hóa
  • Slovak hóa
  • Xô viết hóa
  • Swahili hóa
  • Thụy Điển hóa
  • Taliban hóa
  • Đài Loan hóa
  • Tamil hóa
  • Thái hóa
  • Thổ Nhĩ Kỳ hóa
    • địa danh
  • Turkmen hóa
  • Ukraina hóa
  • Uzbek hóa
  • Việt Nam hóa
  • Wolof hóa
  • Zaire hóa
Đồng hóa bằng tôn giáo
  • Cơ Đốc hóa
  • Do Thái hóa
  • Hồi hóa
Đồng hóa bằng chữ viết
  • Kirin hóa
  • Latinh hóa
    • Liên Xô
Xu hướng đối nghịch
  • Phi Ả Rập hóa
  • Phi cộng sản hóa
    • Phi Stalin hóa
  • Phi quốc xã hóa
  • Phi Nga hóa
    • Korenizatsiia
    • Latinh hóa
    • Ukraina
  • Phi Hán hóa
  • Phản tư lịch sử
Liên quan
  • Toàn cầu hóa văn hóa
  • Chủ nghĩa đế quốc văn hóa
  • Văn hóa chủ đạo
  • Đồng hóa cưỡng bức
    • Cải đạo cưỡng bức
  • Toàn cầu hóa
  • Chính trị căn tính
  • Chủ nghĩa thực dân nội bộ
  • Đồng hóa người Do Thái
  • Đồng hóa ngôn ngữ
  • Melting pot
  • Chủ nghĩa độc tôn văn hóa

Từ khóa » Hoa Là Gì Trong Hán Việt